Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’

14 Tháng Bảy 20202:07 CH(Xem: 5165)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ BA 14 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image002


Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’


BBC 14/7/2020


image004

Nguồn hình ảnh, Kien Pham. Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa


Dư luận Việt Nam đang hết sức quan tâm diễn biến ngày 13/7/2020 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết khu vực Biển Đông.


Tuyên bố dài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: "Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng giống như chiến dịch hăm dọa của họ nhằm kiểm soát tài nguyên."


Trả lời BBC News Tiếng Việt ngay sau khi đọc tuyên bố của ông Mike Pompeo, chuyên gia Biển Đông, bà Ketian Vivian Zhang, cho biết suy nghĩ.


"Tuyên bố lần này là mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước tới nay."


"Các chính phủ trước đây thường có lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền, và tập trung vào các hành động đe dọa của Trung Quốc, và tự do đi lại cho Hoa Kỳ."


Bà Ketian Vivian Zhang nhận bằng tiến sĩ về Chính trị học tại trường MIT năm 2018.


Năm 2016, bà có thời gian là học giả thăm viếng (visiting scholar) tại Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (China National Institute of South China Sea Studies).


Hiện bà làm việc tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ trong tư cách trợ lý giáo sư (assistant professor).


image005


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,


Ngư dân Việt Nam, ảnh minh họa


Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Ketian Vivian Zhang nhận định:


"Tuy nhiên, tuyên bố của Hoa Kỳ vẫn mơ hồ khi xét về cam kết hành động.


"Ngoại trưởng Mỹ có ý gì khi ông nói Hoa Kỳ 'đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á'? Điều này vẫn mơ hồ vì nó có thể bao hàm ủng hộ bằng lời nói, cho tới trợ giúp thật về quân sự (nhưng cái này cũng có thể gồm nhiều hình thức và mức độ khác nhau.)"


"Vì thế, chắc chắn đây là tuyên bố mạnh mẽ nhưng không chắc nó sẽ có thể kiềm chế hành vi của Trung Quốc tới đâu."


Bà Ketian Vivian Zhang cho rằng Trung Quốc sẽ càng tăng cường hướng tới dùng các biện pháp pháp lý để biện minh cho chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời duy trì sự đe dọa.


"Còn về phản ứng của các nước Đông Nam Á, tôi đoán họ có thể một phần vững tin về cam kết của Mỹ."


"Nhưng nếu không có hành động cụ thể, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều hơn để chứng tỏ cam kết với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á."


Tuyên bố của Hoa Kỳ ngày 13/7 nói: "Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei, và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)".


Ngoại trưởng Mỹ nói: "Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8877)