Lưu Trọng Văn: Chuyện lượm được ở đám giỗ ông Võ Văn Kiệt

05 Tháng Bảy 20169:05 CH(Xem: 23731)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  06  JULY 2016

Chuyện lượm được ở đám giỗ ông Võ Văn Kiệt

Lưu Trọng Văn

 

(14.6.2016)

 

Sáng gã cùng GS Tương Lai, nhà thơ Nguyễn Duy, tiến sĩ Trương Đình Hiển ra Nghĩa trang  Thành phố. Tám năm rồi thủ tướng Võ Văn Kiệt ra đi.

Hàng đầu là những ngôi mộ của những lãnh đạo cao cấp của đảng và quốc gia như Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, Võ Trần Chí... Trên bia mộ vị nào cũng đề rất nhiều chức tước đã kinh qua trong đảng, uỷ viên bộ chính trị, bí thư trung ương. Duy trên bia mộ của ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Văn Trà  chỉ ghi vỏn vẹn : Thủ tướng Võ Văn  Kiệt, Đại tướng Mai Chí Thọ, Thượng tướng Trần Văn Trà.

 

Đặc biệt hơn là trên bia mộ của ông Kiệt bên cạnh tấm hình của ông còn có tấm hình của bà Trần Kim Anh, người vợ đầu yêu thương của ông đã bị chết mất xác vì bom Mỹ trong chiến tranh. Có lẽ đây là tấm bia mộ lãnh đạo quốc gia VN duy nhất có hình vợ chồng song đôi như vậy.

Thắp nhang cho ông Kiệt xong gã thắp thêm cây nhang cho bà Nguyễn Thị Định. Gã thương bà Định thủ lĩnh đội quân tóc dài, cả cuộc đời vá áo cho lính nhưng chưa một lần được vá áo cho cậu con trai duy nhất, và rồi giữa chiến trường sôi việc nước phải nhận tin con trai chết chỉ vì chuyện chả liên quan tới việc nước.

 

Nguyễn Duy kể cái suất mộ kia của ông Kiệt ông Kiệt tuyên bố nhường cho nhà văn Nguyễn Khải. Chuyện là thế này, khi nhà văn Nguyễn Khải, tác giả của Đi tìm cái tôi đã mất mất, Nguyễn Duy đại diện Hội Nhà văn VN  lên Thành uỷ TP. HCM xin một suất đất để nhà văn yên nghỉ tại Nghĩa trang TP. Người ta trả lời đất chật quá rồi, ông nhà văn không đủ tiêu chuẩn chôn ở đây.

Chạy vạy các cửa đều không được, Nguyễn Duy bèn nhớ tới ông Kiệt. Ông Kiệt bảo tiêu chuẩn của nhà văn là tác phẩm chứ đâu phải là chức tước hay cách mạng tiền khởi nghĩa. Ông điện cho ông Ba Đua lúc ấy là phó bí thư Thành uỷ yêu cầu lấy suất của ông chôn ở nghĩa trang TP cho nhà văn Nguyễn Khải. Đương nhiên anh Ba Đua kia đâu dám làm như thế. Và thế là nhà văn Nguyễn Khải đỡ phải ra tận nghĩa trang ở  Củ Chi xa xôi để chiêm nghiệm “cái tôi”  khi mất thật thì tìm lại bằng cách nào ?

Phái đoàn của gã tới nhà Hiếu Dân, con gái ông Kiệt để dự đám giỗ sớm thứ nhì. Sớm nhất là đoàn của tỉnh Vĩnh Long quê hương ông Kiệt do ông bí thư và chủ tịch dẫn đầu. Tại bàn thờ của vợ chồng ông Kiệt có vòng hoa của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân... bên vòng hoa của những người nông dân Nam Bộ.

 

GS Tương Lai chọn chỗ ngồi khá thuận lợi cho việc quan sát. Và cái bàn của GS Tương Lai ngồi toàn trí thức thành phần cộm cán được gọi là “thoái hoá tư tưởng” đòi đa nguyên. Gã cứ nói toẹt ra theo ngôn ngữ của những người được phân công thường xuyên bám sát để mắt theo dõi  từng chuyển dịch của họ là thành phần... “phản động”. Này nhé Huỳnh Kim Báu chủ nhiệm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, này nhé Lê Công Giàu, này nhé Huỳnh Tấn Mẫm.

Riêng Nguyễn Duy và gã giản đơn chỉ là  “tay chơi văn nghệ” mà bản tính của “tay chơi văn nghệ” là tự kiêu ngạo ta đây cho mình cái quyền đứng ngoài các... phe phái. Nói riêng cho chính xác là Nguyễn Duy và gã chơi với bất cứ ai dù là “phản động” hay vững chắc “lập trường cộng sản” đối chọi nhau bôm bốp, miễn là mình... thích. Trường phái này dân gian gọi là trường phái “tuy là”. Đại loại, đồng chí ấy hay tay ấy tuy là... nhưng mà... tốt.

 

Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang xuất hiện. Ông được Hiếu Dân dẫn vào ngồi bàn quan khách bên dưới bức ảnh rất lớn của ông Kiệt mà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đang ngồi uống trà. Ông Sang đang chuyện trò với bí thư, chủ tịch Vĩnh Long thì nhận ra bàn phía ngoài rìa có nhóm trí thức chủ xướng của nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và chủ xướng nhiều kiến nghị thay đổi cho đất nước, ông lập tức đứng dậy rồi đi rất nhanh tới.

Ông lần lượt bắt tay Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Tương Lai, Nguyễn Duy, Trương Đình Hiển và đương nhiên cả gã. (Xin mở ngoặc, gã chỉ là người do ngồi cùng bàn nên là người duy nhất được bắt tay ăn theo thôi).

 

Nhìn điệu bộ của ông gã tin chắc ông không thể nhớ gã đã từng đối chất với ông về hợp tác hoá nông nghiệp khi ông là bí thư huyện uỷ huyện Bình Chánh. Nhưng nếu gã chỉ cần nói tôi là người đề nghị ông bỏ lá cờ “thành tích hợp tác hoá nông nghiệp hàng đầu” xuống vì đó là một sai lầm ấu trĩ về kinh tế tập thể bao cấp thì thể nào ông sẽ “à” lên một cái và nhớ gã là ai. Ông sẽ nhớ vì lúc đó chính ông đã làm cho gã rất thích thú khi nói “Để tôi bàn với thường vụ huyện uỷ gỡ xuống” mà không hề tỏ ra bực tức gì, để rồi ông nhận được lời tiên đoán của gã rằng “sau này ông sẽ lên to lắm” làm mắt ông lim dim như tủm tỉm cười.

Nhưng rồi sau này gã có nghe được một nguồn tin rằng, sau khi gã vừa biến thì ông đã mắng một anh cán bộ tuyên huấn huyện : Thằng nào kêu tay nhà báo ăn nói lung tung ấy tới vậy?

Thực ra theo tường thuật của nguồn tin gã chưa trực tiếp kiểm chứng kia là ông còn kèm theo một câu chửi thề nữa. Gã chả trách ông vì thời đó những năm tám mươi của thế kỷ trước hợp tác hoá nông nghiệp vẫn là một phong trào thi đua yêu nước mà cả nước đang tích cực theo. Nếu ông có chửi gã và cho rằng gã ăn nói lung tung là rất đúng.

Bây giờ sau gần 30 năm ông trước mặt gã và bắt tay gã. Công nhận bàn tay ông ấm và cái bắt tay chặt.

Khi ông bắt tay Nguyễn Duy ông nhắc đi nhắc lại câu : Tái hồi Kim Trọng nha, Nguyễn Duy!

 

Ông trở về bàn khách trung tâm rất nhiều quan chức chính phủ và quan chức Sài Gòn đã có mặt. Ngồi chuyện trò với các quan chức trên một lúc, gã thấy ông nhòm đồng hồ rồi đứng dậy. Và trong chiếc sơ mi màu mỡ gà ông lại đi rất nhanh đến bàn rìa này. Ông đứng sau lưng Lê Công Giàu nắm chặt tay Lê Công Gìau rồi nói giọng trầm hẳn chân thành chứ không hề mang tính hài hước.

– Tên là Giàu mà lại nghèo.

Ông có ý chia sẻ với nhà cách mạng từng bị tù Côn Đảo này sống trong sạch nên nghèo. Ông cũng biết trong đám giỗ của ông Võ Văn Kiệt có rất nhiều ánh mắt với những quan điểm, tư tưởng khác nhau, thậm chí đối chọi nhau – bảo thủ, hà khắc, nguyên tắc, lập trường cứng ngắc, hay tiến bộ, thông thoáng... đang dòm ngó từng cử chỉ của người mới mấy tháng trước đây là nguyên thủ quốc gia để xem ông có thái độ thế nào với đám nổi tiếng... chống đối. Ông đưa thêm một bàn tay nữa ấp lên bàn tay gầy guộc, xanh xao của Lê Công Giàu. Gã thấy ông rơm rớm nước mắt.

Gã độp hỏi ông :

– Vậy tên anh là Sang anh có sang không ?

Ông hơi sững lại trước câu hỏi bất ngờ đầy hàm ý của gã rồi đáp :

– Cũng chả sang gì...

Ông nở nụ cười chả rõ thật hay... diễn.

– Tôi xin phép có việc phải về trước. Và không quên nói với Nguyễn Duy một lần nữa : Nhớ tái hồi Kim Trọng nha !

Không biết khi ra xe ông có lẩm bẩm  chửi gã – thằng cha hỏi móc lò dễ ghét, không ?

*

 

Gã hỏi Nguyễn Duy “Tái hồi Kim Trọng” là thế nào ? Nguyễn Duy bảo : Trước đây cứ tết là ông Tư Sang đều mời nhiều trí thức văn nghệ sĩ trong đó có tôi tới ăn tết với ông. Nhưng ba  năm nay tôi không thấy hứng nên tôi không tới... Ông nghĩ chắc tôi có điều gì không hài lòng về ông.

Từ phía ngoài gã thấy một người đàn ông cao lớn mặc áo sơ mi xanh da trời xuất hiện. Bây giờ thì gã đã hiểu lý do vì sao ông Tư Sang muốn về sớm rồi.

Người đàn ông cao lớn kia chân khập khiễng rất khác với hình ảnh của ông trên các thảm đỏ nhiều quốc gia với bước đi bành bạnh ngang tàng.

Ông là ai?

Ngày mai gã sẽ kể.


(16.6.2016)

 

Chắc chẳng khó gì với bạn đọc của gã để đoán ra người cao lớn có bước chân khập khiễng kia là ông Ba Dũng – người quyền lực của quốc gia một thời.

Nhìn bước khập khiễng của ông vì còn mang trong chân nhiều mảnh đạn thời chiến, trở về với đời thường không phải tiêm thuốc giảm đau như bấy lâu nay mỗi khi xuất hiện trước công chúng hay trước các chính khách thế giới để chứng tỏ oai phong, lẫm liệt của mình, gã thấy... động lòng.

Điều gì đã tạo nên cái bi hài của bước chân khập khiễng rất thật và bước chân bành bạch ngang tàng kia ?

Thuốc giảm đau ư ?

Thời thế đã đổi thay ư ?

Sự thật và dối trá ư ?

Tuỳ mỗi người theo góc độ mà mình biết thông tin thật giả tới đâu mà chủ quan cảm nhận thôi, gã không thể đưa ra nhận định của gã khi chính mắt mình chứng kiến khuôn mặt phần nào mệt mỏi và bước chân khập khiễng của ông lúc này.

 

Hiếu Dân dẫn ông Ba Dũng vào gian thờ ông Võ Văn Kiệt để ông Ba Dũng thắp nhang như dẫn ông Tư Sang cách đây không lâu. Chả biết khi ông Ba Dũng thắp nhang cho ân nhân của mình, người mà có không ít lần ông nói là ông coi như cha của mình cạnh kề nén nhang mà ông Tư Sang thắp trước đó làn khói vương lên có quyện, có xoắn với làn khói của cây nhang do ông Tư Sang thắp không ?

Gã cứ lẩn thẩn với ý nghĩ liệu có là bi kịch cho ông Kiệt ở chỗ, cả hai ông Ba và Tư đều từ một ông thầy và chính ông thầy ấy sau này ba người mỗi người một ngả.

Khi thắp nhang xong trở lại nơi có tiệc đám giỗ ông Ba Dũng bắt tay nhiều quan khách. Chắc ông cũng thừa biết lúc này qua cử chỉ, cái cười gượng mà ra... gạo hoặc ra cám, sự hồ hởi hay sự lơi lơi, ai thật tình, ai giả dối với ông. Điều này thì ông khó mà biết được khi mới đây thôi ông còn ở trên đỉnh chót vót quyền lực.

 

Ông Ba ngồi vào cái ghế mà ông Tư vừa bỏ đi. Và rồi cũng như ông Tư khi ngước lên phát hiện ra cái bàn bên rìa với gs Tương Lai cùng những trí thức thời nào cũng bị cho là...  đối lập như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, ông bèn đứng dậy và bước những bước chân mạnh mẽ hơn khi xuất hiện ban đầu khập khiễng, đến bên cái bàn - ốc đảo ấy.

Ông khẽ cười rồi lần lượt bắt những bàn tay còn quẩn quanh vương vít mùi da thịt bàn tay của ông Tư Sang.

Chỉ khác, khi bắt tay Lê Công Giàu ông không nói như ông Tư : Tên là Giàu mà nghèo. Có thể trong ông từ lúc nào không biết nữa cái câu nói đó đã thành dĩ vãng rồi chăng ?

Ồi, hên cho ông vì đã không nói câu nói như ông Tư Sang nên khỏi phải nhận cái câu hỏi “toé loe con bò kéo xe” của gã là, anh Ba ơi vậy tên anh là Dũng nhưng có “dũng” không ? Như gã từng hỏi “anh Tư ơi tên anh là Sang nhưng có “sang” không?”

Ừ nhỉ, nếu xảy ra tình huống ấy thì sao ? Gã tin với cá tính thẳng toẹt của ông thể nào ông cũng cười hà hà và hỏi ngược như một câu trả lời : Mắc mớ gì mà không dũng?

Chỉ khác nữa là khi ông bắt tay gs Tương Lai thì ông gs vươn người đứng dậy chứ không ngồi yên một chỗ như khi bắt tay ông Tư Sang. Theo gs Tương Lai thì đó là gs muốn tỏ rõ một thái độ. Gã tôn trọng chuyện thích hay không thích của bất cứ ai.

Còn một điều không khác ông Tư Sang là khi bắt tay gã nhìn cử chỉ của ông, ông không thể nhớ gã là ai. Nếu gã nhắc lại khi ông là chủ tịch Kiên Giang kiêm trưởng ban chống buôn lậu, gã tới gặp ông phản ánh tại cảng Hòn Chông gã phát hiện buôn lậu ô tô từ Singapore, thì may ra ông sẽ nhớ tới gã, vì lúc ấy ông đã rất “dũng” mà nói rằng : Ở tỉnh tôi lúc này không buôn lậu thì lấy cái gì mà sống.

 

Thôi chuyện qua lâu lắm rồi.

A, còn một điều không khác ông Tư nữa là tay ông Ba khi bắt cũng rất chặt và ấm. Sự thật như thế thì gã phải nói như thế còn ai tự cảm thấy đó là sự trớ trêu nào đó về thời cuộc thì đó là việc của họ.

Sau màn chào hỏi khá thân tình ấy ông Ba trở về bàn chính giữa dành cho mình mà ngồi bên cạnh ông là ông Lê Hồng Anh với bộ lông mày rậm rịt rất riêng mà trong bộ chính trị bộ lông mày của ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không sánh bằng. 

Lúc này xuất hiện  luật sư Trương Trọng Nghĩa và vợ là nhà báo Thế Thanh cùng giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM Phan Thanh Bình. Ông Nghĩa, người luôn hăng hái có ý kiến phản biện quyết liệt và hừng hực đem tiếng nói bức xúc của người dân trên diễn đàn QH vừa tái trúng cử QH. Ông dướn tròn cặp mắt kể gã nghe, hôm gặp cử tri để vận động bầu cử, ông bất ngờ khi có cử tri hỏi ông vì sao lại để vợ mình đi biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Ông đã trả lời : Tôi là ĐBQH tôi phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người dân. Vợ tôi cũng là một người dân.

 

Ông Phan Thanh Bình có khuôn mặt còn tươi rói, trẻ trung nhưng tóc thì bạc phơ. Ông thuộc trường phái như gs Tương Lai nói là “không đổi trắng thay đen”, và như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tóc cũng bạc phơ, là “ thì... mình thế nào cứ để thế”. Riêng gã, gã nghĩ ông Bình không dám “trở ngói” cho tóc đen vì sợ... vợ. Ông đẹp trai ăn nói có duyên đứng trước giảng đường mà lại tóc đen nhanh nhánh nữa thì ối em sinh viên mê tít về nhà vợ hành cho phải biết. Mỗi lần gã gặp ông Bình lại nhớ câu thơ của nhà thơ Viễn Phương cha ông mà thời bé tẹo gã rất thích :

 

Nhớ lắm em ơi, nhớ lắm những ngày
Sống ở hầm ăn cơm vắt uống nước chai
Mỗi tối đem cơm mắt em lấp láy
Từ yêu nhau chỉ gặp mặt dưới sao trời

 

Ông Bình trúng Trung ương hai khoá, cả hai lần người ta đồn rầm là ông sẽ lên chức bộ trưởng Bộ GD và ĐT, nhưng rốt cuộc cả hai lần ông đều tại vị ở ĐH QG. Ông nói đùa với gã : Tôi là anh ba cơ nhỡ. Rồi ông nói nghiêm chỉnh : Thực ra hạnh phúc của tôi là được truyền lửa cho sinh viên.

Hội của luật sư Trương Trọng Nghĩa và giáo sư Phan Thanh Bình vừa rời khỏi bàn của gã thì lập tức giáo sư Trần Hồng Quân cựu bộ trưởng bộ GD và ĐT tới. Ông Quân lúc này ốm o khác xa một quý ngài bộ trưởng oai phong thuở nào. Gã nhớ một người bạn giảng dạy ở ĐH Bách khoa TP HCM kể rằng trong lần tiếp xúc với các giảng viên các trường đại học, ngài bộ trưởng có nói rằng nền giáo dục nước ta rất ưu việt. Một giảng viên trẻ đã hỏi lại ông : Vậy tại sao bộ trưởng không cho con mình học ở trong nước để thừa hưởng tính ưu việt đó mà lại cho con học ở nước ngoài?

Câu hỏi khó quá. Gã nghĩ nếu bây giờ nghe câu hỏi hóc ấy thì ông cựu bộ trưởng sẽ hồn nhiên mà phá lên cười... cả trừ lẫn cộng.

Gã nhòm qua bàn ông Ba Dũng đang ngồi. Lúc này bên trái ông xuất hiện ông Trương Hoà Bình và bên phải ông là cái ghế trống mà ông Lê Hồng Anh đi đâu không biết, kề cận cái ghế trống ấy là ông Đinh La Thăng. Ông Đinh La Thăng ngồi quay lưng với bàn gã ngồi, còn ông Trương Hoà Bình thì ngồi đối diện và ông dễ dàng nhận ra nhà thơ Nguyễn Duy và nhóm của gs Tương Lai. Gã thấy ông uỷ viên Bộ Chính trị vừa được Đại hội Đảng 12 bầu kiêm phó thủ tướng thường trực vừa được QH bầu đi đến cái bàn rìa. Mái tóc hơi xoăn, nụ cười thường trực trên môi ông vui vẻ lắm bắt tay các thành viên của cái bàn... ốc đảo này. Ông tỏ ra đặc biệt thân tình với Nguyễn Duy và hẹn Nguyễn Duy một cuộc nhậu.

 

Gã khá ngạc nhiên cử chỉ của người từng là trùm an ninh và hiện phụ trách mảng nội chính này đối với nhóm của gs Tương Lai. Với vai trò của ông, đương nhiên ông quá rành từng kiến nghị, tuyên bố, thư ngỏ, bài viết không theo đúng ý Đảng của các ông Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu này. Vậy thì với nụ cười sởi lởi, ánh mắt tươi vui cái bắt tay chân tình của ông dành cho những đối tượng kia nói lên điều gì ?

Chịu.

Gã chỉ ghi nhận chứ không thể đưa ra được lời nhận xét sao cho hợp, cho đúng những vấn đề cực kì nhạy cảm và tế nhị này. Có người sẽ bảo chính trị nó là như thế. Tuỳ !

Nguyễn Duy kể gã nghe, hồi trước do làm những bài thơ có “vấn đề” về đất nước, Nguyễn Duy bị an ninh theo dõi. Trực tiếp ông Trương Hoà Bình tiếp xúc với Nguyễn Duy thế quái nào ngài chỉ huy an ninh lại mê thơ và trở thành bạn nhậu tâm đắc của Nguyễn Duy. Rồi đường ai nấy đi, ông Bình họ Trương vù vù thăng tiến quan lộ, Nguyễn Duy vẫn bình chân như vại thơ phú cùng rượu nút lá chuối làng Vân. Để rồi thỉnh thoảng hội ngộ lại chỉ thơ và ...rượu.

 

Khi ông phó thủ tướng trực về lại chỗ của mình thì tới lượt bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng, người đang gây cơn sốt trong truyền thông, thế giới mạng cũng như công chúng về một loạt hành động, tuyên bố hợp lòng dân của mình. Mặc dù có nhiều người quen của gã còn nghi ngờ ông họ Đinh này, riêng gã, gã chỉ đơn giản nghĩ, dù quá khứ người ta thế nào nếu hôm nay bằng hành động người ta đang tích cực vì dân thì mừng quá đi chứ, thì mắc mớ gì mà không đưa cả hai tay lên ủng hộ.

Ông Thăng đưa hai tay bắt tay Huỳnh Tấn Mẫm một thủ lĩnh của thanh niên mà một thời ông Thăng là một cốt cán tích cực ở Thuỷ điện sông Đà. Ông Thăng mới đây đã vào thăm ông Mẫm khi ông Mẫm chữa tim.

Gã nghe loáng thoáng gs Tương Lai nói với ông Thăng :

– Tôi có gửi một bức thư cho anh...

– Dạ, em có nhận được ạ. Xin lỗi anh, nhiều việc quá, em chưa trả lời được. Xin anh thông cảm.

Gã nói với ông Thăng, gã cùng tiến sĩ Trương Đình Hiển đang bàn về cách thức tổng thể chống hạn, chống lũ ở đồng bằng Cửu Long và chống ngập ở Sài Gòn. Ông Thăng chăm chú nghe rồi cho gã số điện thoại. Vẫn giọng rất nhún nhường ông nói : Có gì anh cứ gọi cho em. Em chơi thân với Lưu Trọng Ninh thời anh Ninh làm phim ở sông Đà. Gã không thể ngờ một con người cao lớn đi đâu thấy sự bất bình của dân là thét ra lửa với những quan chức vô cảm, vô trách nhiệm gây nên sự bất bình ấy lại nhỏ nhẹ đầy chất nho nhã như thế.

 

Thỉnh thoảng gã lại liếc nhìn về phía bàn ông Ba Dũng. Không hiểu sao lúc này ông ngồi nhõn mình. Có lẽ ít khi giữa đám đông mà ông lại chỉ ngồi một mình như thế. Gã thấy ông cầm chiếc khăn trắng đưa lên mắt lau cái gì đó ở mắt.

 

Gs Tương Lai đột ngột chống gậy đứng dậy. Gs nói với gã : Tôi muốn nói với ông Ba một câu.

Khi ông Tương Lai tới bên ông Ba, đây là lần đầu tiên suốt đám giỗ ông Kiệt vị giáo sư già tuổi 80 có biệt danh là “Tương Lai” luôn đau đáu những Mênh mông thế sự này mới dời khỏi ghế của mình đi sang bàn khác, thì bàn ông Ba đã có sự trở lại của các ông Trương Hoà Bình, Đinh La Thăng, Phan Thanh Bình, Trần Hồng Quân. Còn ông Lê Hồng Anh hình như đã lặng lẽ ra về.

Vị gs già không ngồi chiếc ghế trống bên phải ông Ba mà ông Lê Hồng Anh đã đi và cũng không hiểu sao ông Đinh La Thăng không ngồi vào thế chỗ cho gần ông Ba hơn. Nhưng ông Ba đang dở chuyện với một ông nào đó gã không biết tên, nên gs quay qua ông Thăng và nói với ông Thăng :

– Giáo sư Hồ Ngọc Đại hôm kia có điện thoại cho tôi hỏi tôi có đúng là Đinh La Thăng nói “Giáo dục là khoa học không phụ thuộc ý chí chính trị” không ? Tôi bảo, đúng vì tôi xem trên báo, và biết có thể báo sẽ bị rút bài nói này nên đã lưu lại, ông muốn đọc nguyên văn tôi sẽ chuyển cho ông. Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói...

– Dạ, thế nào ạ ?

– Xin lỗi anh trước, giáo sư  Hồ Ngoc Đại nói với tôi : Thằng ý khá đấy mày ạ. Rồi giáo sư nhấn mạnh thêm, nói được câu ấy là khá lắm đấy.

 Đột nhiên giáo sư Trần Hồng Quân đứng bật dậy nói :

– Lẽ ra anh Thăng nên nói thế này thì đúng hơn, giáo dục là khoa học không phụ thuộc vào ý chí cá nhân của người làm chính trị.

Ông Thăng tỏ ra lúng túng trước câu sửa lưng của ông cựu bộ trưởng giáo dục này. Nhưng ông chọn im lặng và một nụ cười tất nhiên rõ ràng là gượng.

 

Ông Ba đã xong chuyện với với ông nào đó mà gã không biết tên, quay người lại nắm tay gs Tương Lai. Gs vỗ tay lên vai ông Ba, nói :

– Hôm nay, anh thong thả (gã chú ý là ông gs cố ý không dùng từ thanh thản hay lui về), tôi đến nói với anh một câu thôi: Anh nhớ ngày mùng 1 tháng giêng năm 2014 anh cho phát đi bản “Thông điệp đầu năm” thì mùng 2 BBC và RFA phỏng vấn tôi. Tôi nói tôi ủng hộ thủ tướng khi ông nói “Không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng của đất nước lấy tình hữu nghị viển vông và lệ thuộc”.

– Có, tôi có biết cuộc phỏng vấn đó. Câu đó tôi nói đúng như thế. Tôi nghĩ thế và tôi nói như thế và tôi nhất quán điều đó, cho đến hôm nay tôi vẫn như thế.

Gs Tương Lai nói tiếp :

– Câu trên là anh nói ở Sanggri La, tôi lưu ý với BBC và RFA câu anh viết trong Thông điệp : Động lực tạo ra từ Đại hội Sáu đã cạn rồi, muốn phát triển thì phải có động lực mới. Động lực mới đó phải được tạo ra bằng Dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh của thể chế chính trị hiện đại. Gộp cả hai câu đó lại, tôi cho đây là một đột phá về tư duy chính trị mà đất nước đang cần. Tôi quyết liệt ủng hộ cho bước đột phá đó. Vì vậy, hôm nay tôi đến để khẳng định lại với anh đó phải là lựa chọn của đất nước.

Ông Ba mỉm cười. Ông Thăng cười rất tươi. Ông Phan Thanh Bình đưa điện thoại lên chụp vị gs già bên ông cựu thủ tướng và nói :

– Tôi chụp nhưng không đưa lên facebook đâu.

Gã nhớ lại có lần gs Tương Lai kể với gã sau cuộc gặp vào tháng 7.2014 của gs và một số trí thức tên tuổi với ông Ba khi gs nhắc đến hai câu nói nổi tiếng kia của ông Ba, gs đã nói thẳng với ông Ba : Anh sẽ đi vào lịch sử nếu thực hiện những điều anh nói. Còn không thì anh sẽ là tội đồ của lịch sử.

Riêng gã, gã rất tiếc rằng có lẽ vì sự tế nhị nào đó khi ông Ba đã không còn ở vị trí quyền lực nữa nên gs đã không nhắc lại câu nói mà theo gã là của Lịch sử này đối với bất cứ ai đang nắm vận mệnh dân tộc, đất nước.

 

Trời đột ngột mưa to.

Gã cùng gs Tương Lai ra sảnh để về. Đột nhiên có một ông lạ hoắc gã chưa từng biết oang oang nói :

– Ông gs, ông đứng lại để tôi bắt tay ông một cái nào.

Sau khi ôm lấy gs, ông quay ra nói với mọi người :

– Ông này mới là người yêu nước chân chính!

Gã nhận thấy ông gs cố nén nước mắt. Gã hỏi nhỏ một người quen :

– Ông kia là ai ?

– Một người dân cùng quê với ông Võ Văn Kiệt ở Vĩnh Long.

Lên xe, gs Tương Lai nói với gã :

– Tôi gần đất xa trời rồi, câu nói của ông ấy là câu làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhất trong  đời của tôi đấy ông Văn ạ./

 

Lưu Trọng Văn

 

http://www.diendan.org/viet-nam/chuyen-luom-duoc-o-dam-gio-ong-vo-van-kiet 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Preview YouTube video Người việt nam hèn hạ - tác giả Hân Phan

image047

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Đặng Chí Hùng – Những sự thật cần phải biết (phần 16) – Võ Văn Kiệt: Kẻ ăn vụng biết chùi mép

Trích từ:

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

The Vietnamese American Community of USA

16204 Viki Lynn Pl., Pflugerville, TX 78660

Websites: https://tienggoicongdan.com/

https://www.facebook.com/VACUSA

Email: CDNVQGHOAKY@gmail.com

Posted on 15/08/2013 by minhhieu90

Đặng Chí Hùng – Những sự thật cần phải biết (phần 16) – Võ Văn Kiệt: Kẻ ăn vụng biết chùi mép

Posted on 15/08/2013 by minhhieu90

 

image050

 

Đặng Chí Hùng (Danlambao)


– Võ Văn Kiệt được cho là một trong lãnh đạo tiến bộ có nhiều tư tưởng cải cách, đổi mới được một số người lầm tưởng cho rằng ông ta là một trong những người “tốt” và “phá cách”. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không? Hoàn toàn không phải như vậy mà căn bản sau khi tìm hiểu thì Võ Văn Kiệt chỉ là một trong những kẻ “ăn vụng biết chùi mép” mà thôi. Trong bài viết này tôi xin vạch ra một số bằng chứng cho thấy Võ Văn Kiệt không hề phá cách mà độc tài như biết bao lãnh tụ cộng sản khác.

 

I. Sơ qua về con người Võ Văn Kiệt:

Theo tiểu sử của Võ Văn Kiệt đăng trên báo Công an nhân dân (cộng sản) thì ông ta có hơn 60 năm tuổi đảng, điểu này cho thấy ông ta cũng gạo cội như bao “đồng chí” khác trong việc cướp, cướp nữa, cướp mãi của dân tộc Việt Nam.

Trích đoạn nguyên văn trên báo Công an:

“Đồng chí Võ Văn Kiệt; tên khai sinh là Phan Văn Hòa; bí danh: Sáu Dân. Sinh ngày 23/11/1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

 

Năm 1938, đồng chí tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11/1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

 

Từ năm 1941 đến năm 1945, đồng chí hoạt động cách mạng ở Rạch Giá, tham gia Tỉnh ủy lâm thời và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở tỉnh Rạch Giá.

 

Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, đồng chí làm Ủy viên Chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ.

 

Năm 1950, đồng chí được điều về tỉnh Bạc Liêu làm Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.

 

Năm 1955, đồng chí được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang.

 

Năm 1959, đồng chí được điều về Khu Sài Gòn – Gia Định làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn – Gia Định) cho đến cuối năm 1970.

 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, đồng chí tiếp tục làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn – Gia Định), rồi Bí thư Khu ủy Khu 9 (Khu Tây Nam Bộ).

 

Năm 1972 đồng chí được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III. Từ năm 1973 đến 1975 đồng chí được điều về công tác ở Trung ương Cục và là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Trong thời gian chuẩn bị giải phóng Sài Gòn, đồng chí được Trung ương Cục phân công làm Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn.

 

Năm 1976 đồng chí làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tháng 02/1987, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII và được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, 

 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, đồng chí được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; sau đó, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), đồng chí được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

 

Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), đồng chí được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

 

Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, đồng chí được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng”. (1)

 

image051

Võ Văn Kiệt

 

Chúng ta đọc nguyên văn tiểu sử của Võ Văn Kiệt cho thấy một con người tham gia đảng cộng sản suốt từ năm 17 tuổi cho đến chết với hơn 60 năm tuổi đảng thì khó có thể trong sạch và tử tế. Và cũng chính bởi không tử tế nên ông ta đã được băng đảng cướp phong tặng nhiều huân huy chương giành cho những kẻ có thành tích của đảng.

Theo thông tin được loan tải rộng rãi từ lề dân trên Internet, Võ Văn Kiệt là một chính trị gia háo dâm và có nhiều thủ đoạn. Ông là một nhân vật chủ chốt trong vụ tham nhũng hàng chục triệu usd về dự án xây dựng đường giây điện cao thế 500KVA từ Bắc vào Nam. Vì không thể làm ngơ được trước áp lực quá mạnh của dư luận, Võ Văn Kiệt buộc lòng phải hy sinh một đàn em của ông là Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Năng lượng, với bản án ba năm tù về tội “lãng phí tài sản nhà nước”. Hải âm thầm chịu đựng làm vật tế thần và sau khi mãn hạn tù (được ân xá sớm), ông ta được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam, một trong những nơi hái ra tiền.

 

image052

Phan Lương Cầm

 

Vợ của Võ Văn Kiệt là Phan Lương Cầm, cựu giảng viên ĐHBK Hà Nội. Bà này là vợ hai của ông Kiệt, bà vợ cả là Trần Kim Anh đã chết năm 1966. Phan Lương Cầm là người đứng sau giật dây nhiều vụ áp-phe không lồ. Báo chí quốc tế đã có thời kỳ gọi bà là “Mrs 10%” (Bà Mười Phần Trăm) vì đó là tỷ lệ chia chác cho bà trong các hợp đồng thương mại được ký kết ở cấp Chính phủ. Phan Lương Cầm “núp bóng” chồng để buộc cán bộ kỹ thuật phải sử dụng hàng trăm ngàn chiếc cột điện đặc chế do bà sản xuất trong dự án xây dựng đường dây Bắc – Nam. Theo sự đánh giá của các chuyên gia ngoại quốc, những chiếc trụ điện tráng kẽm theo công thức của “khoa học gia” Phan Lương Cầm là quá mắc và dễ hỏng nhưng nhà nước đã phải trả cho bà hàng chục triệu usd. Lợi dụng chức vụ của chồng và được chồng bảo kê, bà Cầm cũng đã tiến hành rủa tiền và chiếm đất của dân qua dự án sân Golf Đồng Mô – Hà Nội và nhiều biệt thự ven biển Mỹ Khê – Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh – Khánh Hòa.

 

Một scandal khác suýt khiến Võ Văn Kiệt rơi đài là vụ một đơn vị hải quan và biên phòng ở Hạ Long – Quảng Ninh bắt giữ hơn 200 chiếc xe hơi mới toanh nhập cảng lậu vào Việt Nam bởi “quý tử của Thủ tướng”. Ông đã tức tốc đích thân can thiệp vào vụ này trước khi nó nổ lớn và đã “giải quyết êm thấm” bằng cách thăng chức cho các sĩ quan biên phòng đã giải thoát cho cậu con trai của ông. Con trai của Võ Văn Kiệt là “một đại gia trong các đại gia cỡ lớn” ở Việt Nam. Tuy còn trẻ (trên dưới 30 tuổi) nhưng y là chủ nhân của bãi biển Ty-Top và khách sạn hạng sang Plaza Hotel ngay ở trung tâm Sài Gòn. Theo một tài liệu có thể tin cậy được, gia đình Võ Văn Kiệt có khoảng $370 triệu Usa trong các ngân hàng ngoại quốc, không kể hàng chục bất động sản thương mại trong và ngoài nước.

 

image053

Đường dây 500kV – hốt bạc của
vợ chồng Kiệt – Cầm

 

Ông Võ Văn Kiệt tuy không ra mặt, nhưng vợ con ông ta khuynh đảo các gói thầu, hợp đồng kinh tế béo bở. Bà Cầm tuy không đứng tên nhưng vẫn là bà ta trúng thầu: Cung cấp sắt đường dây 500 klv (ăn chênh lệch sắt nhập tốt bằng sắt nấu lại từ phế phẩm), Hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh (bị rò), Đường HCM đoạn từ Đà Lạt đến Bình Dương (ông Võ Văn Kiệt đã làm lễ khởi công ở Buôn Mê Thuật sau bị mang tiếng, bỏ). Tất cả các quota nhập xe hơi đều phải qua tay bà Cầm… Không những thế, trước khi nhắm mắt lìa đời ông sợ vợ con ông sau này bị đám còn sống “cải tạo tư sản mại bản” nên dặn dò 1 câu mà nhiều người biết: “Phải tuân thủ tổ chức” tức là muốn giàu bền vững phải bám vào đảng.

Cái mà người dân chúng ta nhìn thấy bề ngoài đó là thủ tướng Kiệt xé rào mở cửa kinh tế thi trường tự do định hướng XHCN là do đàn anh Trung cộng chỉ thị cho phép sau mật ước Thành Đô 1990 chư không phải là chủ trương của ông Kiệt cũng như cộng sản Việt Nam. Thời điểm đó Trung cộng đã mở cửa làm ăn với Mỹ và thế giới tự do vào cuối thập niên 70. Trung cộng đã chỉ đạo cộng sản Việt Nam và ông Kiệt phải tuân theo để khỏi bi sụp đổ như Đông Âu và Liên Xô.

Ông Kiệt sinh năm 1922. Ngoài 2 bà vợ Phan Lương Cầm  Trần Kim Anh thì ông Kiệt còn một người con rơi mang tên Phan Thành Nam sinh năm 1952, hiện là chủ công ty Tradico. Con gái ông Kiệt là Phan Hiếu Dân sinh năm 1955 hiện làm chủ rất nhiều tài sản ở Sài Gòn, bất cứ nơi nào người ta cũng nghe nói đến tài sản của bà Dân.

Có điều lý thú là bà Cầm sinh năm 1943 thì không thể có con là Phan Thành Nam sinh năm 1952 khi bà Cầm 10 tuổi được. Như vậy Phan Thành Nam rõ ràng là con của 1 bà vợ khác của ông Kiệt hoặc lý lịch công khai của bà Cầm là man trái vì bà sinh năm 1943. Qua Nga năm 1970, thì năm 1973 trở thành tiến sĩ giáo sư, với nhiều chức vụ quan trọng như giám đốc chủ tịch của nhiều hiệp hội khoa học kỹ thuật. Vì chính những cái lối con quan vợ quan học 3 hôm trở thành Tiến Sỹ giáo sư, nên đất nước chúng ta hiện nay không sản xuất nổi một chiếc đinh vít cho đúng với nghĩa đinh vít.

Cũng cần đọc thêm là qua hai nguồn Wiki được chấp nhận bởi cộng sản thì Phan Thành Nam sinh năm 1952 khi bà vợ cả Trần Kim Anh chưa mất (Năm 1966). Như vậy trong lúc vợ cả còn sống thì ông Kiệt cũng giống như bao nhà “cách mạng” khác lang chạ, vợ nọ con kia. (2), (3).

Tuy nhiên đây chỉ là vài nét sơ qua về con người và gia đình ông Kiệt. Trong bài viết này chủ yếu đến 2 tội ác của ông Kiệt: Tội khủng bố trong chiến tranh, cướp bóc trong chiến dịch đánh tư sản và tội đàn áp dân chủ tự do. Bài viết này với những sử liệu cho thấy sự thật khác hẳn sự ca tụng sai lệch của cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức để đánh bóng cho tên tuổi của một người thân của Huy Đức – ông Võ Văn Kiệt.

 

II. Khủng bố trong chiến tranh và tham gia tích cực vào việc “Cướp ngày”

1. Một chỉ huy khủng bố: 

Thứ nhất, Võ Văn Kiệt trong chiến tranh đã góp công không nhỏ vào việc cướp đoạt VNCH của cộng sản. Đặc biệt trong chiến dịch khủng bố và tráo trở Tết mậu Thân 1968 thì Võ Văn Kiệt góp công lớn. Đây là bài viết của Lê Thanh Hải – bí thư SG trên báo Sài Gòn Giải Phóng có đoạn:

“Cuối tháng 10 năm 1967, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam họp và ra Nghị quyết về tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa (Nghị quyết Quang Trung). Thực hiện “Nghị quyết Quang Trung”, Khu trọng điểm được thành lập bao gồm Khu Sài Gòn – Gia Định và một phần đất của các tỉnh tiếp giáp với Sài Gòn (tạm thời giải thể Khu Sài Gòn – Gia Định). Khu trọng điểm gồm 6 phân khu, đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng ủy gồm các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà và hình thành 2 Bộ Tư lệnh Tiền phương Bắc (I) và Nam (II). Đồng chí Sáu Dân – Võ Văn Kiệt làm “Tư lệnh Bộ Tư lệnh tiền phương II”

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Khu trọng điểm, đồng chí Sáu Dân – Võ Văn Kiệt với tư cách người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tiền phương II (Nam Sài Gòn) đã cùng Đảng ủy Khu trọng điểm và Bộ Tư lệnh Tiền phương lãnh đạo, chỉ huy đánh vào những mục tiêu chiến lược hàng đầu của địch, góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và đàm phán với ta ở Paris.” (4).

Như vậy tội khủng bố của Kiệt là không thể chối bỏ.

Ngoài ra bài báo của Lê Thanh Hải còn khẳng định Võ Văn Kiệt cũng là một trong kẻ chủ chốt tiến hành cướp phá VNCH trong năm 1975:

“Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được thành lập, sau đó được vinh dự mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm 12 đồng chí, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục được phân công phụ trách công tác tiếp quản sau giải phóng.”

Thứ hai, cũng vẫn là báo đảng ca ngợi “thành tích” khủng bố của đồng chí Võ Văn Kiệt như sau:

“Trung ương nhìn thấy những khó khăn của khu Tây Nam bộ, nên tháng 11/1971 đã điều động đồng chí Võ Văn Kiệt về làm Bí thư Khu ủy khu Tây Nam bộ.” Và kết quả chỉ huy của “đồng chí” Võ Văn Kiệt như sau:” Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Nam bộ quyết định mở chiến dịch tổng hợp, chọn U Minh – Chương Thiện làm trọng điểm I; Trà Vinh làm trọng điểm II. Qua 6 cao điểm, từ tháng 4 – 8/1972, khu Tây Nam bộ đã loại khỏi vòng chiến đấu 26.000 tên địch, giải phóng trên 19 xã với hơn 400.000 dân, khí thế của cán bộ, quân và dân tăng lên rõ rệt.” (5)

Bỏ qua cái mỹ từ “giải phóng” thì chúng ta con số người chết do sự chỉ đạo của Võ Văn Kiệt đi xâm lăng nước khác cũng cho thấy ông ta là con người như thế nào.

Thứ ba, cũng nói đến vai trò của Võ Văn Kiệt quan trọng đến thế nào trong chiến dịch ăn cướp miền năm năm 1975 thì báo đảng đã khẳng định:

“Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Miền đã họp và quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị và bàn các giải pháp thực hiện. Trung ương Cục và Quân ủy Miền đã thông qua kế hoạch kết hợp tiến công quân sự với phong trào nổi dậy của quần chúng. Trung ương Cục cử đồng chí Võ Văn Kiệt chuyên lo vấn đề tổ chức và chỉ đạo kế hoạch nổi dậy của quần chúng phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực của ta và thành phố. Trung ương Cục cũng chỉ đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tự giải phóng với phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.” (6)

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng trong sự sụp đổ của miền Nam bởi những kẻ xâm lăng miền Namthì Võ Văn Kiệt có vai trò không hề nhỏ chút nào.

2. Tham gia cướp ngày:

Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ “đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ… thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Sau đó cộng sản tích cực đẩy bà con đi kinh tế mới. Để minh chứng cho việc Võ Văn Kiệt có vai trò không nhỏ thì chúng ta cần phải có những dẫn chứng sau đây:

Thứ nhất, năm 1976, ông Kiệt là ủy viên Bộ Chính Trị (dự khuyết), bí thư Sài Gòn (đã bị cưỡng ép đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh). Những kế hoạch đánh tư sản, ông ta không thể không biết và không tham gia. Kinh tế miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung từ đó bắt đầu bị suy kiệt. Mặc dù sau 1975, cộng sản tiếp quản một cơ sở sản xuất phồn thịnh ở thành phố, và vùng đất trù phú ở nông thôn. Võ Văn Kiệt tiếp sức cùng Đỗ Mười phá nát cơ sở công nghiệp thương mại Sài Gòn. Theo hệ thống chính trị thì Võ Văn Kiệt không thể không “đồng tình” để rồi không tham gia. Vì nếu không tham gia đồng tình với những kẻ cướp ngày (Xem “Những sự thật cần phải biết” phần 13 – Những kẻ cướp ngày) thì ông ta đã không thể đứng vững và tiến xa trong nhịp đập chung của những kẻ ăn cướp.

 

image054

Một cảnh trong thời bao cấp

 

Thứ hai, miền Nam Việt Nam đến ngày 30/04/1975 vẫn còn nguyên các công trình kinh tế, nhà máy, hạ tầng cơ sở, bệnh viện, trường học, giáo dục của 1 nền kinh tế đúng đắn: kinh tế thị trường. Cho đến ngày 30/04/1975 tại miền Nam công nhân vẫn còn việc làm tại các khu công nghiệp như tại Biên Hòa. Nông dân miền Nam vẫn vừa làm vừa chơi vẫn dư dả. Dưới sự lãnh đạo “tài tình và sáng suốt” của đcs Việt Nam trong đó có Võ Văn Kiệt chỉ sau 5 năm “giải phóng” cả nước sắp chết đói. Cũng vì sự “tài tình” mà đồng bằng sông Cửu long là vựa lúa của cả nước mà không sản xuất nổi gạo nuôi sống cả nước?. Chính Võ Văn Kiệt và đảng cộng sản đã tiến hành để cướp bóc đến thảm trạng chết đói của dân. Tại sao các nhà máy tại Biên hòa và toàn miền nam phải đóng cửa để công nhân thất nghiệp ra đứng đầy đường nếu không có “công” của Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười…?

Nếu nền kinh tế thị trường tại miền Nam không bị Võ Văn Kiệt và đảng cộng sản bóp cổ chết thì Việt Nam chưa đến nỗi mạt, xếp hạng gần cuối bảng kinh tế thế giới như ngày hôm nay. Đảng cs Việt Nam đã làm dân tộc ta điêu đứng và đói khổ vô hạn. Chính vì sợ dân chết đói sẽ làm loạn miền Nam mà cộng sản bắt buộc phải “xé rao” bằng cách thức trợ giá của Võ Văn Kiệt. Ngoài ra cũng là một mũi tên trúng hai đích để mị dân rằng đảng và Võ Văn Kiệt “lo cho dân” nhưng thực chất là dùng miếng ăn để dễ bề cai trị nhân dân Miền Nam đang quen với một chế độ tự do và no ấm thực sự như VNCH. Như vậy trong việc cướp của và “xé rào” thì Võ Văn Kiệt đã khéo ăn vụng và chùi mép để lấy tiếng “tiến bộ”.

 

Thứ ba, nói về hành động đánh tư sản hay còn gọi là “cướp ngày” thì chính cộng sản đã công nhận Võ Văn Kiệt có vai trò không nhỏ. Trong văn kiện đại hội đảng cộng sản tháng 4 năm 1979 (Số 03/VKĐ- BCT) khi đánh giá về tình hình miền Nam có đoạn trang 3:

“Trong 4 năm qua chúng ta đã giải quyết thành công nạn tư bản mại bản tại miền nam do tàn dư của chế độ cũ để lại. Thành công có sự đóng góp không nhỏ của các đồng chí trong bộ chính trị, đặc biệt là các đồng chí Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt và các đồng chí trong ủy ban quân quản thành phố. Việc đánh tư sản mại bản đã được thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng…”

Thì ra đảng công nhận Võ Văn Kiệt “có công” lớn trong đánh cướp của cải của nhân dân đây mà.

Cũng văn kiện này khẳng định chính sách đẩy nhân dân Miền Nam đi kinh tế mới sau khi cướp bóc của họ nhà cửa tài sản mà Võ Văn Kiệt tham gia chính yếu:

“Ngoài việc đánh tư bản. Quân ủy trung ương đã chỉ đạo ủy ban quân quản triệt để thực hiện chính sách đưa người dân đi kinh tế mới.”

Chúng ta hẳn cũng đã biết Võ Văn Kiệt là thành viên chủ chốt của ủy ban quân quản thành phố SG. Vậy thì việc thực hiện chính sách đẩy dân đi kinh tế mới Võ Văn Kiệt không thể “vô can”.

 

Thứ tư, sau khi chiếm được miền Nam, chính sách bắt nhân dân đi làm thủy lợi và thanh niên đi “xung phong” cũng là một tội ác của cộng sản nói chung và Võ Văn Kiệt nói riêng. Để nói về điều này thì báo đảng đã ca ngợi:

“Tích cực tham gia khai hoang, phục hóa và xây dựng kinh tế. Những năm tháng đầu của cuộc sống hòa bình xây dựng đất nước, Lực lượng TNXP thành phố đã bất chấp nguy hiểm, khó khăn, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang phục hóa, làm thủy lợi, cải tạo và xây dựng đồng ruộng để trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trên vùng đất hoang hóa ở ngoại thành Thành phố, tham gia xây dựng hàng loạt nông trường và công trình thủy lợi góp phần phát triển kinh tế…”  (7)


image056

Võ Văn Kiệt và những “thanh niên xung phong” đi làm thủy lợi ở Kiên Giang năm 1977

 

III. Một kẻ độc tài, tiêu diệt dân chủ

Đây là một trong những tội ác nặng nề của Võ Văn Kiệt vì từ lúc Võ Văn Kiệt đã bóp vỡ những đấu tranh dân chủ, bỏ tù người yêu nước và ra nhiều chính sách độc tài. Chính Võ Văn Kiệt cũng đã là người đưa Nguyễn Tấn Dũng – một tên tham nhũng và độc tài lên cai trị Việt Nam.

Thứ nhất, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990, Võ Văn Kiệt là nhân vật quan trọng phái đoàn Việt Nam. Mật ước hội nghị Thành Đô đã đưa Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Tàu cộng, nguy cơ mất nước cũng phát xuất từ đây. Và để thực hiện cho được nội dung của hội nghị này thì Võ Văn Kiệt đã thực hiện bỏ tù nhiều người yêu nước.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8 năm 1991), Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (thay Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), Võ Văn Kiệt được bầu làm thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Thập niên 90 là thời kỳ của Võ Văn Kiệt có một số vụ án và sự kiện chính trị đáng chú ý:

Tháng 11/1991: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị xử 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia, cùng với nhà báo Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận án 10 năm, trong một phiên tòa chớp nhoáng, không có luật sư biện hộ và không cho công chúng tham dự.

Tháng 5/1992: Luật sư Đoàn Thanh Liêm bị xử 12 năm tù vì bài viết “Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản” nhằm đặt cơ sở luận lý và pháp lý cho một Hiến Pháp tương lai.

Tháng 3/1993: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị xử 15 năm tù, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì ấn hành tờ báo bí mật “Diễn Đàn Tự Do”.

Tháng 12/1993: Việt kiều Kỳ Ngọc Thanh và 4 người thuộc Liên Minh Hùng Gia Đại Việt cùng 2 nông dân với bản án tổng cộng 47 năm, về vụ thực hiện Chiến Dịch Nguyễn Trãi đòi hỏi đa nguyên đa đảng, và tổ chức 150 nông dân biểu tình trước Sở Thú Sài-gòn vào ngày 20/5/1991 nhằm yêu cầu giải quyết công bằng ruộng đất.

Tháng 8/1995: Giáo sư Nguyễn Đình Huy bị xử 15 năm tù giam, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì hoạt động trong Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ, tiến hành tổ chức công khai Hội Nghị Quốc Tế Về Vấn Đề Phát Triển Việt Nam tại Sài Gòn.

Như vậy suốt thời kỳ Võ Văn Kiệt thì việc bỏ tù người yêu nước cũng diễn ra như cơm bữa và nói ông ta “ dân chủ”, “xé rào” là lố bịch.

 

Thứ hai, ngoài việc bất bớ các nhà yêu nước, đấu tranh cho dân chủ thì Võ Văn Kiệt cũng ra những chính sách cho phép đàn áp nhân quyền và dân chủ. Hãy thử điểm xem ông ta đã làm gì.

Tháng 4/1997: Nghị định 31/CP do chính ông Võ Văn Kiệt ký ban hành nhằm quản chế hành chánh – một công cụ pháp luật chính yếu để trấn áp các nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Nghị định 31/CP ban hành ngày 14/04/1997 cho phép giam giữ công dân ngay tại gia đình (quản chế tại địa phương) mà không cần xét xử, mở đường dễ dàng hơn cho những đợt trấn áp sau đó của đảng cộng sản VN đối với những người thể hiện công khai chính kiến khác biệt. Có thể có người cho rằng Võ Văn Kiệt chỉ là người phải chấp hành kỷ luật đảng hay nguyên tắc “tập trung dân chủ” của đảng cộng sản VN khi hạ bút ký vào văn bản phản dân chủ đó. Nhưng nếu vậy, thì ông ta làm thủ tướng làm gì? Bù nhìn chăng? Hoàn toàn không phải vậy mà là sự đồng thuận.

Ngoài ra để đánh phá công cuộc đấu tranh của người Việt tự do thì chính Võ Văn Kiệt đã ra “Nghị quyết 36/CP” để gọi kẻ cựu thù là khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời. Đến nay ai cũng biết đó là nghị quyết vừa để rút ruột những người Việt tị nạn cộng sản. Vừa để cho phép đánh phá phong trào tự do thông qua chiêu bài “hòa hợp, hòa giải”.

Như vậy Võ Văn Kiệt đâu có phải là nhà dân chủ hay là một thứ tiến bộ gì? Thực chất là một thành viên nằm trong tập đoàn độc tài, bán nước và có khả năng chùi mép cao.

 

Thứ ba, thời Võ Văn Kiệt làm thủ tướng cũng là thời Trung Tướng Trần Độ bị vùi dập. Sách “Nhật ký rồng rắn” của ông viết trong giai đoạn 2000-20012 bị tịch thu và cấm xuất bản… Trích đoạn từ “Nhật Ký rồng rắn” của ông Trần Độ:

“Thật ra Đảng Cộng sản VN từ lâu đã không còn tin vào miệng lưỡi của chính mình nhưng vì tham lam vô độ đam mê quyền lợi và vật chất nên cứ phải cố đóng trò để duy trì độc Đảng độc quyền, suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.”

Ngoài ra vụ án liên quan đến ông Hà Sỹ Phu cũng có bàn tay của Võ Văn Kiệt. Đó là vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” xảy ra năm 1995 khi Võ Văn Kiệt đương giữ chức Thủ tướng, trong đó tài liệu được coi là “bí mật nhà nước” là bức thư của đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995. Nhưng, xét từ hình thức đến nội dung, bức thư đó không thuộc qui định tài liệu Tối mật của các qui phạm pháp luật đương thời (Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật Nhà nước, Qui chế Bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 84/HĐBT ra ngày 9/3/1992). Bức thư vừa kể còn được phổ biến khá rộng rãi trong dân chúng vào trước khi xảy ra vụ án và chính ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bí thư thành ủy Hải Phòng, một cán bộ cộng sản lão thành, đã viết lên bản sao của bức thư đó rằng: “Chẳng có gì đáng gọi là “bí mật quốc gia”. Không đăng báo, phát thanh là một thiếu sót.”

 

Những “bị cáo” nạn nhân trong vụ án đó là ông Lê Hồng Hà, Đại tá công an về hưu, ông Nguyễn Kiến Giang, cựu Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật và ông Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu), Phó tiến sỹ sinh học, cựu Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Cả ba người đều bị kết tội với các án tù dài ngắn khác nhau vì bị cáo buộc rằng đã “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là bức thư kể trên. Vụ án đã gây nên nhiều bất bình, phẫn nộ nơi dư luận trong, ngoài nước. Nhiều cán bộ cộng sản lão thành cũng đã lên tiếng bênh vực hay vận động để ủng hộ các bị cáo. Nhưng đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoàn toàn im lặng. Bản thân ông Lê Hồng Hà, vào tháng 01/1998, sau khi ra tù, đã có đơn thư khiếu nại gửi tới các cơ quan tư pháp, tòa án và đồng kính gửi tới chính cá nhân cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó đang giữ chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để đòi hỏi minh oan. Nhưng phản hồi cho lá đơn đó vẫn là sự im lặng, của những nơi, những cá nhân được gửi, từ đó cho tới tận hôm nay.

 

Thứ tư, Báo Người Việt mới đây đã thuật lại một tư liệu của WikiLeaks có nói đến Võ Văn Kiệt. Trong một trích dẫn, Người Việt viết:

 

“Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”

Công điện giải thích: “Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng. Đó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Đức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.” (8)

Như vậy rõ ràng Võ Văn Kiệt có vai trò rất quan trọng đưa đến một Việt Nam suy đồi, đổ nát và sắp rơi hẳn vào tay Trung cộng ngày nay dưới “đưa cháu yêu” 3X của Võ Văn Kiệt.

 

Thứ năm, Võ Văn Kiệt tự nhận mình là một “học trò” luôn làm theo Hồ Chí Minh. Trích dẫn bài báo trên báo Hà Nội mới của đảng có viết:

“Về phần mình, đồng chí Võ Văn Kiệt từng bộc bạch: “Trải qua bao năm tháng suốt từ Cách mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi… tôi càng thấm thía những bài học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.”” (9)

Chính vì học tập theo Hồ Chí Minh mà tư tưởng độc tài công an trị, dùng công an để bảo vệ đảng đã được chính Võ Văn Kiệt khẳng định như sau trên một bài viết trên báo điện tử chính phủ cộng sản:

“Đồng chí ghi nhận và đánh giá cao vai trò của lực lượng Công an đối với sự nghiệp cách mạng: “Mỗi thắng lợi của cách mạng nước ta đều có đóng góp của lực lượng Công an nhân dân… Chúng ta phải quan tâm bảo vệ vững chắc chế độ chính trị và những thành quả cách mạng đã giành được. Công an nhân dân có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa sống còn này” – Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/1995).

Và: “Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác công an của đồng chí Võ Văn Kiệt, lực lượng Công an nhân dân đã ngày một lớn mạnh, trưởng thành, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; xứng đáng là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện những mong muốn lúc sinh thời của Đồng chí: “Lực lượng Công an phải thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là công cụ, là “thanh bảo kiếm” của Đảng”.” – Phát biểu của Võ Văn Kiệt tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 52 (tháng 1/1997). (10)

Với việc dùng từ “Thanh kiếm bảo vệ đảng” đã cho thấy Võ Văn Kiệt cũng chẳng khá hơn là mấy so với các lãnh tụ cộng sản khác khi chủ trương dùng công an bảo vệ đảng mà không bảo vệ dân. Điều này cho thấy những “suy tư” cuối đời của ông ta chỉ là giả tạo.

 

IV. Kết Luận

 

Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Điều đó cho thấy ông ta vẫn tự hào với những chiến công phi nghĩa gây nhiều đau thương cho dân tộc. Mặc dù sau này khi về già ông ta có câu nói vuốt đuôi “Mỗi dịp 30 tháng tư có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”. Tuy nhiên điều đó không nói lên điều gì cả vì nó giống tất cả sự phản tỉnh của các ông lãnh đạo cộng sản sau khi đã cướp bóc đủ đầy của nhân dân mà thôi.

 

Cả một đời Võ Văn Kiệt tham gia cộng sản, tham gia những chiến dịch khủng bố của đảng CSVN trong vai trò chóp bu lãnh đạo, đánh phá và ăn cướp miền Nam sau đó là lên chức dùng công an trị để đàn áp nhân quyền thông qua các vụ bắt bớ và quyết định cụ thể. Điều đó cho thấy tội ác của Võ Văn Kiệt không hề nhỏ và những ai chạy tội cho Võ Văn Kiệt như cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức thì thật thiếu trung thực và ngay thẳng. Một người theo cộng sản đến cuối đời với những tội ác tày trời là không thể tha thứ. Duy có điều Võ Văn Kiệt là kẻ ăn cướp biết chùi mép mà thôi. Tuy nhiên, lịch sử không cho phép nói dối và không thể nào xóa được tội ác của cộng sản nói chung và Võ Văn Kiệt nói riêng. Chính vì vậy cộng sản càng cho thấy đúng là không thể sửa chữa mà phải loại bỏ hoàn toàn.

16/08/2013

Đặng Chí Hùng

06 Tháng Tám 2017(Xem: 8169)