Cái "bẫy khủng" đánh cá chung của Trung Quốc hay Philippines?

22 Tháng Sáu 20189:05 SA(Xem: 8256)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ SÁU 22 JUNE 2018


Cái "bẫy khủng" đánh cá chung của Trung Quốc hay Philippines?


image010


VĂN HÓA

21/6/18


Tính từ huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi được coi là thủ phủ của ngư dân đánh cá miền Trung có tọa độ: 15°22′51″B 109°07′3″Đ; Tính từ bãi cạn Scarborough Shoal có tọa độ 15°11′B 117°46′Đ cách đảo lớn Luzon khoảng 130 miles của Philippines; tọa độ đảo Lý Sơn thuộc biển Đông Việt Nam và tọa độ Scarborough Shoal thuộc biển Tây Philippines gần như ngang nhau (trục hoành), nhưng cách nhau xa hàng mấy ngàn cây số.


Muốn từ Lý Sơn qua Scarborough đánh cá để bắt được mấy con cá mang về  phải vượt qua hàng rào "bắn giết", húc, đâm của tàu hải cảnh Trung Quốc thường trực canh phòng quần đảo Hoàng Sa và bãi san hô ngầm Macclesfield cực kỳ nguy hiểm.


Hải đồ minh họa của Văn Hóa trích từ Google Map khoảng cách từ Lý Sơn tới Scarborough xa hàng ngàn cây số.


Bản tin dưới đây của BBC chỉ cho thấy sự "gian xảo", âm mưu dùng kế đánh cá chung để Trung Quốc thâu tóm chủ quyền toàn bộ biển Đông Hải.


Một trong âm mưu gian xảo được hụ họa thêm là nếu "Việt Nam nên đồng ý ký kết" thì kế tiếp Việt Nam sẽ "đồng ý ký kết" cho Trung Quốc và Philippines đánh cá ở đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây và các đảo hiện còn đang tranh chấp chủ quyền biển, đào, lãnh hải an ninh quốc phòng và kinh tế.


"Việt Nam nên đồng ý ký kết" phải chăng là bước kế tiếp trong việc mất hoàn toàn chủ quyền biển đảo lãnh hải và quyền tài phán của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa?


Câu hỏi được đưa ra: Cái "bẫy khủng" đánh cá chung là ý tưởng của  Trung Quốc, Philippines hay Việt Nam? (VH)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


  VN 'nên ký' thỏa thuận đánh bắt cá với TQ và Philippines


BBC 21/6/2018

image012

Image caption Trung Quốc đã biến những rặng san hô ở Biển Đông thành những căn cứ quân sự


Các chuyên gia có ý kiến là VN nên đồng ý ký thỏa thuận chung về đánh bắt cá với TQ và Philippines tại bãi cạn Scarborough như đề nghị của giới chức Philippines.


Ông Antonio Carpio, quyền Chánh án Tòa án Tối cao của Philippines, cho biết hôm thứ Tư 20/6 rằng Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nên có quy định định chung về đánh bắt cá ở vùng biển thuộc Bãi Cạn Scarborough, theo ABS-CBN News.


Bình luận về vấn đề này, ông Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nói với BBC rằng "Việt Nam nên đồng ý ký kết".


Chuyên gia về Biển Đông giải thích:


"Bãi cạn Scarborough là ngư trường chung lâu đời trên khu vực Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc năm 2016, các ngư trường xung quanh các thực thể (các bãi đá, đảo đá hoặc đảo) mà các quốc gia đang kiểm soát có nhiều vùng chồng lấn đan xen."


"Vì thế rất khó cho ngư dân xác định được đâu là vùng biển của nước mình."


image013

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Ngư dân Phillippines trở về sau chuyến đánh cá ở bãi Scarborough


"Ngoài ra còn do vấn đề di chuyển của đàn cá. Nếu ngư dân Việt Nam đuổi theo đàn cá từ khu vực của Việt Nam tới vùng biển của Philippines mới đánh bắt được thì họ hoàn toàn có thể bị buộc tội vi phạm hải phận nước bạn."


Do đó, ngay sau phán quyết năm 2016, các nhà nghiên cứu đã cho rằng cả ba nước Việt Nam, Philippines và Trung Quốc nên ngồi với nhau để có thỏa thuận chung về đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn này.


Về lợi thế của Việt Nam khi tham gia ký kết, ông Hoàng Việt cho hay đó là việc ngư dân có điều kiện đánh bắt cá an toàn và 'tạo tiền lệ cho các nước khác như Malaysia, Indonesia... cũng có các thỏa thuận chung tương tự.


"Việt Nam hiện đang có tranh chấp các ngư trường với một số nước như Philippines, Indonesia. Báo chí gần đây đưa tin nhiều ngư dân Việt Nam bị cảnh sát biển các nước này bắt, sau đó bị đưa ra tòa, khởi tố và bỏ tù."


"Điều này gây nhức nhối vì phía ngư dân Việt Nam khẳng định họ khai thác ở vùng biển của Việt Nam nhưng phía bạn nói khai thác ở vùng biển của họ. Để khẳng định được bên nào sai, đúng rất phức tạp."


"Nếu các nước có thỏa thuận chung về khai thác thì sẽ tránh được các rắc rối như hiện nay."


Có khả thi không?


image014

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một tàu cá Việt Nam bị phía Indonesia đốt trong một vụ chanh trấp năm 2014


Tuy nhiên ông Hoàng Việt nói 'khả năng ký kết thỏa thuận này có thể tương đối thấp'.


"Đưa được Trung Quốc cùng ngồi đàm phán về vấn đề này không phải đơn giản. Ngoài ra còn phụ thuộc vào vấn đề địa chính trị trên thế giới."


"Hiện thời địa chính trị đang nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc."


"Tuy nhiên vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ ký vì việc này cũng mang lại lợi ích cho chính ngư dân của họ. Ngoài ra, Trung Quốc luôn là những nhà đàm phán tuyệt vời nên trong các thỏa thuận, họ luôn dành được lợi thế," chuyên gia từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 20/6.


Đề nghị từ Philippines


Trang VnExpress ngày 20/6 cũng có thông tin về đề nghị của ông Antonio Carpio.


Tờ này cho hay Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc năm 2016 phán quyết bãi cạn Scarborough là ngư trường chung của ba nước Việt Nam, Philippine và Việt Nam.


Philippines cũng có thể ký một thỏa thuận biên giới với Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất ý tưởng này với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.


"Duterte có thể ký thỏa thuận biên giới "trung gian" giữa hai nước", ông Carpio được VnExpress trích thuật.


Trong khi đó, cho hay ông Carpio được hãng tin ABS-CBN News ngày 20/6 trích lời nói:


"Bạn không thể cứ đánh bắt tràn lan ở đó vì cần đánh bắt cá bền vững. Chúng ta cần phải có quy tắc và chúng ta nên ra Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam cùng ngồi xuống với chúng ta để để soạn thảo các quy tắc đó."


"Ngư dân của chúng tôi không được phép vào trong khu vực này và tôi biết ngư dân Trung Quốc được phép vào. Có sự phân biệt đối xử ở đây, Manila nên yêu cầu Tòa Trọng tài ra lệnh cho Bắc Kinh phải cho phép ngư dân Philippines vào đánh bắt cá tại vùng biển thuộc bãi cạn Scarborough." ông Carpio nói.


Các ngư dân Philippines trước đó than phiền rằng nhân viên bảo vệ bờ biển Trung Quốc tịch thu cá của họ, thường trị giá hàng ngàn peso, đổi lại trả cho ngư dân vài chai nước, gói thuốc lá và mì ăn liền.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, thông qua đó hàng hóa trị giá ba nghìn tỷ đô la được chuyên chở qua đây mỗi năm.


Trung Quốc đã tăng cường củng cố các đảo nhân tạo trong vài năm qua tại Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh các quyền chủ quyền của mình đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 7653)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 7940)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8860)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8554)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8810)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8442)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8323)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8575)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8693)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8373)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8446)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8361)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8618)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8113)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8581)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8020)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8547)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.