Làm gì khi mỏ Bạch Hổ cạn dầu?

06 Tháng Năm 20187:03 CH(Xem: 11131)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ HAI 07 MAY 2018


Làm gì khi mỏ Bạch Hổ cạn dầu?


05/05/2018


TTO - Viễn cảnh mỏ Bạch Hổ cạn kiệt dầu không còn xa, trong khi giá dầu thế giới vẫn đang mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Lời giải nào cho bài toán khó này?


image036

Mỏ Rạng Đông trên thềm lục địa Việt Nam - Ảnh: TĐDKVN


Chúng tôi dự báo Bạch Hổ và một số mỏ khác chỉ còn khai thác khoảng 10-20 năm nữa...


TS Hoàng Văn Quý


Hơn 30 năm đã trôi qua, kể từ khi dòng dầu thương mại đầu tiên được lấy lên từ mỏ Bạch Hổ. Nguồn "vàng đen" này đã góp phần rất quan trọng giúp Việt Nam xoay xở được tình thế nghèo đói, thu về ngoại tệ mạnh, khắc phục lạm phát phi mã, ổn định và tăng trưởng kinh tế.


Tuy nhiên, viễn cảnh mỏ Bạch Hổ cạn kiệt dầu không còn xa nữa. Trong khi đó, giá dầu thế giới vẫn đang mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam.


Có lời giải nào cho bài toán khó này là vấn đề mà Tuổi Trẻ trao đổi với một chuyên gia dầu khí...


* Nhìn lại toàn bộ hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, nếu tóm tắt một cách ngắn gọn thì ông nói gì?


- PGS.TS Hoàng Văn Quý, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học - thiết kế dầu khí biển: "Thành công lớn nhất, mang tính lịch sử đặc biệt nhất của ngành dầu khí Việt Nam chính là ở mỏ Bạch Hổ. Nó quyết định đến toàn cục thất bại hay phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.


Chính mũi khoan tìm thấy dòng dầu thương mại lớn ở mỏ Bạch Hổ ngày 6-9-1988 đã xóa tan hết đám mây đen u ám của ngành dầu khí Việt Nam.


Đến thời điểm đó có quan điểm gần như thống nhất rằng cứ khoan đến tầng đá móng mà không thấy dầu thì nghĩa là không có dầu, phải ngừng lại để đi tìm chỗ khác...


Chính mũi khoan vào tầng đá móng ở giếng Bạch Hổ - 1 đã xóa tan quan điểm cũ này. Sau đó, tất cả các giếng khoan đều thực hiện như Vietsovpetro ở Bạch Hổ, tức khoan sâu vào móng ít nhất 300m để khai thác dầu.


Hơn 20 mỏ đã thành công như Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Rạng Đông, Nam Rồng Đồi Mồi, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Nam Trung Tâm Rồng, Ruby... Và dầu thu được từ đá móng chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thu được của toàn ngành dầu khí Việt Nam".


* Các công ty từng khoan thất bại trước đó đánh giá điều này thế nào, thưa ông?


- Họ vừa buồn vừa vui. Buồn vì hàng trăm triệu đôla đã đổ xuống cho các giếng khoan từ thời chính quyền Sài Gòn cũ đến năm 1988. Vui vì phát hiện mang tính đặc biệt đóng góp lớn cho ngành khai thác dầu khí thế giới.


Dầu tìm thấy được ở tầng đá móng Bạch Hổ đã thay đổi quan điểm dầu sinh ra trong lớp trầm tích hữu cơ ở bên trên.


Các chuyên gia Liên Xô vẫn quả quyết đó là dầu vô cơ sinh ra từ tầng đá móng dưới lòng thềm lục địa. Còn chúng tôi đến thời điểm này vẫn cho rằng đó là dầu hữu cơ sinh ra từ trầm tích. Nhưng tầng đá móng bên dưới cũng có các khu vực nhô lên cao.


Chính ở các "núi đồi" đá móng này, dầu hữu cơ từ trầm tích chảy vào cấu tạo nứt nẻ. Và chúng tôi khai thác từ đó...


image037

Ký hợp tác khai thác dầu với Algeria - Ảnh: TĐDKVN


* Ông có thể nói rõ hơn một chút về đá móng ở thềm lục địa Việt Nam?


- Đá móng nứt nẻ bao gồm các khối đá cổ như trầm tích biến chất, đá carbonat, đá macma xâm nhập, được hình thành trước khi tạo thành bể trầm tích ở thềm lục địa. Thân dầu, tức dầu trong khối đá móng nứt nẻ này có dạng khối, thường có kích thước lớn...


Lưu lượng dòng dầu từ các giếng khoan tầng đá móng thường khá cao, có khi đạt tới hàng ngàn thùng, hàng chục ngàn thùng một ngày đêm.


Riêng thân dầu trong khối đá móng mỏ Bạch Hổ có chiều dài khoảng 29km, rộng 6-8km, chiều cao khoảng 1.800m, ranh giới dưới 4.850m, tại khối Đông Bắc ranh giới này đạt tới 4.900m được phân chia thành các khối.


* Trở lại với vấn đề khai thác dầu khí, hiện mỏ Bạch Hổ đã bị sụt giảm và sẽ tiếp tục bị sụt giảm sản lượng?


- Đây là điều rất bình thường. Sau một thời gian khai thác, mỏ dầu sẽ sụt giảm và đi đến cạn kiệt. Chúng tôi dự báo Bạch Hổ và một số mỏ khác chỉ còn khai thác khoảng 10-20 năm nữa...


* Vậy thì ngành dầu khí Việt Nam có giải pháp gì để giải quyết tình trạng cạn kiệt dầu này?


- Giải pháp đầu tiên là đã và đang đi tìm kiếm, khai thác thêm những mỏ mới, nhưng đa phần là mỏ nhỏ, sản lượng dầu không lớn như Bạch Hổ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nỗ lực đẩy mạnh giải pháp này.


Nó còn có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền biển và thềm lục địa của chúng ta trong tình hình phức tạp hiện nay.


Giải pháp thứ hai là xuất khẩu nhân - vật lực dầu khí ra nước ngoài. Đội ngũ chuyên môn của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, được đánh giá khá cao. Chúng ta có thể hợp tác với các nước để khai thác dầu như nhiều công ty quốc tế Mobil, Esso, Shell, BP... đã làm rất hiệu quả.


Hiện nay, ngành dầu khí Việt Nam có hợp tác khai thác với Nga, Algeria và đã có thu nhưng chưa cao. Riêng hợp tác dầu khí với Venezuela thì chúng ta bị thất bại, mất rất nhiều tiền, khoảng 700 triệu USD...


* Tại sao chủ trương "xuất khẩu" ngành thăm dò, khai thác dầu khí Việt Nam ra nước ngoài chưa thể thành công, thưa ông?


- Theo tôi, đó là vấn đề tổ chức. Phải có người chịu trách nhiệm cụ thể trước Nhà nước và pháp luật. Không thể để tình trạng thành công thì nhận lấy về mình, thất bại thì ai cũng né trách nhiệm cả.


Tôi nghĩ Việt Nam cần phải tổ chức lại chương trình đưa nhân - vật lực dầu khí ra nước ngoài. Đây là thế mạnh của chúng ta, hướng tháo gỡ cho sự sụt giảm sản lượng trong nước.


Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh ngành công nghiệp hóa dầu với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá tốt.


Nhưng làm cái gì cũng phải tính đến trách nhiệm và hiệu quả. Không thể để có tình trạng thua lỗ, sai phạm thì ai cũng chối, cũng đổ thừa...


* Cảm ơn ông!


1 tỉ thùng dầu trong tầng đá phiến


* Gần đây, ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong đá phiến của Mỹ đã làm đảo lộn thứ hạng các siêu cường dầu khí thế giới. Cụ thể là giá dầu thế giới sụt giảm, Mỹ không còn cần các mỏ dầu Trung Đông, Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Ông nghĩ Việt Nam phải thế nào khi đối diện với vấn đề này?


- Là nhà khoa học, tôi nghĩ chắc chắn Việt Nam phải quan tâm đến dầu khí trong đá phiến. Viễn cảnh các mỏ ở thềm lục địa bị giảm sút, cạn kiệt không còn xa nữa. Nếu không có tầm nhìn xa và chuẩn bị các giải pháp chiến lược, chúng ta sẽ rơi vào khó khăn là không thể tránh khỏi.


Theo khảo sát địa vật lý, ngay ở bể Cửu Long trên thềm lục địa miền Nam có hai trũng trung tâm và Đông Bạch Hổ nhiều khả năng có mỏ dầu khổng lồ lên đến con số tỉ thùng trong tầng đá phiến.


Hiện nay, điều kiện của chúng ta khai thác dầu dưới tầng sâu này là chưa hiệu quả về kinh tế trong bối cảnh giá dầu thế giới đang giảm. Nhưng chúng ta phải nghiên cứu, phải chuẩn bị.


Việc rất cần làm ngay trong chiến lược phát triển dầu khí Việt Nam.


image038Bạch Hổ và mỏ dầu khổng lồ dưới tầng đá móng


TTO - Dầu từ đâu? Nếu xác định dầu từ đá móng thì các kế hoạch, đầu tư triển khai thăm dò dầu khí trong trầm tích đến thời điểm đó đều trật. Tất cả phải làm lại...


QUỐC VIỆT

20 Tháng Sáu 2016(Xem: 8396)
"Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông".
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 8635)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đừng quên Trường Sa!
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 8277)
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cũng đã tuyên bố tại một hội thảo khoa học Trung Quốc như sau: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho tàng này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt xuống biển sâu, thăm dò biển sâu và phát triển biển sâu".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 7836)
"Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh".
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 8548)
"Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Eleanor Wang tuyên bố rằng chính phủ của bà Thái Anh Văn, mới nhậm chức hôm 20/5, sẽ giữ nguyên quan điểm mà Đài Bắc đã duy trì suốt 60 năm qua".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 8294)
"Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".
26 Tháng Năm 2016(Xem: 8182)
"Điều đáng nói là căn cứ vào những gì đang được thảo luận, nhân thượng đỉnh G7 mở ra tại Nhật Bản trong hai ngày 26-27/05, Bắc Kinh cũng sẽ phải lãnh một ngón đòn ngoại giao thứ hai vì những hành động quá đáng của họ, đặc biệt là tại Biển Đông".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 8557)
Ngay tại Hà Nội, nhân ngày công du đầu tiên, tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 23/05/2016 đã công khai loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, ông Obama như vậy đã gởi đi một thông điệp cứng rắn hướng về cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 8578)
Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 9578)
"Chiếc lá thuyền chài dường như đang rình rập đàn cá chui vào rọ. Tội nghiệp đàn cá hiền lành rung rinh vẫy đuôi chào mừng phơi lưới giăng giăng. Tội nghiệp, nó là ân nhân mang lại niềm vui cho kẻ nghèo khó. Có bao nhiêu triệu gia đình nghèo ăn cá nhỉ. Tôi cũng không rõ. Chả có thống kê nào ghi chú về điều này. Người nghèo hay dễ bị bỏ quên".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 10821)
Xin minh định: tôi không phải là một nhà viết Sử, biên khảo Sử, hay một nhà hải dương chuyên nghiên cứu về biển - đảo. Tôi chỉ là một nhà báo bình thường sống và làm việc ở nam California, do thôi thúc của nghề nghiệp mà lai vãng tới những "tọa độ" có cơ hội tìm đến. Thế cho nên, những cái gì mà tôi nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy ở Việt Nam - Trường Sa, ... tôi có bổn phận ghi chép lại trong sự hiểu biết giới hạn và có thể không thoát khỏi đặc chứng của tình cảm vụn vặt. (Theo lời người viết)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9300)
Chiến sự Biển Đông: Mũi tên xám lớn: Đường tiến quân xâm lược của Bắc kinh xâm lược Việt Nam và Đông Nam Á. Đồ họa VĂN HÓA MAP - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á"
18 Tháng Tư 2016(Xem: 8981)
"The Washington Post ngày 13/4 nhận định, Trung Quốc có tham vọng cuồng nhiệt là kiểm soát (phi pháp) toàn bộ Biển Đông, phần nào là để xây dựng "công sự/nơi ẩn náu" cho tàu ngầm của họ, khu vực này là một vùng biển có độ sâu trên 2.400 m và rãnh biển có thể giúp tàu ngầm ẩn náu".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 8369)
"Reuters ngày 13/4 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên cho biết, Việt Nam và Philippines đang thảo luận về khả năng diễn tập quân sự và tuần tra hải quân chung trên Biển Đông. Thông tin được đưa ra khi Bộ Quốc phòng hai nước đang tổ chức đối thoại song phương cấp Thứ trưởng về chính sách quốc phòng hai nước lần đầu tiên tại Hà Nội".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 11663)
Tình hình chiến sự biển Đông Năm nay, Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan 981 ra khu vực này rõ ràng cho thấy, ý đồ dùng nó làm công cụ để âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, vở kịch giàn khoan 981 sẽ trở thành một "trạng thái bình thường mới". Dù Việt Nam có phản đối cũng khó ngăn chặn được quyết tâm (dã tâm) này của Trung Quốc.