Chiến hạm Mỹ ít khả năng neo đậu tại Ba Bình, Trường Sa

06 Tháng Mười Một 20186:53 CH(Xem: 7381)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 07 NOV 2018


image003

Đảo Ba Bình. Ảnh chụp ngày 29/1/2016 Reuters.


image002

Một vận tải cơ C-130 đậu tại sân bay đảo Ba Bình. Ảnh tư liệu.


Chiến hạm Mỹ ít khả năng neo đậu tại Ba Bình, Trường Sa


Hồng Thủy


06/11/18


(GDVN) - Johnny Chiang cho rằng, sự hiện diện thường xuyên của một cụm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông là nhằm mục đích chống lại việc bành trướng quân sự của Trung Quốc.


South China Morning Post ngày 5/11 đưa tin, giới chức quốc phòng đảo Đài Loan cho biết chính quyền đảo này đang xem xét việc cho tàu Mỹ truy cập đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp).


Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Yen De-fa nói với nghị sĩ Johnny Chiang của Quốc dân đảng, rằng Washington đã yêu cầu Đài Bắc cho Hải quân Mỹ sử dụng đảo Ba Bình cho mục đích đảm bảo an ninh khu vực.


Đài Loan cũng có thể "cho phép" tàu chiến Mỹ neo đậu tại đảo Ba Bình để phục vụ cho các hoạt động nhân đạo. Tuy nhiên, nếu hoạt động này ảnh hưởng đến an ninh, ổn định khu vực, Đài Loan sẽ xem xét lại.


image004

Người đứng đầu lực lượng quân sự Đài Loan Yan De-fa (Nghiêm Đức Phát), ảnh: Đa Chiều


Nghị sĩ Johnny Chiang cho rằng, sự hiện diện thường xuyên của một cụm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông là nhằm mục đích chống lại việc bành trướng quân sự của Trung Quốc. [1]


Đưa tin về vấn đề này, Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 5/11 cho biết, ông Johnny Chiang đặt câu hỏi với người đứng đầu lực lượng quân sự Đài Loan, rằng:


Thời gian qua cục diện Biển Đông biến đổi khôn lường. Mỹ tăng cường các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, nếu Washington lấy lý do tiến hành các hoạt động cứu viện, nghiên cứu, hậu cần, duy tu sửa chữa để yêu cầu cập cảng Ba Bình, Đài Loan có đồng ý hay không.


Ông Yan De-fa đáp rằng, trước hết đây là một giả thiết, nếu vì mục đích nhân đạo thì tàu chiến Mỹ có thể đến Ba Bình. 


Tuy Đài Loan và Hoa Kỳ là đồng minh chia sẻ hệ giá trị cốt lõi, nhưng trên phương diện chiến lược quân sự, Đài Bắc phải cân nhắc xem việc này có giúp góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông hay không, có phù hợp với lợi ích của Đài Loan không. [2]


Chuyên gia Lã Lễ Thi, cựu Hạm trưởng Tân Giang Hạm của hải quân Đài Loan nói với CNA, do độ sâu khu vực cầu cảng đảo Ba Bình hạn chế, nên bất luận là tàu khu trục lớp Arleigh Burke hay tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ, đều khó có thể neo đậu tại Ba Bình.


Mặt khác, khu vực tàu chiến Mỹ neo đậu đều có hệ thống cung cấp dầu, nước ngọt hoàn thiện và không cần phải dựa vào đảo Ba Bình, các dịch vụ y tế cho quân nhân, thủy thủ Mỹ cũng vậy, nên rất ít khả năng Mỹ cho tàu đến Ba Bình vì mục đích nhân đạo.


Ngoài ra, Trung Quốc đã bố trí tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tại các căn cứ quân sự xây dựng (bất hợp pháp) ở Su Bi, Vành Khăn...có tầm bắn bao trùm đảo Ba Bình, điều này sẽ làm giảm khả năng Mỹ đưa chiến hạm đến đây.


Nguồn:


[1]https://www.scmp.com/news/china/military/article/2171756/taiwan-will-consider-hosting-us-warships-spratly-island


[2]https://www.cna.com.tw/news/firstnews/201811050170.aspx


[3]https://www.cna.com.tw/news/aipl/201811050329.aspx


Hồng Thủy

19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11699)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7570)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7499)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7667)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.