Bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc có bảo vệ nổi tự do hàng hải ở Biển Đông?

08 Tháng Hai 20186:49 CH(Xem: 8034)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU 09 FEB  2018


Bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc có bảo vệ nổi tự do hàng hải ở Biển Đông?


Hồng Thủy


12:00 08/02/18


 (GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/2 đưa tin, cùng ngày máy bay chiến đấu phản lực Su-35 của Trung Quốc đã được điều động xuống Biển Đông.


VOA ngày 5/2 đưa tin, bộ tứ gồm 4 quốc gia hùng mạnh Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang nỗ lực để bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đông luôn an toàn, tự do và mở cửa, bất chấp Trung Quốc tăng cường kiểm soát.


4 quốc gia này không trực tiếp thách thức Trung Quốc với các căn cứ quân sự đã xây dựng (trái phép) trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, mà sẽ bảo vệ tự do hàng hải, giữ cho Biển Đông luôn mở, giúp đỡ các bên yêu sách khác.


image009

Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Australia gặp nhau tại Manila ngày 31/11/2017. Ảnh: AP.


Giáo sư Stuart Orr từ Đại học Deakin, Australia cho biết, sự hiện diện chiến lược của 4 quốc gia này trên BIển Đông được thúc đẩy bởi Washington;


Còn Ấn Độ và Nhật Bản tham gia ở mức độ thấp hơn, trong khi Australia cung cấp hậu cần cho các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.


Tháng 11 năm ngoái, lãnh đạo cấp cao 3 nước đã gặp nhau tại Manila, Philippines để thảo luận về việc bảo vệ Biển Đông luôn tự do và mở cửa. 


Sau đó Nhật Bản và Australia kêu gọi bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp, cũng như việc tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông. 


Còn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói với các nhà lãnh đạo từ 10 nước Đông Nam Á hôm 26/1 rằng, New Delhi sẽ cam kết làm việc với ASEAN và các nước khác nhiều hơn về an ninh hàng hải.


Ben Ho, chuyên gia phân tích cao cấp của Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore thì đưa ra nhận định:


"Tôi nghĩ điều cụ thể nhất họ (4 nước Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) có thể làm là đưa ra một số báo cáo về tranh chấp ở Biển Đông.


Thậm chí tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không bị chỉ mặt đặt tên rõ ràng trong các tuyên bố như thế."


Còn theo Phó giám đốc Chương trình Nam Á, Trung tâm Stimson, Sameer Lalwani, Ấn Độ sẽ truy cập các cảng khẩu và tham gia bất kỳ cuộc tuần tra hải quân nào với các nước khác. Hợp tác Mỹ - Ấn sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ hơn.


Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp các đồng minh và đối tác châu Á tăng cường năng lực, đặc biệt là huấn luyện quân sự, cung cấp thiết bị mới.


Các động thái mới của Trung Quốc


Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng thế mạnh của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới để chống lại "liên minh tứ cực" này, đặc biệt là Australia sẽ phải đối mặt với các áp lực rất lớn từ Bắc Kinh.


Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Canberra kể cả về nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Chuyên gia Ben Ho tin rằng, Caberra có quá nhiều thứ bị đe dọa về kinh tế nếu Bắc Kinh phản ứng.


Trong một động thái có liên quan, Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/2 đưa tin, cùng ngày máy bay chiến đấu phản lực Su-35 của Trung Quốc đã được điều động xuống Biển Đông.


Từ Quang Dụ, một Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu được Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời bình luận:


Sự xuất hiện của Su-35 sau J-20 Trung Quốc trên Biển Đông cùng với các tàu chiến của nước này là để "phản ứng với Mỹ".


image010

Chiến đấu cơ Trung Quốc đưa xuống "tuần tra" Biển Đông, ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.


Bản tin từ truyền thông (Trung Quốc) không nói rõ, Su-35 được bố trí tại địa điểm nào ở Biển Đông.


Tuy nhiên, ông Dụ tin rằng, nếu triển khai trên một hòn đảo nào đó ở Biển Đông, nó sẽ là vật cản đáng kể đối với cái Bắc Kinh gọi là "các thế lực bên ngoài muốn gây rối ổn định trong khu vực". [2]


Bản tin trên Tân Hoa Xã ngày 7/2 thì đưa tin, Trung Quốc "gần đây" đã điều động Su-35 thực hiện hoạt động tuần tra trên bầu trời Biển Đông để tăng cường khả năng tác chiến. [3]


Su-35  Trung Quốc mua của Nga và chiếc đầu tiên được bàn giao trong tháng 12/2106. 


Tuần qua lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã hợp tác với tập đoàn viễn thông lớn nhất nước này để phủ sóng mạng 4G ở 2 quần đảo này.


Dự kiến trong tháng Năm 2018 dịch vụ 4G sẽ đi vào hoạt động.


Giới phân tích tin rằng động thái này là một bước tiến mới hòng độc chiếm Biển Đông.


Ngoài các động thái quân sự hóa, Trung Quốc còn ráo riết thúc đẩy các công nghệ giúp họ có thể tạo ưu thế kĩ thuật để kiểm soát Biển Đông trên thực tế, tiến tới đưa dân ra sống và biến các đảo họ chiếm đóng thành các điểm tiền tiêu. [4]


Tài liệu tham khảo:


[1]https://www.voanews.com/a/countries-push-for-joint-naval-exercises-in-south-china-sea/4239171.html


[2]http://www.globaltimes.cn/content/1088721.shtml


[3]http://www.xinhuanet.com/english/2018-02/07/c_136956783.htm


[4]https://www.voachinese.com/a/south-china-sea-telecom-20180207/4242481.html


Hồng Thủy
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8765)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9078)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9465)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8607)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8826)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8621)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8899)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8806)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8575)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8822)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8941)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.