Năm 2019 sẽ đầy thách thức với ông Tập Cận Bình?

24 Tháng Giêng 201911:08 CH(Xem: 7790)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 25 JAN 2019


Năm 2019 sẽ đầy thách thức với ông Tập Cận Bình?


BDN


15/1/2019


Vì nhiều lí do, 2019 được coi là một năm vô cùng quan quan trọng nhưng có thể cũng là thách thức nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


image005


Ông Tập Cận Bình vừa có một năm nhìn chung tương đối thành công về phương diện cá nhân.


Tháng 3/2018, Quốc hội Trung Quốc đã đồng thuận bỏ phiếu bầu ông Tập giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai. Động thái diễn ra chỉ một tuần sau khi cơ quan lập pháp này thông qua hiến pháp sửa đổi, trong đó bỏ quy định giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước.


Việc tái đắc cử đồng nghĩa ông Tập hiện nắm giữ cùng lúc ba vị trí quyền lực nhất của Trung Quốc là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.


Tuy nhiên, năm 2018 đã khép lại với những dấu hiệu cảnh báo về một năm tiếp theo đầy áp lực, thử thách đối với ông Tập. Các nhà phân tích nhận định, cách ông Tập điều hành đất nước trong năm 2019 có thể định hình tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cũng như vị trí lãnh đạo của ông.


Vào ngày 1/10 năm nay, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm quốc khánh. Nhân dịp này, Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ ăn mừng những thành tựu kinh tế đạt được sau hàng chục năm tiến hành cải cách, mở cửa. Song, sau hàng thập niên tăng trưởng chưa từng có ở nhiều lĩnh vực, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại.


Theo CNN, các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng nợ nần gia tăng trên khắp cả nước đã dẫn đến sự suy giảm chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và đầu tư. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc cũng đang chững lại.


Ngay cả các báo cáo lạc quan nhất của đảng cầm quyền cũng chứa đựng những cảnh báo thận trọng về “các thay đổi to lớn trong môi trường bên ngoài”, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân Trung Quốc phải “nỗ lực hết sức để vượt qua các khó khăn”.


Không chỉ đối mặt với những thách thức nội tại, nền kinh tế Trung Quốc còn bị ảnh hưởng nặng nề vì chiến tranh thương mại với Mỹ. Căng thẳng giữa Bắc Kinh – Washington hiện đã lan sang cả các vấn đề về chính trị và quân sự.


Kể từ khi “nổ phát súng đầu tiên” vào ngày 6/7 cho tới hết năm 2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp các gói thuế nhập khẩu mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc, có trị giá tổng cộng lên tới hàng trăm tỉ USD, nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại song phương cũng như trả đũa những gì Washington cáo buộc là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi thương mại bất công bằng.


Phía Mỹ cũng đòi chính phủ của ông Tập phải chấm dứt việc mạnh tay tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.


Mặc dù tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina ngày 1/12 vừa qua, ông Tập và ông Trump đã đạt thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày nhằm dàn xếp các bất đồng, nhưng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tại Canada theo yêu cầu của Washington hồi đầu tháng 12/2018 đang cản trở tiến trình đàm phán giữa hai nước.


Dù chỉ còn không đầy 2 tháng là tới hạn chót đình chiến thương mại (ngày 1/3), nhưng giới quan sát vẫn chưa thấy dấu hiệu về bất kỳ giải pháp nào cho thế bế tắc hiện tại.


Bản thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 18/12 cũng tuyên bố, tranh chấp thương mại với Mỹ có thể kéo dài. Song, ông bày tỏ tin tưởng “sự vĩ đại” có thể giúp Trung Quốc vượt qua thách thức.


Ông Tập được cho là đang đối mặt với nhiều áp lực phải xử lý khôn khéo vấn đề với chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, sao cho vừa xoa dịu được Washington, vừa không phải nhượng bộ quá nhiều.


Một số nhà phân tích khuyến cáo, ngay cả khi ông Tập có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng thương mại hiện thời, Washington có thể mở các mặt trận mới chống Bắc Kinh.


Chính phủ Trung Quốc được cho đã đánh giá thấp Tổng thống Trump khi ông mới lên nắm quyền. Họ dường như tin có dễ dàng đối phó với một nhà lãnh đạo Mỹ non kém về kinh nghiệm chính trị. Song, các động thái nhanh chóng và quả quyết của ông Trump có thể khiến Bắc Kinh phải nghĩ lại.


Theo giới phân tích, để đập tan những lời chỉ trích, củng cố vai trò lãnh đạo và đưa Trung Quốc vượt qua các thách thức, tiếp tục phát triển trong năm 2019, ông Tập có thể phải xem xét lại cách tiếp cận ngoại giao quốc tế, duy trì cân bằng giữa sự hòa giải, chủ nghĩa yêu nước, các cải cách thị trường với việc kiểm soát của chính phủ./ (BienĐông.Net 15-01-2019)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8641)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8756)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10285)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 9081)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8167)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7966)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 7959)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8299)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8081)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9540)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8378)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9255)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8610)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8656)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8630)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9160)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.