Philippines liệu có sa bẫy "cùng khai thác" của TQ trên Biển Đông?

06 Tháng Mười Hai 20186:54 CH(Xem: 6454)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 07 DEC 2018


Philippines liệu có sa bẫy "cùng khai thác" của Trung Quốc trên Biển Đông?


image010


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC


06/12/18  (GDVN) - Chính quyền Philippines, người thắng cuộc trong vụ kiện trước Tòa Trọng tài quốc tế không thể dễ sa vào “bẫy pháp lý” do Trung Quốc giăng ra trong Biển Đông.


 image009


Trung Quốc vốn có truyền thống áp dụng các biện pháp cưỡng ép trong tranh chấp, bất kể đó là lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm vào Nhật Bản trong năm 2010, những hạn chế đối với nhập khẩu chuối Philippines vào năm 2012 hay thậm chí là những cuộc trả thù về kinh tế đối với Hàn Quốc trong thời gian gần đây vì cái “tội” triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở nước này…


Thiết nghĩ, Tổng thống Rodrigo Duterte và cộng sự của ông ta đã quá tường tận về những nguy cơ này.


Nhưng tại sao chính quyền Duterte hiện nay vẫn luôn nhấn mạnh đến lợi ích của việc “cùng khai thác Biển Đông” bằng cách nêu bật một số điểm như:


Ngư dân Philippines đã được đến đánh bắt tại khu vực bãi cạn Scarborough và Trung Quốc cam kết không xây dựng gì trên bãi mà họ đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012…?


Theo chúng tôi, phải chăng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đang diễn ra cuộc tranh chấp địa-chính trị khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ buộc phải tìm cách “lách giữa hai làn đạn”;


Và phải chăng đây cũng là một kế sách thu hút dòng vốn từ Trung Quốc nhằm cứu vãn nền kinh tế đang vấp phải nhiều khó khăn, thách thức to lớn, xuất phát từ tình trạng đảo quốc này phải gánh chịu quá nhiều thiên tai khốc liệt và từ sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu?


Vì vậy, chúng tôi cho rằng thỏa thuận “đình đám” nói trên cũng chỉ là một thỏa thuận mang tính biểu tượng;


Nó chỉ chứa đựng một vài nguyên tắc chung chung, không có ý nghĩa và không có giá trị thực hiện.


Bởi vì, nó không có bất kỳ một nội dung chi tiết cụ thể nào cả, ngoài những ngôn từ ngoại giao mà cả hai bên đều có thể khai thác nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình.


Trung Quốc chắc chắn sẽ cố tình ca ngợi thỏa thuận này, coi đây vừa là một thắng lợi của chủ trương giành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ;


Bắc Kinh sẽ vừa tiếp tục “kêu gọi” các nước khác xung quanh Biển Đông hãy nhanh chóng nhìn vào “tấm gương” này để sớm chấp nhận “cùng khai thác Biển Đông” với Trung Quốc, nếu không sẽ rơi vào tình cảnh “trâu chậm uống nước đục”…


Còn Philippines thì sao? Theo nhận định của chúng tôi, thỏa thuận nói trên chỉ có thể là một tính toán mang tính sách lược không hơn không kém.


Nếu ký kết thỏa thuận “đồng khai thác Biển Đông” một cách vô điều kiện hay theo kịch bản của Trung Quốc thì có thể được coi là một sự “mặc nhiên thừa nhận” yêu sách phi lý của Trung Quốc;


Và có thể nói rằng Philippines đã từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, chí ít là một nửa các quyền và lợi ích hợp pháp trong các vùng biển và thềm lục địa được xác lập theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Điều này sẽ tạo tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục gây sức ép đối với các quốc gia ven biển khác xung quanh Biển Đông để được quyền “cùng thăm dò, khai thác” tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển, thềm lục địa hợp pháp của các quốc gia này.


Như vậy, Trung Quốc đã thành công trong kế hoạch “biến không thành có”, biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để từng bước khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông.


Tuy nhiên, qua theo dõi và nghiên cứu kỹ những phát ngôn từ phía các chính khách Philippines, chúng tôi chưa có đủ cơ sở đề khẳng định chính quyền của ông Rodrigo Duterte đã dễ dàng ký kết một thỏa thuận vi phạm Hiến pháp của họ như vậy.


Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của Thẩm phán Antonio Carpio: "Chúng ta có quyền chủ quyền trong việc khai thác mọi tài nguyên dầu khí, khoáng sản và hải sản ở đó…


Chúng ta không thể chuyển nhượng quyền chủ quyền của chúng ta được, thậm chí Tổng thống cũng không thể chuyển nhượng quyền chủ quyền thuộc vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta”.


Ngoại trưởng Philippines, Alan Peter Cayetano cũng đã cho biết:


“Philippines và Trung Quốc sẽ nghiên cứu riêng về các quy định pháp lý về ‘thăm dò chung’, trước khi cùng nhau đưa ra một khuôn khổ thống nhất… việc này hoàn toàn tuân thủ Hiến pháp và chịu sự giám sát của Tòa án tối cao Philippines”.


Phải chăng đây mới chính là quan điểm chính thống của Philippines về mặt nguyên tắc pháp lý?


Chính quyền Philippines, những người thắng cuộc trong vụ kiện lịch sử trước Tòa Trọng tài quốc tế 12/7/2016, không thể dễ bị sa vào “bẫy pháp lý” do Trung Quốc đã giăng ra trong Biển Đông như vậy.


Bởi vì, chúng tôi được biết, ông Rodrigo Duterte chỉ tuyên bố về nguyên tắc là “sẵn sàng” hợp tác với Trung Quốc với điều kiện không gặp “phiền hà” và mọi sự phải “công bằng và cân xứng”.


Suy ra rằng, bất cứ một thỏa thuận nào có liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là phải tuân thủ đúng thủ tục pháp lý và đảm bảo sự bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế.


Nếu không thì sẽ phải “gặp phiền hà” bởi sự phủ quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và bởi sự phản kháng của người dân nước họ.


Hơn nữa, thiết nghĩ đây cũng còn có thể là một sách lược khôn ngoan của phía Philippines trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền của các bên liên quan đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Lịch sử của quá trình Philppines tranh chấp chủ quyền ở đây đã chứng minh và ngay cả phía Philippines cũng đã thừa nhận: họ đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền chỉ từ những năm 50 và đã chiếm đóng trên thực tế một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa vào những năm 70 của thế kỷ trước.


Trên danh nghĩa pháp lý, họ cũng chỉ đòi hỏi chủ quyền đối với các thực thể nằm trong phạm vi hình lục giác bao lấy một phần quần đảo Trường Sa (trừ nhóm đảo Trường Sa lớn), mà họ gọi là “Kalayaan”, với lập luận rằng nhóm đảo này, mặc dù không phải là một bộ phận cấu thành quốc gia quần đảo, vẫn thuộc chủ quyền của Philippines, vì chúng ở gần Philippines về mặt khoảng cách địa lý…


Từ những nội dung vừa trình bày ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ được bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xa gần tiếp tục cung cấp thêm những thông tin, với những bình luận xác đáng hơn, nhất là về những nội dung “chưa được tiết lộ” của thỏa thuận “gây sốc” này trước công luận.


Bởi vì, dù sao đi chăng nữa, các nước trong khu vực và quốc tế cần phải kịp thời lên tiếng, bày tỏ lập trường, quan điểm của mình đối với thỏa thuận song phương “đồng khai thác Biển Đông”, tại một vùng biển mà các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có các quyền và lợi ích chính đáng cần được tôn trọng và bảo vệ.


Chính vì vậỵ, chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao tuyên bố của Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc và Philippines ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông:


"Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông bao gồm chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên biển rất rõ ràng, nhất quán và đã được nêu nhiều lần.


Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, phù hợp với lợi ích của các bên, luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như quan hệ hữu nghị của các quốc gia.


Theo đó, hợp tác khai thác dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông chỉ có thể tiến hành tại các khu vực mà hai nước có chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982".


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC
18 Tháng Tám 2016(Xem: 8457)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7993)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9179)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8129)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8162)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9287)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8469)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10790)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8912)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8462)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12605)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8446)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8008)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8184)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12860)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9492)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8683)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".