Viện Khổng Tử: Việt Nam nên bắt chước Mỹ dẹp Khổng Tử

04 Tháng Chín 20208:11 SA(Xem: 5814)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THAM LUẬN - THỨ SÁU 04 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Viện Khổng Tử: Việt Nam nên bắt chước Mỹ dẹp Khổng Tử


image008image010

Khai trương Viện Khổng  Tử ở trường Đại học Hà Nội. Ngày 27/12/2014, trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại trường với sự tham gia về phía Việt Nam khi đó có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội.


Ngoại trưởng Pompeo hy vọng đóng cửa tất cả Viện Khổng tử ở Mỹ


VOA 02/09/2020


image011

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/9 bày tỏ hy vọng rằng tất các trung tâm văn hóa của Trung Quốc nằm tại các trường đại học của Hoa Kỳ, gọi là Viện Khổng tử, sẽ bị đóng cửa vào cuối năm, theo Reuters.


Tháng trước, ông Pompeo nói rằng các Viện Khổng tử của Trung Quốc ở Mỹ “thúc đẩy ảnh hưởng xấu và tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh” và yêu cầu các trung tâm này phải đăng ký là phái bộ nước ngoài.


Khi đó, ông David Stilwell, nhà ngoại giao phụ trách về Đông Á, nói rằng hàng chục Viện Khổng tử tại các đại học Mỹ sẽ không bị đuổi khỏi Hoa Kỳ, nhưng các đại học Mỹ cần phải “xem xét kỹ” các trung tâm này đang làm gì.


Theo Reuters, ông Pompeo đã được hỏi về cảnh báo của ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, về sự cần thiết phải tránh Chiến tranh Lạnh mới.


Ông Pompeo nói rằng có “sự tương quan về Chiến tranh Lạnh”, nhưng các thách thức với Trung Quốc thì khác.


“Chuyện này khác với Chiến tranh Lạnh ở chỗ chúng tôi bị thách thức bởi một đất nước với 1,4 tỷ dân”, ông Pompeo nói, theo Reuters.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt Nam thời báo


15.08.2020 2:28 


Trần Đoàn Khánh Vân


(VNTB) – Bộ Ngoại giao Mỹ đã coi các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở nước này là phái bộ nước ngoài, và buộc phía Trung Quốc phải cung cấp thông tin nhân sự, tài chính. Liệu Viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội… sẽ tuyên truyền những cái gì khác ngoài văn hóa Khổng – Mạnh, ví dụ như tư tưởng bành trướng Đại Hán?

Viện Khổng Tử ở thủ đô Hà Nội

Ngày 27/12/2014, trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại trường với sự tham gia về phía Việt Nam khi đó có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội.


Về phía Trung Quốc có ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp); ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Lương Hồng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Quảng Tây…


Trong bài phát biểu mang tính nghi thức, ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội nói rằng: “Việc thành lập Viện Khổng Tử góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại trường, đồng thời góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc”.


Được thành lập từ năm 1959, tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ được nghiên cứu và giảng dạy từ những ngày đầu thành lập trường Đại học Hà Nội. Tính từ ngày thành lập đến nay, trường Đại học Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 50 trường đại học của Trung Quốc; trong đó trường Đại học Sư phạm Quảng Tây là đối tác truyền thống.


Bà Nguyễn Thị Cúc Phương, phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội. Con số báo cáo cho biết, tính đến cuối tháng 11/2019, tổng số học viên của Viện Khổng Tử tại Hà Nội đã đạt 1.772 lượt người, số lượng người tham gia các hoạt động văn hóa đạt 28.920 lượt người.


Việt Nam là nước cuối cùng ở khu vực Mê Kông có Viện Khổng Tử?

Thái Lan có Viện Khổng Tử vào năm 2006; Năm 2009, Campuchia có tới 4 chi nhánh mở rộng của Viện Khổng Tử ở các vùng khác nhau.


Năm 2008, Myanmar cho phép lập một Viện Khổng Tử tại một trường dạy nghề và ngôn ngữ ở Yangoon có tên gọi Fuxing Language and Computer School, một chi nhánh khác của viện này đặt tại Trường Ngôn ngữ và Máy tính Fuquing (Fuquing Language and Computer School) thuộc tỉnh Mandalay, miền trung Myanmar.


Tháng 3/2010 Đại học Quốc gia Lào đã cho phép Viện Khổng Tử đặt một cơ sở tại trường này.


Tháng 4/2008, Đại học Sư phạm Quảng Tây đã thỏa thuận với Đại học Hà Nội về việc thành lập một Viện Khổng Tử tại trường. Thỏa thuận đã được Việt Nam chấp nhận bằng một thông báo của Thủ tướng Chính phủ năm 2009 cho phép thành lập thí điểm một Viện Khổng Tử.


Tuy nhiên, cho đến tận tháng 12/2011, Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Việt Nam với tư cách là phó Chủ tịch Trung Quốc, vẫn phải “mong mỏi Chính phủ Việt Nam sớm tạo điều kiện để thành lập Viện Khổng Tử tại Việt Nam”.


Mãi đến 2 năm sau, tháng 12/2013, Văn phòng Hán Bản tại Bắc Kinh mới phát đi thông báo chính thức được phép mở Viện Khổng Tử tại Việt Nam và một năm nữa, tháng 12/ 2014, Văn phòng Viện Khổng Tử đặt tại Đại học Hà Nội mới được khai trương, nhân chuyến thăm của ông Yu Zhengsheng, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị Trung Quốc. Đại học Sư phạm Quảng Tây được Hán Bản giao chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Viện Khổng Tử tại Việt Nam.


Về tổ chức, tất cả các văn phòng của Viện Khổng Tử đều được đặt trong khuôn viên của cơ sở giáo dục địa phương, chứ không đặt bên ngoài cơ sở giáo dục như cách thức các Viện Goethe (Đức), L’Espace (Pháp), hay Viện Cambridge (Anh) đã làm tại nhiều quốc gia.


Việc đặt các Viện Khổng Tử tại các cơ sở giáo dục của các nước láng giềng và cung cấp sách giáo khoa, học liệu, giáo viên của Hán Bản cho các học viện này, được cho là những hoạt động có tính nhạy cảm chính trị, thậm chí có thể được xem như một can thiệp vào hệ thống giáo dục vốn thuộc kiểm soát của các quốc gia.


Viện Khổng Tử ở Hà Nội là vỏ bọc chính trị?

Ngờ vực này có duyên cớ là Viện Khổng Tử vốn được xem ‘cánh tay nối dài’ của tư tưởng bành trướng Đại Hán mà Trung Quốc muốn cài cắm trên toàn cầu.


Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học Phát triển, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có nhận xét như sau:


“Việt Nam không cần Viện Khổng Tử thì cũng đã là một xã hội ảnh hưởng Khổng giáo từ hàng ngàn năm rồi. Vấn đề không nằm ở chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc, mà là ở cách nghĩ đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ quan tâm tiếp xúc cấp cao, giữa các quan chức của hai đảng và hai nhà nước mà bỏ qua mọi quan tâm từ phía người dân. Vậy nên trong con mắt họ thì Học viện Khổng tử thực ra chỉ là vỏ bọc của một tổ chức chính trị và tuyên truyền của nhà nước…”.


Sinh tiền, giáo sư Ngô Đức Thọ (10/01/1936 – 30/04/2019) – Viện Hán Nôm, từng lên tiếng cảnh báo về cái mà ông gọi là sai lầm rất lớn của chính quyền:


“Còn mặt tiêu cực thì rõ ràng bởi vì trong khi tuyên truyền vấn đề văn hóa Trung Hoa thì họ lồng tất cả những tư tưởng của chủ nghĩa bành trướng hiện đại để mà ca ngợi không những ngày xưa, mà còn ca ngợi chủ nghĩa bành trướng hiện nay của Tàu, thì tôi thấy đây là một điều rất mất cảnh giác.


Chúng ta nói là chống diễn biến hòa bình, nhưng đây là đồng ý đưa tư tưởng của quân thù địch vào đất nước. Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa tuy là rất lớn nhưng xảy ra ngoài biển Đông, nhưng bây giờ không còn là chuyện Biển Đông mà mang ngay tư tưởng bành trướng Đại Hán cắm giữa thủ đô Hà Nội, thì tôi cho đó là một sự sai lầm rất lớn đối với tư tưởng dân tộc, bảo vệ chủ quyền Việt Nam chưa cân nhắc kỹ càng. Nhà nước cứ làm những chuyện tréo ngoe như thế thì quần chúng nhân dân, giới trí thức phải có những tình cảm ngược lại thôi”.


Trong một diễn biến khác, dư luận trong nước Trung Quốc đã xuất hiện các ý kiến cho rằng các Viện Khổng Tử cũng là nơi để các quan tham kiếm chác bằng cách xin kinh phí mở trường, đưa con cái, người thân sang làm giáo viên, rồi dần dần tìm cách nhập cư các nước phương Tây sở tại.


Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong 2 năm qua, hàng chục trường cao đẳng và đại học ở Mỹ đã quyết định cắt đứt quan hệ và đóng cửa các Viện Khổng Tử. Các trường đại học ở Thụy Điển, Đức, Ấn Độ, Úc và vài nơi khác, hoặc đóng cửa các viện Khổng Tử hoặc yêu cầu các cơ sở này minh bạch hoạt động.