Trần Anh Tuấn: Nhắc lại chuyện xưa-nay

10 Tháng Mười Hai 20208:31 SA(Xem: 5656)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ NĂM 10 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhắc lại chuyện xưa-nay

image004

TRẦN ANH TUẤN

Trong khi nằm nhà vì dịch Tàu, tôi xem lại những hồ sơ cũ và muốn chia sẻ cùng độc giả trong dịp này, cũng là dịp Thiên Chúa Giáng Sinh để “bình an dưới thế cho người thiện tâm,” một số sự việc xưa nhưng còn vương vấn đến nay.

Trước hết là về Chu Văn An. Nguyên tháng 5.2020  tôi viết vài dòng nhân có người hỗn láo với họ Chu, nên vài chi tiết trong tiểu sử Chu Văn An bây giờ cũng là sự chia sẻ thêm thông tin về vị Thầy muôn thủa của dân Việt. Bài viết cách nay 9 năm dưới đây cũng giải thích sự bất bình của tôi khi có kẻ xúc phạm Chu Văn An.

Về Chu Văn An

Tiểu sử Chu Văn An có nhiều chỗ còn mù mờ. Đặc biệt, không sách nào đề cập đến thân phụ của họ Chu. Theo cuộc nghiên cứu của tác giả Trần Lê Sáng trong Cuộc Đời và Thơ Văn Chu Văn An (Hà Nội, nxb Hà Nội, 1981, 199 tr.) thì thân phụ Chu Văn An “không phải người làng Thanh Liệt, cũng không phải người huyện Thanh Trì, mà người ở nơi khác, ở xa lắm!” (sđd, trang 20). Chi tiết “ở xa lắm” khiến độc giả có thể dẫn giải theo nhiều cách, kể cả nghĩa “không phải Việt Nam” như vấn nạn của một số nhà nghiên cứu. Đến tên của thân phụ Chu Văn An cũng không được truyền lại, nhưng thân mẫu thì được biết là Lê Thị Chiêm.

Như thế, Chu Văn An đã sinh ra và được mẹ nuôi dưỡng nơi quê mẹ, tức làng Thanh Liệt. Vì được nuôi dưỡng nơi quê mẹ -một điều bất thường trong xã hội cổ Việt- Chu Văn An có lẽ bị người làng khinh khi, và chính Chu Văn An cũng không ưa người làng. Bởi vậy, cuộc đời Chu Văn An có hai quê, Thanh Liệt đã đành, còn Chí Linh nữa. Mà Chí Linh mới chính là nơi Chu Văn An có nhiều gắn bó khăng khít. Bằng chứng là sau khi rời kinh đô, Chu Văn An không về Thanh Liệt mà lại về Chí Linh để mở trường dạy học. Đến cuối đời, Chu Văn An cũng không trở về quê nhà, mà an giấc ngàn thu ở Chí Linh. Chính vì thế, hiện nay ở Chí Linh có xã Văn An, là xã nguyên có tên là Kiệt Đặc đổi ra, để kỷ niệm vị danh nhân này.

Chi tiết Chu Văn An có thi cử đỗ đạt hay không cho đến nay cũng còn là một nghi vấn.

Những tài liệu xưa, tức những tài liệu chép sớm nhất về Chu Văn An đều không có chi tiết về việc Chu Văn An thi cử thế nào. Nam Ông Mộng Lục của Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, con trưởng Hồ Quý Ly, thế kỷ XV) cho biết “Chu Văn An là người điềm đạm, ít ham muốn, không đi thi.” Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn (thế kỷ XIX), và Lịch Triếu Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (thế kỷ XIX)... đều không ghi chép Chu Văn An có đi thi, hay không đi thi.

Nhưng những sách càng về sau, nhất là trong thế kỷ XX, lại càng chép rõ Chu Văn An có đi thi, và thi đỗ. Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (thế kỷ XIX) cho biết Chu Văn An đỗ tiến sĩ. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Phan kế Bính (1909) chép Chu Văn An đỗ tiến sĩ. Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam của Trần Văn Giáp (1971) chép họ Chu đỗ thái học sinh. Người Vạn Kiếp Côn Sơn của Ban Chấp Hành Đảng Bộ và Ủy Ban Hành Chính huyện Chí Linh (1974) cho biết Chu Văn An đậu thái học sinh “năm mười sáu tuổi (?!)”. Và bộ Thơ Văn Lý Trần của Viện Văn Học Hà Nội (1978) chép Chu Văn An đậu thái học sinh. 

Điểm chung của các tác giả đề cập đến việc Chu Văn An đi thi và thi đỗ là không một ai đưa ra bằng cớ nào chứng minh cho sự kiện này.

Cho nên chi tiết Chu Văn An với những học hàm học vị có thể chỉ là đời sau thêm vào để tiểu sử Chu Văn An phù hợp với vai trò “vạn thế sư biểu Việt Nam” của họ Chu chăng? Hy vọng các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể tìm được chứng cứ xác định rõ sự kiện này.

Đặc biệt về tư tưởng, các nhà nho xưa đều tôn Chu Văn An là vị thầy tiêu biểu của nhà nho. Nhưng ngay từ nhỏ, Chu Văn An đã không mang thuần tư tưởng chính thống của nhà nho. Nhà nho có quan niệm “xuất” (tức là xông pha ra xã hội giúp đời) và “xử” (tức là sau đó thì về lại nhà, an bần lạc đạo) thì họ Chu lại thờ ơ với việc làm quan. Trước sau Chu Văn An chỉ có nhiệt tâm cho việc học tập và việc dạy người khác học tập.

Về quan niệm hay ý kiến riêng của Chu Văn An về tam giáo thế nào, hiện đời nay người ta không thể biết được một cách cụ thể vì trước tác của họ Chu không còn hay chưa tìm được.

Tuy Chu Văn An viết nhiều, danh sách có thể kể ít nhất là Thất Trảm Sớ, Tứ Thư Thuyết Ước, Y Học Yếu Giải, Tiều Ẩn Quốc Ngữ Thi Tập, Tiều Ẩn Thi Tập... nhưng tất cả những tác phẩm này đến nay đều không còn. Tất cả trước tác của Chu Văn An còn lại hiện nay là 12 bài thơ. Di cảo này đã được in nguyên tác cùng phần phiên âm, dịch nghĩa, và dịch thơ trong sách Cuộc Đời Và Thơ Văn Chu Văn An của Trần Lê Sáng (sđd, trang 97-113).

Chu Văn An là hình ảnh của kẻ sĩ tiết tháo, khẳng khái, và cang cường. Đây là hình ảnh trang trọng mà người Việt tôn thờ hàng bẩy thế kỷ qua và sẽ tiếp tục trong những thế kỷ tới. Hình ảnh ấy luôn luôn là điển hình của ông thầy trong truyền thống Việt mà ngày nay, những ai có chút dính dáng đến danh xưng Chu Văn An cũng luôn luôn thấy hãnh diện, như... kẻ viết những hàng chữ này, vốn là một cựu học sinh CVA tại Sài Gòn đầu thập niên 1960.

Tháng 4.2011

TRẦN ANH TUẤN

 

Chuyện Hướng Đạo Việt tại Mỹ

Thứ đến là chuyện Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ (Boy Scouts of America, BSA) xúc phạm phong trào Hướng Đạo gốc Việt tại Mỹ.

Ngày 9.1.2018, Michael J. Vecchio trong vai trò Program-Advancement Specialist thuộc Hội Đồng Quốc Gia Hướng Đạo Hoa Kỳ  (BSA National Council) gửi văn thư cho tất cả các trưởng đơn vị HĐ gốc Việt (nguyên văn: All Vietnamese Unit Leaders) cấm họ từ nay không được mang huy hiệu HĐVN trên túi áo. Điều cấm đoán này nhân danh Hội Đồng Quốc Gia rất vô lý và bất thường vì tất cả các đơn vị BSA gốc Việt đều đeo phù hiệu này trước cả năm 1983 là năm phong trào Hướng Đạo gốc Việt thống nhất tổ chức tại hải ngoại mà không một chức sắc BSA nào cấm cản.  

Lúc đó, tôi không biết người trong cuộc phản ứng thế nào. Riêng tôi, tôi không chấp nhận sự vô lý và vô phép xảy ra trước mắt nên viết điện thư gửi nhân vật này, nguyên văn sau đây. Nên nhớ là thành viên của Hội BSA –tức tất cả các đoàn sinh và các trưởng Hướng Đạo gồc Việt trong BSA- khó ăn khó nói vì họ phải tuân thủ hệ thống lãnh đạo chỉ huy của BSA. Nhưng tôi, trong tư cách công dân Hoa Kỳ, có quyền Tự Do Ngôn Luận và quyền phê phán các nhân vật trong đời sống công của họ (public figures) kể từ Tổng Thống trở xuống.

Your letter dated January 9, 2018

To Michael J. Vecchio

Program-Advancement Specialist

Pilots and Program Development Department

Boy Scouts of America

1325 West Walnut Hill Lane

PO Box 152079

Irving, TX 75015-2079

www.scounting.com

Vecchio:

This is Tran Anh-Tuan, an oath-taking scout since 1957. I am curently not a scout leader, but a member of the Vietnamese scouting movement in the Free World. I have just been forwarded your letter dated January 9, 2018 regarding the, as you mentioned, “unauthorized insignia” of HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM as part of a scout’s uniform.

I take issue with the content of that letter and here is my voice.

I, for one, found the letter penned by you on behalf of BSA National Council is not only insensitive but also ignorant if not stupid.

Let me clearly explain for your understanding.

Firstly, the above-mentioned insignia has been consistently worn by Vietnamese scouts all over the Free World since 1983 to the day you wrote the letter. I am wondering where you have been on that long span of  time, i. e. at least 35 years, from 1983 until now? In your capacities of a National Council official, I can be certain that you have been in meetings with Vietnamese-American scouts in so many an occasion. In jamborees. At campsites. In training sessions... In all those meetings, you had never seen that particular insignia on the Vietnamese-American scouts’ uniform from Houston to National Capital, from Orange County to Silicon Valley, from USA to Canada, from Australia to New Zealand, from United Kingdom to Germany, from France to the Netherlands...? You do have two eyes, just like any other human being, or else?  Why and how do you come to see the insignia as a problem NOW?

Secondly, you addressed the letter to “All Vietnamese Unit Leaders.” Are you kidding? “VIETNAMESE UNIT” is literarily “HUONG DAO VIET NAM.” How come you name the term in English and forbid others not to name it in Vietnamese?

You concluded your letter asking us Vietnamese-American scouts to understand and cooperate. Well, I now fully understand your insensitivity. And I myself as a scout will not cooperate with who or what is stupid.

For your info., I have also cc this letter to some who are among my scout brothers.

Sóc Lý-luận Trần Anh-Tuấn

Formerly Professor of History, University of  Saigon, Vietnam

Specialist, Oakland Unified School District, California

Lecturer, The College of Alameda, California 

Nay tôi dịch bức điện thư tiếng Anh trên đây của tôi sang tiếng Việt để tránh những hiểu lầm vô tình hay cố ý sau này, cũng là cách xác định trách nhiệm nội dung lá thư tôi viết gửi cho anh Michael J. Vecchio.

Lá thư của anh đề ngày 9.1.2018

Gửi Michael J. Vecchio

Program-Advencement Specialist

Pilots and Program Development Department

Boy Scouts of America

1325 West Walnut Hill Lane

PO Box 152079

Irving, TX 75015-2079

www.scouting.com

Vecchio:

Đây là Trần Anh Tuấn, một hướng đạo sinh đã tuyên hứa từ năm 1957. Tôi hiện không phải là một trưởng hướng đạo, nhưng là thành viên cũa phong trào Hướng Đạo Việt Nam trong Thế Giới Tự Do. Tôi vừa được chuyển lá thư anh viết đề ngày 9.1.2018 liên quan đến cái, theo ghi nhận của anh, “huy hiệu không được phép” về HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM như một phần trong đồng phục hướng đạo.

Tôi thấy có vấn đề trong lá thư của anh và đây là tiếng nói của tôi.

Tôi, là một, đã thấy lá thư do anh viết nhân danh Hội Đồng Quốc Gia Hướng Đạo Hoa Kỳ không những vô cảm, mà còn là dốt nếu không nói là ngu.

Hãy để tôi giải thích rõ cho anh hiều. 

Thứ nhất, cái huy hiệu nêu trên đã được các hướng đạo sinh người Việt đeo thường xuyên khắp nơi trên Thế Giới Tự Do từ năm 1983 cho đến ngày anh viết lá thư. Tôi thắc mắc không biết anh ở đâu trong khoảng thời gian dài đó, nghĩa là hơn 35 năm, từ năm 1983 đến nay? Trong vai trò của một thành viên Hội Đồng Quốc Gia của anh, tôi chắc chắn anh đã từng gặp các hướng đạo sinh gốc Việt trong vô số dịp. Trong các cuộc họp bạn hướng đạo. Trong các dịp cắm trại. Trong những buổi huấn luyện... Trong tất cả những buổi gặp gỡ ấy, anh chưa từng bao giờ thấy cái huy hiệu đặc biệt đó trong bộ đồng phục của các hướng đạo sinh gốc Việt từ thành phố Houston đến Thủ Đô, từ quận hạt Orange đến Thung Lũng Điện Tử, từ Hoa Kỳ đến Canada, từ Úc đến Tân Tây Lan, từ vương quốc Anh đến Đức, từ Pháp đến Hòa Lan...sao? Anh phải có hai mắt, giống như bất cứ con người nào, hay anh thì khác? Tại sao và cách nào mà BÂY GIỜ anh mới nhận ra cái huy hiệu đó có vấn đề?

Thứ hai, anh chuyển thư đến “Tất Cả Trưởng Các Đơn Vị Việt Nam”? Anh đùa sao? “ĐƠN VỊ VIỆT NAM” chính là “HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM.”  Tại sao anh có thể mệnh danh một từ ngữ bằng tiếng Anh và cấm những người khác không được xướng danh từ ngữ ấy bằng tiếng Việt?

Anh kết thúc lá thư bằng cách đòi hỏi những hướng đạo sinh gốc Việt chúng tôi phải hiểuhợp tác. Được, nay tôi đã hiểu đầy đủ sự vô cảm của anh. Và riêng tôi là một hướng đạo sinh, tôi sẽ không hợp tác với ai hay với cái gì ngu xuẩn.

Thông báo anh biết là tôi cũng gửi lá thư này đến một số anh em hướng đạo của tôi.

Sóc Lý-luận Trần Anh Tuấn

Cựu giáo sư Sử Học, Viện Đại Học Sài Gòn

Chuyên viên, Học Khu Thống Nhất Oakland, California

Giảng Viên, Đại Học Cộng Đồng Alameda, California.

 

Cũng cần nói thêm là Hội Đồng Quốc Gia Hướng Đạo Hoa Kỳ đang khốn khổ giải quyết các vụ kiện xách nhiễu tình dục thiếu sinh BSA, và những nhân viên hưởng lương như anh Vecchio nói trên chắc đã bị nghỉ việc từ lâu vì BSA cạn quỹ.

Chuyện xách nhiễu tình dục của giới “trưởng BSA” trải dài từ năm 1920 đến thập niên 1990 được đưa ra ánh sáng qua những vụ kiện trước tòa. Trong thời khoảng 1944 đến 2016 có tới 7,800 “trưởng BSA” can tội xách nhiễu 12,254 thanh thiếu niên đoàn viên. Số vụ kiện ngày càng tăng nên ngày 18.2.2020 Hội Đồng Quốc Gia Hướng Đạo Hoa Kỳ đã khai phá sản để sắp xếp đền bù cho các nạn nhân.

Tổng cộng có tới 92,700 đơn kiện tính đến hạn chót nộp đơn là 5 giờ chiều (giờ miền Đông) ngày Thứ Hai 16.11.2020 vừa qua. 

Sách mới

Cuối cùng, là sách về Hoàng Sa-Trường Sa của giáo sư Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (Việt Nam) tựa đề Vietnam, Territoriality and the South China Sea Paracel and Spratly Islands do nhà Routledge mới xuất bản năm ngoái (London&New York, 2019, 190 tr.). Bản dịch Anh ngữ do giáo sư Lâm Vĩnh Thế (Canada) phụ trách.

Sách có hai lỗi nặng.

Lỗi thứ nhất nằm ngay trên trang bìa: “... Paracel and Spratly Islands...” Thật khổ, nội dung của sách trình bầy chủ quyền của nước Việt Nam về hai quần đảo (archipelagos) chứ có phải chỉ trình bầy chủ quyền của hai đảo (islands) đâu?!

Quần đảo tên chung là Hoàng Sa ngoài đảo Hoàng Sa còn có thêm 31 đảo, bãi, đá, và cồn cát nữa. Còn quần đảo tên chung là Trường Sa ngoài đảo Trường Sa còn có thêm 135 đảo, bãi, và đá nữa. Những chi tiết này chính tác giả Nguyễn Nhã đã liệt kê nơi các trang 366-372 trong bản thảo nguyên thủy của ông tựa đề Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền Của Việt Nam Tại Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa năm 2002 tại Tp Hồ Chí Minh!

Điều này thì giáo sư Lâm Vĩnh Thế cũng bị mang tiếng lây, vì ông là người dịch và chỉnh sửa (edited) sách này!

Nhưng lỗi nặng nhất –mà cũng chính nó là lý do giáo sư Hãn Nguyên Nguyễn Nhã được chế độ Hà Nội tưởng thưởng hậu hĩ bằng văn bằng “tiến sĩ” và được cử vào “Ban Thường Vụ” của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam. Đó là sự che dấu tội lỗi cho chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua công hàm của Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14.9.1958.

Trong bản thảo năm 2002 cũng như trong bản in tiếng Anh năm 2019 này, tác giả Nguyễn Nhã không hề đề cập đến sự nhượng đứt lãnh thổ quốc gia cho Tàu qua công hàm Phạm Văn Đồng trong phần chính văn.

Cả hai lần in đều chỉ ghi nhận mơ hồ về một nửa sự thật chìm trong phần niên biểu cuối sách, nguyên văn tiếng Việt như sau trong bản thảo năm 2002, trang 381: “1958. Ngày 4 tháng 9, chính quyền Trung quốc tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý của CHND Trung Hoa. Thủ tướng Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng gủi công hàm tới chính quyền Bắc Kinh ủng hộ sự xác định lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý.”

Và bản in nguyên văn tiếng Anh năm 2019, trang 139: “1958. On September 4, China announced the 12-nautical-mile-wide limit of territorial waters of the People’s Republic. Prime Minister of the Democratic Republic of Vietnam Phạm Văn Đồng sent a diplomatic note to the Beijing government, supporting the affirmation of the 12-nautical-mile width of the territorial waters of China.”   

Phải nói thêm chi tiết cho rõ nghĩa “sự thật một nửa” chuyện công hàm. Trong công hàm 14.9.1958, nội dung ngắn gọn chỉ gồm vài hàng chữ công nhận lãnh hải 12 hải lý của Tàu nên có nhiều cán bộ tuyên truyền rằng công hàm không hề chỉ danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu. Về luận cứ này, phải theo dõi những bước đi tiếp theo của chính quyền Hà Nội mới thực sự hiểu nội dung công hàm dâng đảo. Nó nguy hại vô cùng vì là bằng chứng cho thấy sự nhượng đứt lãnh thổ nước Việt cho Tàu. Chính chính quyền Tàu bao giờ cũng đưa công hàm này ra làm bằng chứng mạnh nhất của chủ quyền Tàu trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bước tiếp theo công hàm cụ thể nhất là năm 1972, Cục Đo Đạc và Bản Đồ trực thuộc Phủ Thủ Tướng VNDCCH ấn hành tập Bản Đồ Thế Giới đã ghi tên quần đảo Hoàng Sa (tên Việt) thành Tây Sa (tên Tầu) và quần đảo Trường Sa (tên Việt) thành Nam Sa.

Không nhượng đảo cho Tàu, tại sao chính quyền Hà Nội xóa tên Việt để thay bằng tên Tầu trong bản đồ lãnh thổ?!        

Chuyện trình bầy một nửa sự thật là sự trí trá của người thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của chính trị. Đó không phải là sự lương thiện của người có học!

Cho nên, giáo sư Carlyle A. Thayer khen tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, nguyên văn “... a private scholar of high academic integrity” trong Lời Nói Đầu, trang iix, theo tôi, chỉ là sự đãi bôi có mục đích giúp ông ta có thêm mối liên lạc với Việt Nam, vì tôi không tin một chuyên viên sắc xảo về tình hình Việt Nam của nước Úc tại University of New South Wales ở Sidney lại không thấy được chủ đích chạy tội cho chính quyền Việt Nam thời nay trong sách của một anh giáo sư trung học thời VNCH.   

Ở đây, thêm một lần nữa tôi muốn nói rõ giá trị thực tế cũng như trước công pháp quốc tế của công hàm Phạm Văn Đồng. Khi công hàm được ký và gửi cho Tàu thì lãnh thổ nước VNDCCH chỉ từ biên giới Việt-Tàu xuống đến vĩ tuyến 17 tại sông Bến Hải. Còn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc lãnh thổ nước VNCH nên sự nhượng đất vô giá trị. Nói cách khác, người ta không thể kính biếu hay hiến dâng cho ai cái gì mà người ta không có! 

Chính vì những lỗi vừa sơ đẳng (không phân biệt được đảo với quần đảo) vừa thông tin tuyên truyền (che dấu sự chuyển nhượng lãnh thổ của nhà cầm quyền cho ngoại bang) nên tôi không còn hứng thú gì để đề cập đến quyển sách mới này nữa.

image005

Đảo Hoàng Sa được người Tàu xây dựng thành đô thị kiên cố như

thế này, biết bao giờ người Việt mới lấy lại được? (Bộ sưu tập TAT)

Vietnam, Territoriality and the South China Sea Paracel and Spratly Islands vì thế không đáng gì mà tôi phải bỏ ra $US13.11, âu cũng là cái giá phải trả của người chuyên môn về thư-tịch-học!

Trần Anh Tuấn

9.12.2020

24 Tháng Ba 2016(Xem: 8877)