Biển Đông trên bàn nghị sự ASEAN

30 Tháng Bảy 20198:58 CH(Xem: 6436)
VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ  31 JULY 2019

Biển Đông trên bàn nghị sự ASEAN

image007
Ngọc Mai

31/07/2019

Vấn đề Biển Đông được cho là sẽ trở thành một trong những tâm điểm được bàn luận tại các hội nghị của ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan.
 
Tàu Hải Dương Địa chất 8 và tàu hộ tống vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN .Ảnh: Ngư dân cung cấp'
Tàu Hải Dương Địa chất 8 và tàu hộ tống vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN .Ảnh: Ngư dân cung cấp'

Đông Nam Á đang trong tuần lễ sôi động với chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 29.7 - 3.8, bao gồm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 (AMM 52), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN. Đại diện hơn 30 quốc gia sẽ góp mặt, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị.

Biển Đông phủ bóng

Theo giới chuyên gia, Biển Đông sẽ là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của đợt hội nghị, nhất là sau khi những diễn biến gần đây tại Biển Đông đã đánh động sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực. Theo bản dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị AMM 52 mà tờ Nikkei (Nhật Bản) có được, ASEAN sẽ bày tỏ quan ngại về các hành động “làm xói mòn lòng tin” và “gia tăng căng thẳng” của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngôn ngữ trong bản dự thảo thống nhất với tuyên bố chủ tịch tại hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 6.

Bên cạnh đó, nhiều nghị sĩ Mỹ đã gửi thư hối thúc Ngoại trưởng Pompeo phải ưu tiên thảo luận việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Trong bức thư đề ngày 29.7, các thượng nghị sĩ Bob Menendez, Ed Markey, Patrick Leahy và Brian Schatz mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế các nước khác, quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp, phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế cũng như gây sức ép khi đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Các nghị sĩ cho rằng cần hành động nhiều hơn để ngăn chặn xu hướng hành xử bất chấp của Trung Quốc ở Biển Đông. “Chúng tôi kêu gọi ông hãy coi cuộc gặp tới đây ở Bangkok là cơ hội tạo đồng thuận để bảo vệ quyền lợi của các đồng minh và đối tác của Mỹ theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), chấm dứt việc Trung Quốc xâm phạm quyền hợp pháp của các nước ven biển, tạo sự tôn trọng luật pháp và thể chế quốc tế, chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, các nghị sĩ nhắn gửi ông Pompeo.

Vai trò của ASEAN

Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Hoàng Việt (thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đánh giá dù có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của ASEAN hiện nay (khi một số thành viên đơn phương vì lợi ích riêng đã ảnh hưởng đến vai trò và lợi ích chung), nhưng ASEAN vẫn là tổ chức quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

“Trong vấn đề Biển Đông, vai trò của ASEAN vẫn rất cần thiết để có thể đối thoại với Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng thể hiện phần nào vai trò của ASEAN trước một Trung Quốc hung hăng. Tiến trình COC là bước nối tiếp ở mức độ cao hơn của DOC cũng rất quan trọng đối với khu vực. COC được kỳ vọng sẽ là phương tiện quan trọng để kiểm soát tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, tiến trình thúc đẩy COC vẫn còn chậm, một phần do Trung Quốc và phần nữa do một số nước ASEAN đã thỏa hiệp. ASEAN cần mạnh mẽ, năng động hơn, đoàn kết hơn thì mới có thể có tiếng nói đối trọng trước một Trung Quốc ngang ngược như hiện nay”, ông Việt nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - ĐH KHXH-NV TP.HCM) cho rằng ASEAN hiện vẫn chưa thành công trong việc xử lý vấn đề Biển Đông do một số yếu tố.

Thứ nhất, cơ chế hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận đòi hỏi toàn bộ các thành viên ASEAN phải thống nhất trong cách tiếp cận đối với Biển Đông nhưng các nước lại có lợi ích khác nhau ở Biển Đông cho nên khó có tiếng nói chung.

Thứ hai, Trung Quốc vẫn chưa coi ASEAN là một cơ chế đa phương đủ năng lực thẩm quyền để giải quyết vấn đề Biển Đông, thay vào đó đòi đưa về vấn đề riêng với từng nước có tranh chấp.

Thứ ba, các hiệp ước hay thỏa thuận ký trước đây giữa hai bên về an ninh khu vực như DOC hay Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (năm 2003) đều mang tính chuẩn tắc, thiên về quy trình tham vấn, và không có tính bắt buộc nên hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các quốc gia ký kết.

“Do các yếu tố về nguyên tắc hoạt động, vai trò dẫn dắt, và cấu trúc thể chế của ASEAN chưa phù hợp đối với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt cho nên việc giải quyết vấn đề Biển Đông đối với ASEAN rõ ràng rất khó. Về lâu dài, ASEAN phải thay đổi nguyên tắc và cấu trúc hoạt động, cũng như phải trở thành trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề hiện nay”, ông Trung nói với Thanh Niên./( Thanh Niên)

11 Tháng Tư 2016(Xem: 8363)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8701)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8818)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8670)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8606)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10659)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8562)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8444)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8516)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8901)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8225)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9632)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8414)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10154)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".