Mỹ khai thác nỗi tức giận của láng giềng châu Á đối với Trung Quốc

04 Tháng Năm 20209:31 SA(Xem: 5733)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 04 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Mỹ khai thác nỗi tức giận của láng giềng châu Á đối với Trung Quốc


RFI 04/05/2020


image008

Ảnh tư liệu : Một tàu hải cảnh Trung Quốc đi sát tàu tuần dương Nhật Bản tại biển Hoa Đông, cách không xa quần đảo Snekaku. Ảnh chụp ngày 23/04/2013 REUTERS/Kyodo


Thanh Phương


Hoa Kỳ đang hy vọng có thể khai thác nỗi tức giận về các hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông để lôi kéo các nước tranh chấp khác đối đầu với Bắc Kinh.


Trong những tuần qua, Trung Quốc đã liên tục có những hành động xâm lấn, gây thêm căng thẳng trên Biển Đông: cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam; đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào sát khu vực mà tàu thăm dò dầu khí của công ty Petronas, Malaysia đang hoạt động; thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa để quản lý hai quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.


Trong cuộc họp qua video với các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thừng tố cáo Bắc Kinh lợi dụng lúc thế giới đang tập trung chống đại dịch Covid -19 để tiếp tục xâm lấn trên Biển Đông và ông kêu gọi các nước ASEAN hãy đứng dậy để đối đầu với Trung Quốc.


Tuy nhiên, theo các nhà phân tích được nhật báo Anh Financial Times trích dẫn ngày 04/05/2020, thật ra Bắc Kinh không hề nhân cơ hội có dịch Covid-19 để tung ra một chiến dịch mới trên Biển Đông. Nhưng họ nghĩ rằng dịch bệnh là cơ hội cho chúng ta thấy rõ hơn chính sách của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.


Financial Times trích lời ông Gregory Poling, giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, ghi nhận:  « Trung Quốc đang làm điều mà họ vẫn làm ở Biển Đông, nhưng đi xa hơn nhiều so với cách đây vài năm trên con đường tiến tới kiểm soát (vùng biển này). »


Từ năm 2012, Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, đồng thời phát triển lực lượng hải cảnh và dân quân biển, và như vậy coi như kiểm soát phần lớn Biển Đông. Các nước tranh chấp khác, đặc biệt là Việt Nam, đã hoàn toàn bất lực, không chặn được, thậm chí không làm chậm lại được đà lấn lướt của Trung Quốc.


Các chiến hạm và các phi cơ của Mỹ đúng là vẫn thường xuyên tuần tra tại các khu vực mà Trung Quốc giành chủ quyền trên Biển Đông. Nhưng các chiến dịch đó chủ yếu nhằm bảo đảm tự do hàng hải, cho nên các nước Đông Nam Á vẫn có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ lo cho lợi ích riêng hơn là hỗ trợ các quốc gia này. Theo các nhà phân tích, cảm tưởng đó càng tăng thêm kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, vì chính sách Biển Đông của chính quyền Trump chỉ giới hạn trong việc tiến hành các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải.


Nhưng nay, sự phẫn nộ đang dâng cao và không chỉ có Việt Nam mà các nước khác cũng đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Bắc Kinh. Malaysia, vốn rất kín tiếng, đã phản đối việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát đến khu vực mà tàu của Petronas đang hoạt động, tuy không nêu đích danh Bắc Kinh. Đáng ngạc nhiên hơn, Philippines ( mà tổng thống Duterte là một nhân vật được xem là thân Bắc Kinh ) đã gởi hai công hàm phản đối việc Trung Quốc lập hai quận để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa và phản đối vụ tàu chiến Trung Quốc chĩa hệ thống kiểm soát pháo về phía một chiến hạm của Philippines trên Biển Đông vào tháng 2 vừa qua.


Theo Financial Times, các nhà phân tích nghĩ rằng các vụ nói trên có thể sẽ khiến một số nước Đông Nam Á sát cánh với nhau hơn, hoặc sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ với Mỹ. Ông Bec Strating, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc, ghi nhận hai sự kiện đáng chú ý : Philippines bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam sau vụ tàu cá bị đâm chìm và hải quân Úc tập trận với các chiến hạm Mỹ tại một số khu vực tranh chấp trên Biển Đông.


Về phần Michael O’Hanlon, giám đốc chương trình chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, ông cho rằng những hành động vừa qua của Trung Quốc sẽ có lợi cho Hoa Kỳ, vì như vậy là Washington sẽ có một vị thế mạnh hơn khi thương lượng việc mở các căn cứ quân sự (ở châu Á).

05 Tháng Ba 2017(Xem: 7782)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 8022)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8955)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8629)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8907)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8542)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8388)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8686)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8776)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8462)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8530)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8454)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8721)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8234)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8665)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8096)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8635)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.