Chiến hạm Nhật sẽ tập trận với Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines

03 Tháng Chín 20186:19 CH(Xem: 8004)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 04 SEP 2018


Chiến hạm Nhật sẽ tập trận với Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines


image008


Trên quy mô khu vực, Nhật Bản tiếp tục cam kết gia tăng hiện diện và hợp tác phù hợp với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở” do thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng năm 2016.


Từ ngày 26/08 đến cuối tháng 10/2018, ba tầu khu trục thuộc lực lượng Hải Quân Nhật Bản được điều đến Biển Đông và Ấn Độ Dương và có kế hoạch tập trận chung với Hải Quân của các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.


Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt, bà Guibourg Delamotte (*), giảng viên Khoa học Chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông - Inalco (Paris), phân tích về quá trình hợp tác Việt-Nhật cũng như triển vọng của mối quan hệ song phương.


RFI : Hợp tác quốc phòng Việt-Nhật hình thành từ năm 2011 và được tăng cường thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo và sĩ quan hai nước, đặc biệt là chuyến công du Nhật Bản của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Vậy Việt Nam trông đợi gì ở Nhật Bản ? Nhật Bản tìm kiếm gì ở Việt Nam ?


Guibourg Delamotte : Tôi nghĩ đúng là có sự đồng nhất về lợi ích giữa Nhật Bản và Việt Nam tại thời điểm này. Mỗi bên cùng tìm kiếm một điều, đó là làm đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam vô cùng nghi ngờ cường quốc Trung Hoa. Nhật Bản ít nhiều cũng trong hoàn cảnh đó. Vì vậy, Nhật Bản và Việt Nam xích lại gần nhau, dù có vẻ ngược đời nếu nhìn lại lịch sử hai nước nhưng hoàn toàn không hẳn vậy trong bối cảnh bất cân bằng địa-chiến lược hiện nay.


Nếu nhìn lại lịch sử Việt Nam thời trước, Việt Nam từng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng hiện nay, chúng ta nhận thấy rõ là chính phủ Việt Nam đang trong trong thế, được cho là “đối đầu” với Trung Quốc.


Và Nhật Bản cũng đang trong tình cảnh tương tự vì họ bị không quân và hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ, từ tầu hải cảnh đến tầu cá. Vì vậy, Tokyo cũng tìm cách cân bằng trước sự trỗi dậy quân sự và ưu thế của Trung Quốc thông qua một mạng lưới đồng minh từ Ấn Độ đến Úc, với nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, khối NATO và với các nước ASEAN. Chính bối cảnh này giải thích việc Nhật Bản và Việt Nam xích gần lại nhau.


RFI : Nhật Bản cung cấp tầu tuần tra hàng hải cho Việt Nam, thắt chặt hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, quân y… Vậy Nhật Bản phải làm thế nào, trong khi điều 9 của Hiến Pháp Nhật Bản có từ năm 1945 nêu rõ không xuất khẩu vũ khí, không liên minh quân sự ?


G. Delamotte : Cách diễn giải bản Hiến Pháp của Nhật Bản đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Và trong đó luôn có một điểm là Nhật Bản có thể hành động vì lợi ích quốc phòng. Nhưng những gì họ có thể làm chỉ là những hành động vô hại.


Liên quan đến việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí quốc phòng, Hiến Pháp Nhật Bản đã được thay đổi vào năm 2014. Đúng là từ những năm 1970, Hiến Pháp quy định Nhật không được xuất khẩu bất kỳ loại vũ khí nào hay bất kỳ hệ thống quân sự nào và không hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào về quân sự, công nghệ và công nghiệp với bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ với Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1984.


Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản không được xuất khẩu vũ khí cho bất kỳ nước nào, nhưng quy định này đã được thay đổi vào năm 2014. Phù hợp với Hiến Pháp sửa đổi hiện nay, Nhật Bản có thể hợp tác công nghệ, trong đó có trao đổi thông tin và công nghệ, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo an ninh quốc gia. Thực ra, những quy định về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản và hợp tác công nghiệp từ trước đến nay vẫn linh hoạt hơn so với một số nước như Pháp chẳng hạn, nhưng đến giờ thì được mở rộng.


Về khả năng trao tặng tầu chiến, thực ra đó là những con tầu không còn được Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản sử dụng nữa, những con tầu mà Nhật Bản đã cấp cho Việt Nam là một ví dụ. Thực ra, cách thức này từng được áp dụng trước đó, vào năm 2008, khi Nhật Bản từng bước quyết định can thiệp nhiều hơn, có nghĩa là giúp đỡ các nước Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc thông qua chương trình viện trợ công cho quá trình phát triển của các nước này bằng việc cấp tầu chiến mà Nhật Bản không sử dụng nữa.


Cách làm này của Nhật ngày càng phổ biến, ví dụ đối với Việt Nam và Philippines, với mục đích là tăng cường cho các lực lượng hải quân, yếu hơn hẳn so với sức mạnh Trung Quốc.


RFI :Làm thế nào Nhật Bản và Việt Nam có thể phát triển quan hệ quân sự ? Trong những lĩnh vực nào ? Và trong điều kiện nào ?


G. Delamotte : Tôi nghĩ là hiện giờ khó có thể đi xa hơn. Hai nước đã có những trao đổi khá rõ nét và được chú trọng về mảng nhân viên quân sự, tùy viên quốc phòng, trao đổi chính trị trong khuôn khổ ASEAN.


Liệu hai bên có tính đến các đợt thao dượt quân sự tỉ mỉ hơn không ? Điều này có lẽ không chắc. Vì ngoài diễn tập với Hoa Kỳ hoặc các cuộc tập trận đa phương, Nhật Bản không tiến hành thao dượt song phương với Hải Quân của các nước Đông Nam Á.


RFI :Tháng 05/2017, tầu chở trực thăng Nhật Bản Izumo đã thực hiện hành trình dài ba tháng tại vùng Biển Đông. Từ ngày 26/08 đến cuối tháng 10/2018, ba tầu chiến, trong đó có tầu chở trực thăng lớn nhất của Nhật Bản là Kaga, cũng sẽ đi qua Biển Đông và đến Ấn Độ Dương, đồng thời thao dượt quân sự chung cùng với hải quân năm nước và Hoa Kỳ. Thông qua các hoạt động này, Nhật Bản muốn truyền tải thông điệp gì ?


G. Delamotte : Đúng, các cuộc diễn tập đa phương rất quan trọng vì chúng có quy mô lớn. Đối với Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, thì các cuộc thao dượt đa phương giúp họ tạo dựng được tình huống và như vậy, là cơ hội đáng quý cho họ. Đây cũng là cơ hội để duy trì hợp tác với các nước mà Nhật Bản chưa quen phối hợp sát cánh như vậy. Vì vậy, các hoạt động này gần như mang tính quân sự đối với Nhật Bản.


Với Hoa Kỳ, Nhật Bản đã quen với các cuộc tập trận song phương. Nhưng những cuộc diễn tập đa phương sẽ cho phép Nhật Bản mở rộng mạng lưới đối tác, đối thoại. Thói quen được luyện tập trong một cuộc thao diễn có quy mô lớn sẽ là cách chuẩn bị cho cuộc xung đột, nếu xảy ra, với Trung Quốc.


Dĩ nhiên đây chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên, vai trò của các chính phủ và lực lượng quân sự tham gia tập trận là phải chuẩn bị, phòng trường hợp xảy ra một sự kiện ngoài mong muốn.


RFI : Trên quy mô lớn hơn, thủ tướng Shinzo Abe triển khai chính sách tăng cường quan hệ quân sự với các nước ASEAN, thông qua bản Vientiane Vision. Phải chăng Nhật Bản muốn khống chế sự hiện diện và sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và trong khu vực Đông Nam Á ?


G. Delamotte : Nhật Bản nhận thấy sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bất cân xứng, phi pháp, trái với luật quốc tế. Tokyo lấy làm tiếc là các nước đang tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung. Các quy định đã không được tôn trọng.


Tình hình từ giờ đã quá muộn đối với các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia. Có nghĩa là với tình trạng “sự đã rồi” như hiện nay thì khó lòng đảo ngược được tình thế. Thực vậy, Trung Quốc đang giám sát Biển Đông và khó lòng lật lại được tình thế này vì Bắc Kinh đã kiểm soát nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa với hệ thống radar, đường băng…


Trước thực trạng này, cần phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột và cần phải hình thành mạng lưới đồng minh quốc tế để thúc đẩy đối thoại, làm đối trọng với sức mạnh Trung Hoa. Các nước cần đồng thuận về một cách hành động nào đó nếu có cơ hội. Và cuối cùng là phải có được hệ thống vũ khí tương thích, có khả năng răn đe để Trung Quốc không gây hành động thù nghịch.


Nhật Bản cố đảm nhiệm toàn bộ các hành động này, có nghĩa là họ cải thiện hệ thống vũ khí, khả năng phát giác, can thiệp và phản ứng. Đồng thời, Nhật Bản cũng cải thiện quan hệ đồng minh, trong đó có cả việc đối thoại với các nước ASEAN và hơn cả phạm vi đó./ (theo RFI 03/9/2018)


***


Một số tác phẩm của bà Guibourg Delamotte :


- Japan's World Power. Assessment, Vision and Outlook, (tạm dịch : Sức mạnh thế giới của Nhật Bản. Đánh giá, tầm nhìn và triển vọng), Routledge, Luân Đôn, 2017.


- La Politique de défense du Japon (Chính sách quốc phòng của Nhật Bản), Presses universitaires de France, tháng 10/2010, 330 trang.


- Géopolitique de l’Asie (Địa chính trị châu Á, đồng chủ biên với F. Godement), Sedes-Armanad Colin, 2007.

30 Tháng Mười 2016(Xem: 8672)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8796)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10342)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 9134)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8214)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7994)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 8013)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8321)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8117)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9564)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8432)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9291)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8649)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8677)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8682)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9190)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.