Biển Đông một năm sóng gió: Từ tàu khảo sát địa chất tới Hàng không Mẫu hạm

05 Tháng Ba 20208:32 SA(Xem: 5478)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ NĂM 05 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Biển Đông một năm sóng gió: Từ tàu khảo sát địa chất tới tàu sân bay


28/12/2019


TTO - Năm 2019 đã qua được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hai chiếc tàu Trung Quốc, tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 và tàu sân bay Sơn Đông.


image023

Mẫu hạm  Sơn Đông là tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng lấy đầu tiên - Ảnh: Reuters


Việc này như hai mốc chính của một sự thay đổi lớn lao với tình hình Biển Đông, khi sự lấn lướt và ý đồ thôn tính của Trung Quốc dấn thêm một bước dài.


Tất cả bắt đầu từ ngày 3-7-2019, khi Hải Dương địa chất 8 (HDD-8), một tàu thuộc Cục Khảo sát địa chất Trung Quốc, tự tiện tới khảo sát đáy biển tại một khu vực về phía đông bắc bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.


Những đường cày trên biển


Trong hơn một tháng, HDD-8 thực hiện nhiều vòng khảo sát dầu khí trên diện tích 35.000km2 mặt nước, bao gồm mười khối phía đông bắc bãi Tư Chính.


Các tác giả của nghiên cứu "Sự cố bãi Tư chính: Diễn biến và điều gì tiếp theo" (The Vanguard Bank Incident: Developments and What Next?) thuộc Viện Yusof Ishak, Singapore, cho rằng căn cứ thời điểm cuộc khảo sát, Trung Quốc dường như đang gửi một thông điệp gây sự, phá việc Việt Nam tham gia thỏa thuận với Rosneft - công ty khí đốt lớn nhất của Nga, để khoan thăm dò trong lô 06-01, nằm ở phía tây bắc bãi Tư Chính, trong phạm vi EEZ của Việt Nam.


Tất nhiên, HDD-8 không đến đó một mình. Nó được hộ tống vòng trong bởi tàu hải cảnh, còn vòng ngoài là 4-5 tàu hải cảnh khác, cùng các tàu dân quân của Trung Quốc, có lúc tập trung đến 80 chiếc các loại xung quanh HDD-8, nhằm ngăn chặn các tàu Việt Nam cố gắng can thiệp và thực thi nhiệm vụ chấp pháp.


Căng thẳng xảy ra khi các tàu Trung Quốc đâm và dùng vòi rồng để xua đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam đang đến gần HDD-8.


Trước vụ HDD-8, theo Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), các tàu hải cảnh Trung Quốc, cụ thể là tàu Hải Dương 3511, được trang bị hải pháo 76mm, hôm 16-6 đã tự tiện tuần tra tại khu vực lô 06-01, chỉ cách 190 hải lý so với bờ biển đông nam Việt Nam, mà một liên doanh dầu khí Việt - Nga đã thăm dò và khai thác nhiều năm qua. Lô 06-01 là vị trí nơi có dự án Nam Côn Sơn quan trọng, mà BP và ConocoPhillips từng phát triển vào đầu những năm 2000 để dẫn khí vào đất liền Việt Nam.


Hiện khí thiên nhiên từ lô 06-01 cung cấp khoảng 10% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Hãng dầu khí Nga Rosneft đã tiếp quản lô này vào năm 2013 khi mua lại tập đoàn TNK-BP.


Vào tháng 5-2018, Rosneft ký hợp đồng với Hakuryu-5, một giàn khoan nửa chìm thuộc sở hữu của Công ty Khoan dầu khí Nhật Bản, để khoan một giếng sản xuất mới trong lô 06-01 tại mỏ khí thứ hai tên gọi Lan Đỏ.


Đáng nói là Rosneft đã "dấn thân" mặc dù từng xảy ra hai sự cố trước đó vào tháng 7-2017 và tháng 3-2018, khi Trung Quốc "phùng mang trợn mắt" đòi Việt Nam phải hủy dự án khoan hợp tác với công ty Tây Ban Nha Repsol ở các lô gần đó.


Trên các bản đồ ghi nhận đường đi của tàu HDD-8 xuất hiện những đường kẻ đan đi, đan lại trông như những đường cày trên biển, cùng những vạch biểu thị đường đi của các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam trong nỗ lực chấp pháp.


Suốt trong thời gian đó, Việt Nam đã một mặt giữ vững "trận địa", mặt khác phản công ngoại giao bằng cách "đa phương hóa" nội vụ, tỉ như tại Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 52 tại Bangkok, cuối tháng 7 đầu tháng 8-2019, bằng những trao đổi với Ngoại trưởng Nhật Taro Kono hay với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hoặc các ngoại trưởng khác trong khối ASEAN, và nêu vấn đề này ngay trong cuộc họp ASEAN - Trung Quốc hôm 31-7-2019.


Ngày 1-8-2019, Hoa Kỳ đã gửi tàu sân bay USS Ronald Reagan đi qua Biển Đông trước khi ghé vịnh Manila. Trong chuyến thăm Hà Nội tháng 8-2019, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini đã bày tỏ mối quan tâm của EU về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông - điều mà Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng đã làm trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8-2019.


Đến hạ tuần tháng 8, đại tướng Dave Goldfein - tham mưu trưởng không lực Hoa Kỳ, cùng một đại tướng không quân khác là Charles


Q. Brown - tư lệnh không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã thăm Việt Nam trong hai ngày 18 và 19-8-2019... Rồi thì phía Trung Quốc cũng ngưng "cày" trên Biển Đông!


Trí trá xảo ngôn


Mới hôm 22-12, nhà nghiên cứu Ryan Martinson của Học viện Hải chiến Hoa Kỳ đã báo động trên Twitter của ông rằng đang có "một cuộc tập hợp bất thường của tàu hải cảnh Trung Quốc ở phần phía nam Biển Đông", và ông tự hỏi điều gì đang diễn ra.


Sang 23-12, ông công bố bức ảnh ghi lại "đường cày trên biển" của một chiếc tàu hải cảnh mang số hiệu CCG 35111, kèm theo hình ảnh chiếc này. Có thể đoán rằng Trung Quốc nay đang muốn chuyển hướng, sau khi thôi ở khu vực của Việt Nam quay qua phía Philippines để tiếp tục "nghiên cứu khảo sát", nếu khổ chủ tự trói tay sẽ chẳng khác gì dâng các lô dầu khí của mình cho Trung Quốc.


Thế nhưng trước đó, hôm 11-12, giáo sư Martinson công bố trên Twitter của mình đường dẫn đến một thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề ngày 10-12 về việc tăng cường quản lý nghiên cứu khoa học trên vùng biển thuộc quyền tài phán nước ngoài. Thoạt trông, có thể tưởng thông báo này xuất hiện là do Trung Quốc vấp phải những phản đối kịch liệt trên biển.


Thông báo mở đầu bằng việc tung hô Luật biển: "Để tăng cường hơn nữa việc quản lý nghiên cứu khoa học trong các khu vực thuộc thẩm quyền nước ngoài, theo luật pháp và quy định có liên quan của Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, và có liên quan đến các thông lệ trong và ngoài nước có liên quan, chúng tôi nay thông báo..."


Thông báo cũng nêu bật tinh thần "yêu nhân loại" của Trung Quốc: "Tất cả các địa phương và ban ngành nên được hướng dẫn bởi tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới, thực hiện toàn diện tư tưởng ngoại giao trong thực tiễn, thực hiện các khái niệm về một cộng đồng định mệnh chung cho nhân loại và một cộng đồng định mệnh chung cho biển cả, tăng cường phối hợp, và tuân thủ các quy tắc quốc tế".


Thông báo nêu rõ phạm vi áp dụng trong đoạn (1): "Thông báo này được áp dụng cho các hoạt động điều tra và nghiên cứu về môi trường biển và tài nguyên biển... trên vùng biển thuộc thẩm quyền nước ngoài...


Vùng biển thuộc quyền tài phán nước ngoài bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các nước ngoài tuyên bố không có tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán với Trung Quốc"; và đoạn (2): "Khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học ở vùng lãnh hải nước ngoài, nếu có các quy định khác ở quốc gia đó, sẽ bị xử lý theo quy định của quốc gia tương ứng".


Có vẻ như Trung Quốc tỏ vẻ thượng tôn luật pháp khi nêu rõ tàu khảo sát của mình khi hoạt động ở vùng biển nước ngoài nào sẽ chịu phân xử bởi pháp luật nước đó.


Thế nhưng, mấu chốt của sự trí trá nằm ở định nghĩa vùng biển thuộc quyền tài phán nước ngoài: "bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các nước ngoài tuyên bố không có tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán với Trung Quốc".


Với đường chín đoạn bất hợp pháp bao trùm lên tất cả, Trung Quốc gần như coi mọi lãnh hải các nước ven Biển Đông khác là vùng tranh chấp, như đã thấy trong vụ bãi Tư Chính. Thành ra, thông báo trên không có giá trị gì!


Sơn Đông diễu võ


Một tuần sau thông báo "kỳ dị" đó, hôm 17-12 tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo mang tên Sơn Đông chính thức được đưa vào biên chế của hải quân nước này, cụ thể là hạm đội Nam Hải đang lất át trên Biển Đông.


Trên lý thuyết, tàu sân bay cỡ trung bình này, sao chép từ khuôn mẫu tàu sân bay Varyag của Liên Xô, có thể chở 36 tiêm kích hạm J-15, nhiều hơn so với tàu Liêu Ninh vốn chỉ chở được 24 chiếc, sẽ là "quả đấm thép" của hạm đội Nam Hải.


Cho dù đã có những dị nghị về khả năng thực sự cả của chiếc Sơn Đông lẫn các máy bay J-15, rõ ràng đây vẫn là một đe dọa đáng gờm, có thể để hỗ trợ cho một kế hoạch lớn hơn với sự tham gia của không quân xuất phát từ các căn cứ cố định nằm trong ý đồ thiết lập và mở rộng một khu vực A2/AD (chống tiếp cận/chống xâm nhập) trên Biển Đông của Trung Quốc.


Tờ National Interest 28-11-2019 phân tích lý do Trung Quốc hối hả xây dựng hạm đội tàu sân bay cho dù thừa biết rõ hiểm nguy: "Câu trả lời là vì lợi ích mà lực lượng tàu sân bay mang lại trong việc đạt các mục tiêu chiến lược vượt xa rủi ro liên quan đến việc vận hành chúng, một bài học mà Hoa Kỳ từng chấp nhận và là một trong những điều phải được học lại".


Thừa rõ rằng bài bản và kinh nghiệm vận động, tác chiến bằng tàu sân bay của Trung Quốc còn hạn hẹp, câu hỏi đặt ra là tàu sân bay Sơn Đông sẽ hoạt động như thế nào?


Theo tin của PLA Daily 16-12-2019 thì một sư đoàn không quân của hải quân trực thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu Nam bộ Trung Quốc vừa kết thúc một đợt huấn luyện bay thám thính và cảnh báo sớm bắt đầu từ tháng 11. Sư đoàn này được huấn luyện trong nhiều ngày kỹ - chiến thuật bay tuần thám và cảnh báo sớm trên cơ sở "tự nhiên", "đột xuất", chớ không theo một kịch bản có sẵn.


Tức cứ cất cánh bay, giữa đường sẽ bất chợt "gặp" đối phương (do các đơn vị khác đóng vai "quân đỏ"); yêu cầu đặt ra là làm sao dò ra và nhận dạng thật sớm các mục tiêu trên biển và kịp thời phản ứng, chuyển từ trạng thái huấn luyện sang trạng thái chiến đấu thực sự, đặc biệt trong đêm tối, tất cả đều ăn khớp với những đòi hỏi của việc vận hành phi đội trên tàu sân bay.


Theo bài báo trên PLA Daily ngày 16-12-2019 đã nhắc trong bài, đối tượng của khóa huấn luyện là "hải quân Hoa Kỳ, vốn thường xuyên cho tàu chiến đi vào lãnh hải Trung Quốc ở Nam Hải (tức Biển Đông), và không quân Hoa Kỳ cũng đã đưa máy bay ném bom, máy bay trinh sát, máy bay không người lái và máy bay tuần tra vào khu vực này".


Song, trong khi chờ đợi đủ lông đủ cánh so với không và hải quân Mỹ, thì mục đích trước mắt không nói ra của khóa huấn luyện là để chắc chắn "qua mặt" các nước trong khu vực, nhất là khi hải quân các nước này chưa có được cái ô phòng không chiến lược cũng như chưa có máy bay cảnh báo sớm, dù là lớp P-3 Orion cũ kỹ, để quan sát toàn cảnh.


Phải chăng cũng vì thế mà trong chuyến thăm thủ đô một nước ven Biển Đông hồi tháng 8, các tướng không quân Mỹ đã đề xuất chia sẻ thông tin trên trời và trên biển?


TTO - Trong cuộc gặp ngày 23-12, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Indonesia bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, bao gồm việc cản trở các hoạt động kinh tế bình thường đã có từ lâu. DANH ĐỨC

05 Tháng Ba 2017(Xem: 7781)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 8022)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8954)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8626)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8903)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8536)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8385)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8681)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8775)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8454)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8525)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8452)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8714)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8231)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8663)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8094)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8630)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.