Một số câu hỏi về quan điểm của ông Nguyễn Trung

10 Tháng Mười 20178:01 CH(Xem: 8142)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  -  THỨ  TƯ  11  OCT  2017


Một số câu hỏi về quan điểm của ông Nguyễn Trung


Nguyễn Quang Duy Gửi bài từ Melbourne, Úc


image011

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Bầu cử ở Việt Nam


Trong một bức thư ngỏ đề ngày 09/12/2015, gửi Bộ Chính trị, cựu Đại sứ Nguyễn Trung và 126 người khác đã yêu cầu đổi tên đảng, tên nước, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để vì tương lai dân tộc.


Lần này, trước Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Trung lại cho phổ biến kiến nghị tâm huyết kêu gọi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện cải cách chính trị để thành lập một thể chế mới đa đảng.


Vì suốt đời phục vụ Đảng Cộng sản nên cách nhìn của ông Trung về đa đảng chính trị còn rất nhiều giới hạn cần được góp ý.


Về nội dung kiến nghị


Theo ông Nguyễn Trung thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã sai lầm trong nhận thức giữa hai nhiệm vụ chính trị là cách mạng và phát triển đất nước.


Cho nên 42 năm qua từ một đảng cách mạng, đảng đã biến chất trở thành đảng cai trị gây bao tai ương cho đất nước. Nay đảng phải cải cách, phải trở thành một đảng chính trị với Cương lĩnh và Điều lệ mới, trở thành đảng của dân tộc.


Muốn thế đảng cần thực hiện ba bước:


  • Thứ nhất, đảng tự thay đổi, tự cải cách về đường lối, về tổ chức và về phương thức hoạt động, để có khả năng xây dựng và triển khai chiến lược cùng phương thức và kế hoạch thực thi cải cách trong cả nước;
  • Thứ hai, sửa sọan một hiến pháp đa đảng cho Việt Nam;
  • Thứ ba, thông qua hiến pháp và xây dựng một thể chế chính trị mới đa đảng.

Đầu tiên là về hai khái niệm 'đảng' và 'hội'


Khái niệm đảng của dân tộc mang màu sắc đảng của toàn dân, như đảng cộng sản xưa nay vẫn cố tình ngộ nhận, rồi dẫn tới chỗ cho giới bất đồng chính kiến là phản lại đất nước, lại dân tộc.


Thực ra, đảng chính trị chỉ là tập hợp của những người có cùng chung chính kiến, đồng thuận với nhau về chiến lược, đường lối, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.


image012

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Ông Nguyễn Trung có trên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam và có 52 năm tuổi đảng.


Bởi thế mới có đảng của người cộng sản, người cộng hòa, người xã hội, người công nhân,… đảng chính trị cũng bảo vệ lý tưởng và quyền lợi của những nhóm người mà đảng đó đại diện.


Các đảng chính trị thuyết phục cử tri tin và trao quyền lực cho đảng thực hiện các chính sách quốc gia.


Các đảng chính trị vì dân, sẽ do dân chọn lựa, và như thế họ sẽ là của dân.


Còn hội là tổ chức phi chính trị.


Khái niệm đảng cũng chỉ là "một thứ hội trong xã hội dân sự" mà ông Phạm Khiêm Ích trong Phụ lục IV đưa ra và ông Nguyễn Trung dùng trong kiến nghị cũng là khái niệm của cộng sản.


Hội chỉ là tập hợp của những người có cùng chung mục đích dân sự nhất định, các thành viên trong một hội có thể có nhiều chính kiến khác nhau, thậm chí đối chọi nhau.


Hội phải là tổ chức phi chính trị. Hội không có vai trò cạnh tranh quyền lực chính trị. Vì thế hầu hết các hội đều độc lập và trung lập với các đảng chính trị.


image013

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Câu hỏi về thể chế được đặt ra tại Việt Nam cùng quan hệ giữa xã hội và bộ máy chính trị


Một số hội có ít nhiều liên hệ với các đảng chính trị, như công đoàn thường ủng hộ các đảng chính trị có khuynh hướng bảo vệ cho người công nhân.


Luật hội đoàn khác hẳn với luật đảng chính trị, như ở Úc chỉ cần ba người có thể lập hội, còn đảng chính trị phải có ít nhất 500 đảng viên.


Đa đảng hình thức


Từ sai lầm về khái niệm ông Nguyễn Trung đề nghị: "chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội... Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết."


Đa đảng theo khái niệm ông Nguyễn Trung là đa đảng hình thức.


Còn đa đảng chính trị, các đảng phải thực sự bình đẳng cạnh tranh và cử tri sẽ sử dụng lá phiếu để chọn lựa đảng nào thích hợp nhất với lý tưởng và quyền lợi của mình.


Về Quốc hội lập hiến


Từ những sai lầm bên trên ông Nguyễn Trung quên hẳn vai trò của Quốc Hội Lập Hiến, khi ông giao cho đảng Cộng sản sọan một hiến pháp mới cho Việt Nam.


image014

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Quốc kỳ Việt Nam tại Hà Nội


Quốc Hội Lập Hiến là thủ tục rất cần thiết trong quá trình xây dựng nền tảng dân chủ. Tốt nhất Quốc Hội Lập Hiến phải qua một cuộc bầu cử tự do.


Đó là nơi các dân biểu đại diện cho nhiều thành phần khác nhau trong xã hội một cách chính danh ngồi lại để soạn ra một bộ luật mẹ áp dụng cho tương lai Việt Nam.


Để có giá trị thực sự Quốc Hội Lập Hiến cho tương lai Việt Nam cần có tiếng nói đại diện của người Việt khắp năm châu.


Và để tránh việc lạm quyền Quốc Hội này sẽ giải tán ngay sau khi hiến pháp mới đã được thông qua.


Vai trò cải cách của Đảng Cộng sản


Mâu thuẫn lớn nhất là kiến nghị ông Nguyễn Trung giao cho đảng Cộng sản vai trò chủ động trong việc cải cách, nhưng chính ông đã nhận ra:


"Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay chỉ có thất bại trong mọi nỗ lực cải cách, dù đấy chỉ là những cải cách ở quy mô các vấn đề từng phần hay cục bộ, ví dụ: cải cách giáo dục, cải cách hành chính, tinh giảm biên chế…"


Ông viết rất rõ: "…cho đến nay đảng đã thực hiện nhiều biện pháp chống lại cải cách: Điều 4 Hiến pháp, 19 điều cấm, nghị quyết 244, NQ TƯ 4 (30-10-2016) với 27 "biểu hiện" phải chống (đặc biệt là nhóm ba - biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ)"


Mâu thuẫn cho thấy ông Trung là người hết sức lý tưởng, vẫn tin vào Đảng Cộng sản và lạc quan đến phi thực tế.


Sức ép quần chúng


Năm 2006 trước khi Việt Nam gia nhập WTO cựu Đại sứ Nguyễn Trung cũng đã lạc quan xem đó là "cơ hội vàng, vận hội mới cho dân tộc".


Trên thực tế chỉ thiểu số cầm quyền tạo các nhóm lợi ích tước đoạt mọi "cơ hội vàng" mà lẽ ra cần được chia sẻ đồng đều cho người dân.


Chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam


Khi "cơ hội vàng" đã hết các nhóm lợi ích trong đảng quay ra đánh nhau giành quyền lực và quyền lợi bè nhóm.


Thực tế cho thấy các bè nhóm lợi ích trong Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ từ bỏ độc quyền chính trị nếu không có một sức ép đủ mạnh từ phía người dân.


Sức ép này sẽ tác động lên thành phần muốn thay đổi bên trong và bên trên của đảng. Đây chính là thành phần mà tuyên giáo lên án là tự diễn biến, tự chuyển hóa, trong diễn biến hòa bình.


Khi sức quần chúng đủ mạnh và xác suất cách mạng thành công cao thì thành phần này sẽ công khai xuất hiện.


Trong hoàn cảnh nhà nước nợ ngập đầu, vay không được, chi nhiều thu ít, tận thu bị dân chúng phản kháng, như vụ chống phí BOT, vụ chống tăng thuế trị giá gia tăng VAT,…cuộc cách mạng Diễn biến hòa bình có thể sẽ xảy ra bất cứ lúc nào... (BBC 6/10/2017)


Bài viết thể hiện quan điểm chính trị riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc.Mời quý vị tiếp tục gửi bài với các ý kiến khác nhau về chủ đề này. Địa chỉ của chúng tôi là vietnamese@bbc.co.uk
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8092)
(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié. - Gõ vào mục tìm kiếm hai chữ: Mekong trên trang nhất.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 9379)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 8241)
Ghi nhận ngắn các ý kiến quanh chuyến đi VN của TT Obama