Ý ký kết tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ

24 Tháng Ba 201911:28 CH(Xem: 6905)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 25 MAR 2019


Ý ký kết tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ


23/3/2019

image020

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng nước chủ nhà Giuseppe Conte có mặt chứng kiến việc ký kết hàng loạt các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Italy


Italy trở thành nước đầu tiên trong số các nền kinh tế phát triển tham gia vào chương trình đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, là dự gây quan ngại trong số các đồng minh phương Tây của Ý.


Có 29 thỏa thuận với tổng trị giá 2,5 tỷ euro đã được ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Rome.


Dự án được coi như tân Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu, giống như tuyến đường thương mại cổ xưa.


Các đồng minh của Ý trong Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đã tỏ ý quan ngại về sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


Dự án của Trung Quốc làm những gì?


Dự án có tên Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) liên quan tới làn sóng tài trợ của Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn trên thế giới, nhằm đẩy nhanh việc đưa hàng hóa Trung Quốc vươn ra các thị trường xa hơn.


Những người chỉ trích coi việc này cũng thể hiện một cách rõ rệt nỗ lực của Bắc Kinh trong việc gây ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược.


Dự án cho đến nay đã tài trợ cho các hạng mục tàu hỏa, đường sá, và cảng biển, trong đó các công ty xây dựng của Trung Quốc được trao hợp đồng béo bở để kết nối các cảng với các thành phố, dùng nguồn vốn vay từ nhiều ngân hàng Trung Quốc.


Mức độ vay nợ Trung Quốc của các nước châu Phi và Nam Á khiến phương Tây và chính người dân các nước này quan ngại, nhưng sẽ có nhiều con đường, nhiều tuyến hỏa xa sẽ không thể được xây dựng nếu không dựa vào những khoản vay này.


image021


Ký kết những gì tại Rome?


Đại diện cho Italy là Phó thủ tướng Luigi Di Maio, lãnh đạo Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy, ký biên bản ghi nhớ với phía Trung Quốc, theo đó Italy chính thức trở thành một phần trong Con đường Tơ lụa Kinh tế và Sáng kiến Con đường Tơ lụa trên Biển cho Thế kỷ 21.


Các bộ trưởng sau đó ký thỏa thuận về năng lượng, tài chính, và sản xuất nông phẩm, rồi tiếp đến là giới đứng đầu các hãng gas và năng lượng cùng các hãng xây dựng lớn của Ý, các hãng được hứa hẹn tiếp cận thị trường Trung Quốc, ký.


Công ty Giao thông Kiến thiết (Communications and Construction Company), một công ty thuộc nhà nước Trung Quốc, sẽ được trao quyền tiếp cận cảng Trieste để tạo các cầu nối tới trung và đông Âu


Phía Trung Quốc cũng được tham gia phát triển cảng Genoa.


image022

Bản quyền hình ảnh Oxford Science Archive/Getty Imag Image caption Những chuyến đi của nhà thám hiểm Marco Polo dọc Con đường Tơ lụa được mổ xẻ trong cuốn sách "Book of Marvels"


EU quan ngại


Các thỏa thuận được ký tại Rome giữa lúc đang có những câu hỏi về việc liệu hãng Huawei của Trung Quốc có thể được phép tham gia xây dựng các mạng lưới thông tin nhạy cảm hay không, sau khi Mỹ bày tỏ quan ngại rằng hãng này có thể giúp Bắc Kinh do thám phương Tây.


Đây không phải là một phần trong các cuộc thương thuyết tại Italy.


Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký, Ủy hội châu Âu đã ra một tuyên bố chung về "mức ảnh hưởng quyền lực kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc" và nhu cầu cần phải "xem xét" mối quan hệ.


Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình công du tới Rome, các lãnh đạo EU tại Brussels đang cân nhắc xem nên dùng cách tiếp cận nào cho mối quan hệ của họ với Trung Quốc.


Hồi tháng Ba, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis chỉ ra rằng Ý là một cường quốc kinh tế và không cần "đem cho vay tính chính danh đối với dự án cơ sở hạ tầng hợm hĩnh của Trung Quốc".


Các quan chức Ý thì nói rằng thỏa thuận mà họ ký không phải là một hiệp định quốc tế, và không có tính ràng buộc. (BBC)
18 Tháng Năm 2017(Xem: 7812)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7521)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7389)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7589)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7429)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8144)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7758)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7399)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8496)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9172)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7744)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7795)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7531)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7900)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 8020)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8812)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”
07 Tháng Ba 2017(Xem: 8628)
TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa.