Tại sao Đài Loan còn phải cân nhắc khả năng cho Mỹ sử dụng đảo Ba Bình?

08 Tháng Mười Một 201810:38 CH(Xem: 7536)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 09 NOV 2018


image004


Vị trí đảo Ba Bình. VĂN HÓA MAP


Tại sao Đài Loan còn phải cân nhắc khả năng cho Mỹ sử dụng đảo Ba Bình?


Tiến sỹ Trần Công Trục


07/11/18


 (GDVN) - Đài Bắc phải cân nhắc xem việc này có giúp góp phần duy trì hòa bình ở Biển Đông, có phù hợp với “lợi ích cốt lõi” của cộng đồng mang dòng máu Đại Hán không?


South China Morning Post ngày 5/11/2018 đưa tin, giới chức quốc phòng đảo Đài Loan cho biết chính quyền đảo này đang xem xét việc cho tàu chiến Mỹ sử dụng đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Đài Loan và Bắc Kinh gọi là đảo Thái Bình, phương tây gọi là Itu Aba).


Nghị sĩ Johnny Chiang của Quốc dân đảng đặt vấn đề rằng, nếu Washington yêu cầu Đài Bắc cho Hải quân Mỹ sử dụng đảo Ba Bình cho mục đích đảm bảo an ninh khu vực, thì quan điểm của lực lượng quốc phòng đảo Đài Loan thế nào.


Người đứng đầu lực lượng quốc phòng đảo Đài Loan ông Yan De-fa cho hay, đây là một giả thuyết và Đài Loan cũng có thể "cho phép" tàu chiến Mỹ neo đậu tại đảo Ba Bình để phục vụ cho các hoạt động nhân đạo.


image006

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Tuy nhiên, nếu hoạt động này ảnh hưởng đến an ninh, ổn định khu vực, Đài Loan sẽ xem xét lại.


Thông tin Mỹ muốn truy cập và hiện diện tại đảo Ba Bình, thậm chí là muốn thuê hòn đảo này đã xuất hiện từ lâu.


Câu hỏi được đặt ra khi tiếp cận thông tin nói trên là:


1. Mục đích thật sự của khả năng Washington yêu cầu Đài Bắc cho tàu chiến Mỹ sử dụng đảo Ba Bình là gì?


2. Tại sao trước khả năng đề nghị nói trên của Mỹ, với tư cách là đồng minh chiến lược không thể thiếu của vùng lãnh thổ Đài Loan đang đứng trước nguy cơ bị đại lục "thu hồi", Đài Bắc lại tỏ ra thận trọng, cân nhắc?


Để tìm hiểu và trả lời cho những băn khoăn  này, chúng tôi xin được lý giải như sau:


Về câu hỏi thứ nhất: Xét về điều kiện tự nhiên và phương diện quân sự, chúng tôi chia sẻ với nhận xét của chuyên gia Lã Lễ Thi, cựu Hạm trưởng Tân Giang Hạm của hải quân Đài Loan, nói với CNA rằng:


Do độ sâu khu vực cầu cảng đảo Ba Bình hạn chế, nên bất luận là tàu khu trục lớp Arleigh Burke hay tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ đều khó có thể neo đậu tại Ba Bình.


Mặt khác, khu vực tàu chiến Mỹ neo đậu đều có hệ thống cung cấp dầu, nước ngọt hoàn thiện và không cần phải dựa vào đảo Ba Bình, các dịch vụ y tế cho quân nhân, thủy thủ Mỹ cũng vậy.


Ngoài ra, Trung Quốc đã bố trí tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tại các căn cứ quân sự xây dựng (bất hợp pháp) ở Su Bi, Vành Khăn... có tầm bắn bao trùm đảo Ba Bình, điều này sẽ làm giảm khả năng Mỹ đưa chiến hạm đến đây…


Vậy thì tại sao nghị sĩ Johnny Chiang lại đặt vấn đề Mỹ yêu cầu Đài Loan cho sử dụng đảo Ba Bình làm căn của hậu cần cho hoạt động của các chiến hạm Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông vào thời điểm hiện nay?


Câu trả lời thích hợp có lẽ đây chỉ là thông điệp thể hiện quyết tâm chính trị của Mỹ trong việc duy trì thường trực lực lượng Hải quân của mình tại Biển Đông, nhất là ở khu vực quần đảo Trường Sa.


Nó nhằm tạo ra thế trận cân bằng sức mạnh với lực lượng quân sự của Trung Quốc đang hiện diện trên một số căn cứ quân sự của Trung Quốc tại một số thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm và bồi đắp thành đảo nhân tạo kể từ sau năm 1988.


Phải chăng đó cũng là động thái mới mà Mỹ muốn công khai chủ trương sẽ can dự vào loại tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nhằm trực tiếp thách thức và đe dọa tham vọng của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông và quyết tâm "thu hồi" Đài Loan, nhằm thu hồi giang sơn về một mối mà Đảng Cộng sản Trung Quốc  đã nung nấu, ấp ủ từ hơn nửa thế kỷ nay…


Về câu hỏi thứ 2: Theo chúng tôi, sự “thận trọng cân nhắc” của Đài Bắc có thể xuất phát từ những lý do sau đây:


Sự có mặt của Đài Loan ở đảo Ba Bình cho đến thời điểm hiện nay là kết quả của quá trình xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực.


Cụ thể, năm 1946, lợi dụng việc giải quân đội Nhật Bản thua trận theo lệnh của đồng minh sau thế chiến II, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa và đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.


Trong dịp này, một quan chức ngành địa chất của Đài Loan có mặt trên chiến hạm Thái Bình do Lâm Tuân chỉ huy đã phóng tay vẽ ra cái “lưỡi bò” liếm trọn Biển Đông, để rồi phía Trung Quốc ngày nay coi “phóng tác” này là “di sản” lịch sử của Tổ tiên họ.


Năm 1949, khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình và cố thủ tại đó cho đến nay.


Hành động xâm chiếm bằng vũ lực này cũng được Bắc Kinh “phát huy” năm 1956, đối nhóm phía Đông Hoàng Sa, năm 1974, đối với nhóm phía Tây Hoàng Sa và năm 1988, đối với 6 thực thể ở phía Tây - Bắc Trường Sa…


Sự thật lịch sử này đã cho thấy, mặc dù giữa Bắc Kinh và Đài Bắc luôn luôn tồn tại sự khác biệt về lập trường giai cấp, thể chế chính trị và đường lối bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng về tư tưởng bá quyền, tham vọng bành trướng lãnh thổ, nhất là yêu sách chủ quyền và phương thức tiến hành để thực hiện yêu sách đó trong Biển Đông về cơ bản là thống nhất, thậm chí giữa Bắc Kinh và Đài Bắc luôn thể hiện lập trường “kẻ tung, người hứng”, “tiền hô, hậu ủng”.


Tuy Đài Loan và Hoa Kỳ là đồng minh chia sẻ hệ giá trị cốt lõi, nhưng trên phương diện địa - chiến lược và đặc biệt là lợi ích quốc gia, dân tộc, Đài Bắc phải cân nhắc xem việc này có giúp góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, có phù hợp với “lợi ích cốt lõi” của cộng đồng người Hán hay không?


Phải chăng đây cũng chính là hoàn cảnh buộc Đài Loan với tư cách chưa phải là một thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc phải tính đến và cân nhắc lợi, hại trước yêu cầu nói trên của Mỹ về đối nội cũng như đối ngoại?


Tiến sỹ Trần Công Trục
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8750)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9062)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9454)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8591)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8797)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8609)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8878)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8799)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8553)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8806)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8925)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.