Trung Quốc tung ra đòn phép mới : "Tứ Sa" thay thế cho lưỡi bò

25 Tháng Tư 202010:19 SA(Xem: 5622)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BẨY 25 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Trung Quốc tung ra đòn phép mới : "Tứ Sa" thay thế cho lưỡi bò


Biển Đông: Lý do Trung Quốc đi nước cờ ‘yêu sách Tứ Sa’


PHÁP LUẬT 25/4/2020


(PL)- Trung Quốc dùng thuật ngữ yêu sách Tứ Sa không đồng nghĩa là nước này từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp.


Gần đây, truyền thông đưa tin Trung Quốc (TQ) bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền và nỗ lực thể chế hóa cái gọi là “yêu sách Tứ Sa”, thay vì nhắc lại yêu sách đường lưỡi bò (hay đường chín đoạn). Các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có nhiều mổ xẻ về bản chất phi pháp của yêu sách Tứ Sa của TQ, đồng thời nhấn mạnh rằng bản chất yêu sách này của Bắc Kinh vẫn là độc chiếm hầu hết diện tích của biển Đông mà đường lưỡi bò thể hiện trước đó.


Không từ bỏ tham vọng đường lưỡi bò phi pháp


Đầu tiên phải khẳng định: TQ chưa bao giờ từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò. Trong Công hàm số CML/14/2019 do TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi tháng 12 năm ngoái, nước này dẫn lại Công hàm số CML/17/2009 được gửi lên LHQ vào 10 năm trước đó - có đính kèm bản đồ yêu sách đường lưỡi bò. Năm 2009 được xem là lần đầu tiên TQ chính thức đưa bản đồ đường lưỡi bò lên LHQ để chính thức hóa quan điểm của họ về yêu sách chủ quyền ở biển Đông.


Trong Công hàm số CML/11/2020 gửi lên LHQ hồi tháng 3 năm nay, TQ tuy không nhắc lại Công hàm số CML/17/2009 (trực tiếp có bản đồ đường lưỡi bò) nhưng dẫn lại Công hàm số CML/14/2019 (tức là gián tiếp bao hàm bản đồ đường lưỡi bò). Mới nhất, TQ gửi Công hàm số CML/42/2020 lên LHQ vào tháng 4 năm nay, tiếp tục viện dẫn lại công hàm năm 2009 có đường lưỡi bò.


Như vậy, đường lưỡi bò đã và đang đi xuyên suốt hành trình của TQ trong việc nêu ra lập trường về chủ quyền ở biển Đông trước LHQ. Điều này không khó hiểu, bởi lẽ Bắc Kinh không dễ dàng từ bỏ yêu sách phi pháp này, vì cho đến nay nó được xem là một lập trường được TQ chính thức hóa trước công luận.


Việc “lùi lại” hay thay đổi quan điểm sẽ khiến TQ khó ăn khó nói với thế giới, đặc biệt có thể khiến nước này dễ rơi vào tình thế “trước sau bất nhất”. Vậy nên, có lúc TQ tuyên truyền mạnh đường lưỡi bò, có khi phải dùng các thuật ngữ khác có cùng bản chất bá quyền; có khi dùng phương tiện ngoại giao (như công hàm), có khi lại dùng các phương tiện truyền thông để truyền bá yêu sách, đảm bảo nguyên tắc thống nhất: TQ không từ bỏ lợi ích đường lưỡi bò phi pháp. Tất cả đều nằm trong cuộc chiến truyền thông/cuộc chiến thông tin, tuyên truyền của TQ.


image016
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng liên tục có phát ngôn sai trái, bị Việt Nam và nhiều nước bác bỏ. Ảnh: INTERNET


Từ đường lưỡi bò phi pháp đến Tứ Sa vô căn cứ


Trong các công hàm số CML/14/2019 và số CML/11/2020 gửi tổng thư ký LHQ, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố nước này có chủ quyền đối với khu vực Nam hải chư đảo, gồm bốn nhóm đảo mà TQ gọi là quần đảo: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield, một bãi ngầm hoàn toàn nằm dưới mặt nước ngay cả khi triều xuống thấp nhất).


Song song đó, TQ đòi hỏi các quyền lợi phi lý liên quan đến vùng biển rộng lớn này, như: (a) Các nhóm đảo nói trên là quần đảo và được sử dụng đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở và vùng nước quần đảo; và (b) Các nhóm đảo này có vùng nước quần đảo, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tính từ đường cơ sở thẳng. Cạnh đó, TQ vẫn theo đuổi quan điểm nước này có quyền lịch sử ở biển Đông, điều mà Tòa Trọng tài năm 2016 đã bác.


Theo một số nhà nghiên cứu, bản chất yêu sách Tứ Sa không phải mới. Các ý tưởng về việc áp dụng các đường cơ sở thẳng theo kiểu TQ, vốn rất vô lý và tùy tiện, cũng được TQ đơn phương tuyên bố từ nhiều năm trước, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước.


Công hàm (mà TQ gửi lên LHQ ngày 17-4) nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách này. Việt Nam cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam NGÔ TOÀN THẮNG nói hôm 23-4 

Việc Bắc Kinh đẩy mạnh sử dụng thuật ngữ yêu sách Tứ Sa thời gian gần đây trên các kênh ngoại giao, truyền thông có lẽ xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn. Thứ nhất, dù phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 không trực tiếp bác bỏ chủ quyền của TQ trong phạm vi yêu sách đường lưỡi bò (vì không thuộc thẩm quyền của tòa) nhưng phán quyết không công nhận cái mà TQ gọi là “quyền lịch sử” tại vùng biển rộng lớn mà họ muốn độc chiếm.


Phần đông thế giới, những ai tôn trọng Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đều đồng thuận: Phán quyết năm 2016 đã xóa bỏ khiến tính pháp lý của đường lưỡi bò và TQ dù muốn hay không cũng đã thua trong “cuộc chiến pháp lý” này. Vì vậy, việc TQ có phần hạn chế việc sử dụng thuật ngữ đường lưỡi bò cũng là để tránh dư luận quốc tế liên tưởng đến phán quyết năm 2016.


Song song đó, việc diễn giải yêu sách Tứ Sa cũng được TQ cẩn thận tính toán, sử dụng câu từ có phần mạch lạc hơn, gần gũi hơn, ra vẻ “thượng tôn pháp luật” hơn, được cập nhật nhiều hơn các khuyến nghị có lợi từ giới học giả TQ và thân TQ, so với một yêu sách đường lưỡi bò bị đánh giá là rất mơ hồ. Quan trọng không kém, có học giả cho rằng trong khi yêu sách đường lưỡi bò chiếm hơn 80% diện tích biển Đông thì với yêu sách Tứ Sa, TQ tham vọng độc chiếm vùng biển rộng lớn hơn, ước tính trên 90% biển Đông.


image014
Yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: CSIS


Từng bước thể chế hóa


Nếu như giai đoạn trước năm 2013, TQ tập trung vào việc cưỡng chiếm các thực thể quan trọng ở biển Đông từ sự kiểm soát của các nước thì giai đoạn sau đó đến năm 2019, Bắc Kinh đẩy mạnh hết mức việc bồi lấp, xây dựng hạ tầng biển Đông. Hai giai đoạn này diễn ra, tuy vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia nhưng về tổng thể TQ cũng chiếm được một số ưu thế.


Bằng chứng là: TQ đã chiếm được một số thực thể có vị trí địa chiến lược khá quan trọng, tiến hành xây đảo nhân tạo trái phép mà không gặp quá nhiều cản trở trên thực địa. TQ ngoài mặt dân sự hóa các đảo nhân tạo bằng cách đưa dân ra sinh sống, xây dựng đường bay, mở dịch vụ du lịch, đặt trạm nghiên cứu, dự báo thời tiết, hải đăng,... còn thể hiện, qua hình ảnh vệ tinh từ các cơ quan nghiên cứu của Mỹ và nước ngoài cung cấp, nỗ lực quân sự hóa, biến các đảo nhân tạo thành các tiền đồn quân sự, bao gồm lực lượng vũ trang.


Giai đoạn năm 2020 cung cấp các chỉ dấu cho thấy TQ đang từng bước “thể chế hóa” những khu vực chiếm đóng, đầu tư trái phép suốt nhiều năm qua. Từ việc lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa” đến việc cập nhật cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” (tên chính thức) cho hàng chục thực thể. Dù bị phản đối và biết rõ những việc làm này là vô ích về mặt luật pháp quốc tế nhưng TQ vẫn cố tình thực hiện, thậm chí kéo dài để hòng tạo ra thực trạng “bình thường mới” hay “chuyện đã rồi” để thế giới phải chấp nhận.


Tiết lộ nội dung cuộc diễn tập tàu chiến Mỹ-Úc


Chuyên trang Naval Technology ngày 23-4 tiết lộ nội dung cuộc tập trận chung của nhóm tàu hộ vệ HMAS Parramatta (Úc) và tàu khu trục USS Barry, tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (Mỹ). Theo đó, tàu HMAS Parramatta và tàu USS Bunker Hill tham gia diễn tập phối hợp lực lượng và diễn tập cơ động trên biển.


Cạnh đó, cả bốn tàu cùng nhau diễn tập bắn đạn thật và điều phối hoạt động trực thăng, cũng như diễn tập bảo vệ lực lượng tàu chiến nhỏ với mục tiêu bảo vệ là tàu HMAS Parramatta. Ngoài ra, tàu HMAS Parramatta còn thực hiện các hoạt động phối hợp chỉ huy - điều khiển và tương tác tác chiến với các tàu chiến Mỹ.


Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tàu viễn chinh USS America, tuyên bố: “Việc thể hiện khả năng tác chiến chung ở biển Đông gửi đi thông điệp rõ ràng đến các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực rằng chúng tôi cam kết sâu sắc về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do”. 

ĐỖ THIỆN
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 8408)
"Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông".
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 8647)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đừng quên Trường Sa!
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 8290)
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cũng đã tuyên bố tại một hội thảo khoa học Trung Quốc như sau: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho tàng này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt xuống biển sâu, thăm dò biển sâu và phát triển biển sâu".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 7842)
"Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh".
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 8555)
"Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Eleanor Wang tuyên bố rằng chính phủ của bà Thái Anh Văn, mới nhậm chức hôm 20/5, sẽ giữ nguyên quan điểm mà Đài Bắc đã duy trì suốt 60 năm qua".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 8299)
"Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".
26 Tháng Năm 2016(Xem: 8190)
"Điều đáng nói là căn cứ vào những gì đang được thảo luận, nhân thượng đỉnh G7 mở ra tại Nhật Bản trong hai ngày 26-27/05, Bắc Kinh cũng sẽ phải lãnh một ngón đòn ngoại giao thứ hai vì những hành động quá đáng của họ, đặc biệt là tại Biển Đông".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 8567)
Ngay tại Hà Nội, nhân ngày công du đầu tiên, tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 23/05/2016 đã công khai loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, ông Obama như vậy đã gởi đi một thông điệp cứng rắn hướng về cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 8582)
Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 9588)
"Chiếc lá thuyền chài dường như đang rình rập đàn cá chui vào rọ. Tội nghiệp đàn cá hiền lành rung rinh vẫy đuôi chào mừng phơi lưới giăng giăng. Tội nghiệp, nó là ân nhân mang lại niềm vui cho kẻ nghèo khó. Có bao nhiêu triệu gia đình nghèo ăn cá nhỉ. Tôi cũng không rõ. Chả có thống kê nào ghi chú về điều này. Người nghèo hay dễ bị bỏ quên".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 10828)
Xin minh định: tôi không phải là một nhà viết Sử, biên khảo Sử, hay một nhà hải dương chuyên nghiên cứu về biển - đảo. Tôi chỉ là một nhà báo bình thường sống và làm việc ở nam California, do thôi thúc của nghề nghiệp mà lai vãng tới những "tọa độ" có cơ hội tìm đến. Thế cho nên, những cái gì mà tôi nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy ở Việt Nam - Trường Sa, ... tôi có bổn phận ghi chép lại trong sự hiểu biết giới hạn và có thể không thoát khỏi đặc chứng của tình cảm vụn vặt. (Theo lời người viết)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9309)
Chiến sự Biển Đông: Mũi tên xám lớn: Đường tiến quân xâm lược của Bắc kinh xâm lược Việt Nam và Đông Nam Á. Đồ họa VĂN HÓA MAP - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á"
18 Tháng Tư 2016(Xem: 8995)
"The Washington Post ngày 13/4 nhận định, Trung Quốc có tham vọng cuồng nhiệt là kiểm soát (phi pháp) toàn bộ Biển Đông, phần nào là để xây dựng "công sự/nơi ẩn náu" cho tàu ngầm của họ, khu vực này là một vùng biển có độ sâu trên 2.400 m và rãnh biển có thể giúp tàu ngầm ẩn náu".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 8381)
"Reuters ngày 13/4 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên cho biết, Việt Nam và Philippines đang thảo luận về khả năng diễn tập quân sự và tuần tra hải quân chung trên Biển Đông. Thông tin được đưa ra khi Bộ Quốc phòng hai nước đang tổ chức đối thoại song phương cấp Thứ trưởng về chính sách quốc phòng hai nước lần đầu tiên tại Hà Nội".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 11667)
Tình hình chiến sự biển Đông Năm nay, Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan 981 ra khu vực này rõ ràng cho thấy, ý đồ dùng nó làm công cụ để âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, vở kịch giàn khoan 981 sẽ trở thành một "trạng thái bình thường mới". Dù Việt Nam có phản đối cũng khó ngăn chặn được quyết tâm (dã tâm) này của Trung Quốc.