Vì sao Anh quốc định lập căn cứ quân sự ven Biển Đông?

06 Tháng Giêng 20198:02 CH(Xem: 7170)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 07 JAN 2019


Vì sao Anh quốc định lập căn cứ quân sự ven Biển Đông?


Hồng Thủy


06/01/19


 


(GDVN) - Chống lại yêu sách bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc chỉ là một lý do, tiếp thị vũ khí ở châu Á có thể là động lực lớn hơn của London.


Ngày 30/12/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tiết lộ trên tờ The Telegraph, Vương quốc Anh muốn lấy lại vị thế cường quốc toàn cầu thực sự hậu Brexit và có khả năng thiết lập 2 căn cứ quân sự mới, một ở Đông Nam Á, một ở Caribe.


Ông kêu gọi người Anh ngừng hạ thấp tầm ảnh hưởng quốc gia, hãy tin Vương quốc Anh sẽ đứng vững trên vũ đài quốc tế sau khi rời Liên minh châu Âu. Muốn tăng cường sự hiện diện quân sự ở nước ngoài hậu Brexit, Anh cần mở 2 căn cứ quân sự mới. [1]


Bộ trưởng Gavin Williamson nói rằng:


"Đây là thời điểm tốt nhất cho chúng tôi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, để chúng tôi trở lại với vị thế siêu cường toàn cầu thực sự, và tôi nghĩ rằng các lực lượng vũ trang Anh sẽ đóng vai trò thực sự quan trọng, là một phần của điều đó."


Về địa điểm đặt căn cứ quân sự ven Biển Đông mà ông Gavin Williamson ấp ủ thành lập, các nguồn tin quốc phòng nói với The Telegraph 2 lựa chọn, là Singapore và Brunei.


image007

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson, ảnh: Philstar.


Hưởng ứng kêu gọi của Mỹ bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải trên Biển Đông
CNN ngày 3/1 nhắc lại phát biểu của ông Gavin Williamson tại Đối thoại An ninh Shangri-la tháng Sáu năm ngoái, rằng:


London sẽ đoàn kết bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp ở các vùng biển châu Á bằng cách điều tàu chiến đến đó.


Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng đưa ra tuyên bố tương tự.


Ngày 31/8, HMS Albion, một trong hai tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh đã thực hiện một cuộc tuần tra tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, quần đảo hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).


HMS Albion có thể chở hơn 400 thủy thủ, đã tiến sát một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp bất hợp pháp ở Hoàng Sa khi đang trên đường từ Nhật Bản tới thành phố Hồ Chí Minh, theo Reuters. [2]


Tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông là hoạt động thường xuyên, nằm trong chính sách của Hoa Kỳ với Biển Đông. Washington đã khuyến khích các đồng minh tham gia để giảm bớt gánh nặng cho Mỹ.


Vì vậy, theo CNN, việc Anh mở một căn cứ quân sự tại Singapore nơi Mỹ cũng có điểm đứng chân, chắc chắn sẽ được Washington đón nhận.


Ông Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia từ Đại học Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải nói với South China Morning Post, đó là một bước bổ sung cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ, và Washington sẽ hài lòng.


Tiếp thị vũ khí


Tuy nhiên theo CNN, ý tưởng về việc mở một căn cứ quân sự ven Biển Đông mà ông Gavin Williamson ấp ủ còn có thể nhắm tới một mục tiêu khác.


Vương quốc Anh là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 thế giới trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm.


Một căn cứ quân sự ở ven Biển Đông có thể đóng vai trò "gian trưng bày" các loại vũ khí của Anh. Những hợp đồng mua bán vũ khí lớn sẽ là một cú hích cho nền kinh tế Anh thời hậu Brexit.


Nhìn thấy các tàu khu trục hiện diện tại căn cứ quân sự Anh mở ở châu Á có thể giúp tăng doanh số bán vũ khí, cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.


Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc tuần qua thông báo, họ đã bắt đầu xây dựng một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường cho Pakistan, một phần của hợp đồng mua bán vũ khí lớn.


Báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm cho biết, thị trường vũ khí đang phát triển ở châu Á, châu Đại dương và Trung Đông, trong khi đang thu hẹp lại ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.


Báo cáo cũng cho thấy Indonesia là khách hàng vũ khí lớn thứ 3 của Anh, sau Ả Rập Saudi và Ô Man. [2]


Financial Times ngày 4/1 có bài xã luận nhận định, mục tiêu trở lại vai trò cường quốc quân sự toàn cầu của Anh nên được thực hiện, nhưng mở một căn cứ quân sự ở ven Biển Đông không phải là một lựa chọn tối ưu vì khan hiếm nguồn lực.


Trong những năm gần đây các lực lượng vũ trang của Vương quốc Anh đã bị thu hẹp đáng kể về quy mô. Anh hiện có ít hơn 10% số tàu chiến mặt nước và tàu ngầm đang trong biên chế phục vụ của Trung Quốc.


Hơn nữa, Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự với số lượng tàu đóng mới mỗi năm, Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong về quy mô, chỉ kém hơn phương Tây về công nghệ.


Chính vì lý do này, Mỹ đang đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để đẩy lùi tham vọng chiến lược của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.


Tuy nhiên, vụ chạm trán tàu quân sự Anh - Trung tại khu vực quần đảo Hoàng Sa năm ngoái đã cho thấy các hoạt động của Anh ở Biển Đông chỉ mang tính biểu tượng.


Ngay cả khi London triển khai tàu sân bay của mình đến đây, họ cũng không thể hoạt động độc lập không có sự hỗ trợ từ người Mỹ.


Hơn nữa, theo Financial Times, Anh còn phải đối phó với Nga, cho nên London cần tập trung vào bảo vệ an ninh châu Âu, còn khu vực châu Á - Thái Bình Dương hãy để Mỹ - Nhật - Ấn - Úc lo, bởi nguồn lực quân sự của cả Anh lẫn Pháp hiện nay đều tương đối hạn chế.


Vấn đề nữa đặt ra là, tình hình có thể trở nên phức tạp nếu Trung Quốc quyết định phản ứng leo thang và nhắm thẳng vào các mắt xích yếu ớt trong liên minh của phương Tây thông qua các phản ứng kinh tế, ngoại giao, thậm chí là quân sự. [3]


Nguồn:


[1]https://www.telegraph.co.uk/politics/2018/12/29/britain-become-true-global-player-post-brexit-new-military-bases/


[2]https://edition.cnn.com/2018/09/06/uk/british-navy-south-china-sea-intl/index.html


[3]https://www.ft.com/content/964731be-0f47-11e9-acdc-4d9976f1533b


Hồng Thủy
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8556)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8687)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10199)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 8989)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8077)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7911)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 7887)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8231)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8036)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9485)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8296)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9197)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8519)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8579)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8540)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9064)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.