VN "chủ động" như thế nào với ông Trump?

20 Tháng Mười Một 201611:01 CH(Xem: 8162)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  21  NOV  2016


Việt Nam "chủ động" như thế nào với ông Trump?


image067

Gs Nguyễn Mạnh Hùng trong ngày Hội thảo Quốc tế về biển nam Trung Hoa tại Nha Trang hôm 14-15/11/2016. Ảnh VH


VN cần chủ động thế nào khi Mỹ thay đổi?

Quốc Phương BBC Việt ngữ


  • BBC 17 tháng 11 2016

image069


Image caption Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận về chuyển giao quyền lực tại Mỹ hậu bầu cử 2016 và đối phó chính sách của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam với tình hình mới.


Các học giả và nhà phân tích chính trị quốc tế, khu vực chia sẻ về việc Việt Nam cần làm gì vào thời điểm hiện nay và tới đây khi mà chiếc ghế Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã nằm trong tay tỷ phú Donald Trump, thuộc Đảng Cộng hòa.


"Cái quan trọng của Việt Nam là làm sao có ông Đại sứ ở Hoa Kỳ năng động để vận động, để đi tìm những người mới, tiếp xúc với người ta, tự mình hoặc qua những quen biết của mình, hoặc qua những người khác trong giới ngoại giao ngoại quốc ở Mỹ để tiếp cận, để tìm hiểu giúp cho Việt Nam biết hơn," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị và bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nói với BBC Việt ngữ hôm 17/11/2016.


Việt Nam cũng nên có một sự cộng tác rất mật thiết với Nhật, để cùng với Nhật và một số quốc gia khác, như Singapore chẳng hạn, có thể làm một số vận động nào đó có lợi cho mình và để thích ứng lại tình hình mớiGS. Nguyễn Mạnh Hùng


"Nhưng mà điều quan trọng nhất, tôi nghĩ, ở trong Á châu, chính sách xoay trục quan trọng nhất không phải là Philippines, quan trọng nhất là Nhật Bản và Nhật Bản đã thấy vai trò của mình rồi.


"Tôi nghĩ Việt Nam phải để ý sự phối hợp, tức là nếu Việt Nam cứ nghĩ đến việc đoàn kết đồng nhất, đồng thuận Asean, cái đó nói để chơi cho vui thôi, nếu là hành động gặp chính khách đó thì hoàn toàn thất bại."


VN 'khó đối thoại sớm' với ông Trump như Nhật Bản?


Quốc Phương BBC Việt ngữ


  • BBC 21/11/16

image071


Image copyright AFP Image caption Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tòa tháp Trump ở New York hôm 17/11/2016.


Giới quan sát tiếp tục bình luận về việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống và phản ứng chính sách đối ngoại của quốc tế và khu vực, trong đó có Việt Nam trước sự kiện này.


Hôm thứ Bảy, 19/11/2016 từ Nhật Bản, nhà báo, nhà bình luận Đỗ Thông Minh cho rằng mặc dù chuyến thăm không chính thức của Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, tới Manhattan, New York gặp Tổng thống đắc cử thứ 45 của Mỹ là một động thái có tính 'chủ động', nhưng Việt Nam khó có thể 'làm theo', do vị thế của Việt Nam so với Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ có khác biệt.


Ông Đỗ Thông Minh nói:


"Thực ra, ngay Nhật Bản cũng vậy, từ trước đến giờ không có kênh nào để liên lạc với ông Trump cả, vì ông chỉ là một thương gia thôi. Thế nhưng bây giờ vai trò của ông khác hẳn, nên tất cả chính quyền ở khắp mọi nơi trên thế giới đều phải tìm cách liên lạc với những người tham mưu của ông ta để đặt sự quan hệ.


Việt Nam là một nước nhỏ, không phải là quan tâm hàng đầu của ông Trump lúc này, cho nên nếu có muốn chủ động, thì cũng phải từ từ, đợi thời gian, nhất là mình là nước nhỏ, thì mình phải nhìn các nước lớn xem họ hành xử như thế nào, rồi mới làmNhà báo Đỗ Thông Minh


"Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nhỏ thôi, không phải là quan tâm hàng đầu của ông Trump lúc này, cho nên nếu có muốn chủ động, thì cũng phải từ từ, đợi thời gian, nhất là mình (Việt Nam) là nước nhỏ, thì mình phải nhìn các nước lớn xem họ hành xử như thế nào, rồi mới làm.


"Chúng tôi không nghĩ Việt Nam sẽ có cuộc đối thoại sớm với ông Trump như là vai trò của ông Abe."


'Chủ động mạnh mẽ'


Bình luận về tính chủ động của người Nhật qua chuyến thăm Mỹ không chính thức gặp ông Trump của Thủ tướng Abe hôm 18/11, nhà báo Đỗ Thông Minh nói tiếp:


"Chúng ta đều biết Thủ tướng Shinzo Abe là người đầu tiên, (trên cương vị) lãnh đạo một quốc gia, tiếp xúc với một Tổng thống vừa đắc cử nhưng chưa chính thức nhậm chức, ông là người đầu tiên và ông chủ động bay qua tận bên Mỹ với tới Trump Tower để tiếp xúc với ông Trump.


"Thành ra chúng ta thấy sự chủ động rất mạnh mẽ, nhưng nó cũng phần nào tỏ ra sự quan tâm cao độ của Nhật trước hai vấn đề quan trọng, đó là vấn đề kinh tế và vấn đề quân sự.


image073


Image copyright AFP Image caption Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp Thủ tướng Nhật Bản với sự hiện diện của con gái, bà Ivanka Trump.


"Trước đây chúng tôi cũng nghe một chương trình của BBC, chúng tôi thấy rằng có những nguồn tin cho rằng Việt Nam đang chờ đợi để xem những hành động cụ thể của ông Trump như thế nào, có Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng không nên thụ động mà nên bám sát hành động, thì có lẽ trường hợp của ông Abe là một trong những trường hợp chủ động như vậy," nhà bình luận nói với BBC từ Nhật Bản.


Trước đó, trong một cuộc trao đổi trực tuyến khác giữa tuần với BBC Việt ngữ, hôm 16/11, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) của Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm:


"Về mặt an ninh khu vực, cũng như an ninh của Việt Nam, thì vẫn hy vọng rằng kiến trúc an ninh khu vực sẽ không bị phá vỡ bởi đường lối có thể có của vị Tổng thống mới của Mỹ.


Đường lối đối ngoại của Việt Nam là chủ động, tích cực, đa phương hóa, đa dạng hóa với nhiều đối tác lớn, với nhiều quan hệ với các nước lớn, thì có thể có một nước lớn nào đó thay đổi chính sách, thì nó không phá vỡ khung chính sách đối ngoại của Việt NamTS. Hà Hoàng Hợp


'Đặc biệt Việt Nam'


"Đặc biệt đối với Việt Nam, như chúng ta thấy và biết rằng đường lối đối ngoại của Việt Nam là chủ động, tích cực, đa phương hóa, đa dạng hóa, cho nên với nhiều đối tác lớn, với nhiều quan hệ với các nước lớn, thì có thể có một nước lớn nào đó thay đổi chính sách, nó không phá vỡ khung chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đây là điều rất đặc biệt đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam.


"Và chính sách đối ngoại chủ động và tích cực này của Việt Nam phản bác lại tất cả quan điểm của tất cả mọi người rằng 'đợi và xem' như thế nào. Không có đâu, ngay từ sáng 09/11 (ngày có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ), người ta đã rất tích cực rồi," ông Hà Hoàng Hợp nói với BBC từ Singapore.


BBC Việt ngữ tiếp tục có các tin bài và trao đổi, phỏng vấn với giới bình luận, phân tích và quan sát về các diễn tiến hậu bầu cử Mỹ và tác động tới quốc tế, khu vực, cũng như Việt Nam, mời quý vị đón theo dõi; và quý vụ có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để theo dõi một số trao đổi mà chúng tôi đã thực hiện.