Thất thủ Hoàng Sa và bài học đoàn kết Dân tộc, tự lực tự cường, đề cao cảnh giác

21 Tháng Giêng 20186:19 CH(Xem: 7875)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ HAI 22 JAN  2018

Thất thủ Hoàng Sa và bài học đoàn kết Dân tộc, tự lực tự cường, đề cao cảnh giác

Tiến sĩ Trần Công Trục


21/01/18


 (GDVN) - Các nước lớn bao giờ cũng tính đến lợi ích của họ đầu tiên và trên hết trong mọi vấn đề quốc tế. Họ sẵn sàng đổi chác trên lưng của các nước liên quan.


Tiếp theo bài viết Ngày 20/1/1974 Hoàng Sa thất thủ, thác là thể phách còn là tinh anh, kết thúc loạt bài kỷ niệm 44 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. 


Đoàn kết Dân tộc, thống nhất Đất nước là nền tảng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Lịch sử đã chứng minh: Nước mất thì nhà tan, chủ quyền lãnh thổ thường bị ngoại bang xâm lăng khi khối đại đoàn kết dân tộc bị suy giảm;


Khi mà trên dưới không đồng lòng, khi có sự tranh giành lợi ích, địa vị… giữa các cá nhân và nhóm lợi ích;


Khi có sự phân biệt chia rẽ trong nội bộ của một quốc gia, giữa các quốc gia, khu vực và quốc tế, vì những tính toán vụ lợi…


Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn nguy hiểm đến đâu.


image008

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Sau năm 1954, do bối cảnh lịch sử Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc theo hiệp định Geneva, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam tiếp nhận sự bàn giao của Pháp, tiếp tục thực thi chủ quyền đầy đủ và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thông qua việc cắt quân đồn trú, thị sát, quản lý, thành lập đơn vị hành chính.


Cả ba lần Trung Quốc đem quân thôn tính Hoàng Sa (1909, 1956 và 1974) đều là thời điểm Việt Nam đang phải đối mặt với chiến tranh, địch họa. 


Năm 1974, lợi dụng cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đang vào thời kỳ nước rút, Trung Quốc đem quân thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam;


Chính thể Việt Nam Cộng hòa đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền, những người con Việt Nam tham gia trận Hải chiến 1974 không cân sức này đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc. 


Trong bối cảnh lịch sử thời đó, có thể lập trường chính trị hai miền khác nhau, nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”;


Việc những người lính miền Nam chiến đấu, ngã xuống là nhằm kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam ở Hoàng Sa. 


Về mặt pháp lý, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là một chủ thể trong quan hệ quốc tế được thừa nhận bởi hiệp định Geneva. 


Những Tuyên bố của họ để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những chiến binh Việt Nam Cộng hòa chiến đấu ở Hoàng Sa ngã xuống phải được ghi nhận;


Đó là bằng chứng của quá trình Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.  


Năm 1974, nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc thôn tính, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những chiến binh Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa.


Về mặt pháp lý đó là bằng chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. 


Chúng ta tri ân các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988, thì cũng không được quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta cũng đã anh dũng chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng xâm lăng của Trung Quốc. 


Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa, bởi họ là những người con đất Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để bảo vệ, gìn giữ Chủ quyền, Biển, Đảo của Tổ tiên để lại. 


Chúng ta không quên điều đó mới là giữ đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người Việt.


Đó mới chính là việc làm thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường Sa trong bối cảnh lịch sử hiện nay. 


Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những chiến binh Cộng hòa thì chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. 


Những bằng chứng sống động này của việc thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ;


Đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn chia rẽ nội bộ dân tộc ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì những nhận thức hẹp hòi do khác biệt về mặt nhận thức.


Hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta phải tạo được sự đồng thuận và đoàn kết nội khối để có đủ sức mạnh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. 


Công luận khu vực và quốc tế cũng chỉ có thể ủng hộ chúng ta trong tiến trình đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông khi chính người Việt Nam phải đoàn kết, thống nhất và có ý thức cùng nhau đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. 


Dân tộc Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn và đã được minh chứng qua các thời kỳ lịch sử. 


Người Việt Nam ai cũng đều quan tâm, băn khoăn, trăn trở đến toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước, thậm chí có thể có sự thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những cách khác nhau. 


Tuy nhiên chúng ta vẫn đang tồn tại những nhận thức, quan điểm trái ngược nhau trong việc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, quyền và lợi ích biển hợp pháp. 


Làm thế nào để thống nhất chủ trương bảo vệ chủ quyền một cách nhất quán, rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng Luật pháp quốc tế và củng cố khối đại đoàn kết của toàn dân tộc, tập hợp được mọi tầng lớp khác nhau, đặc biệt là trong công tác tham mưu nghiên cứu. 


Do đó chúng ta cần nỗ lực thống nhất từ trên xuống dưới, xây dựng và củng cố đội ngũ các nhà nghiên cứu, tham mưu và hoạch định chính sách có tâm huyết, bản lĩnh và có trình độ cao.


Trong bối cảnh hiện nay, tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường.


Trung Quốc liên tục đưa ra các phép thử thăm dò thái độ của các bên liên quan và tiếp tục lấn tới trong việc khẳng định yêu sách phi lý của họ về “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, thì trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 còn cho chúng ta một bài học quan trọng:


Muốn bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không thể dựa hoàn toàn vào bên ngoài, theo phe này hay phe kia mà phải tự lực cánh sinh, kết hợp với việc vận dụng tối đa xu thế quốc tế và khu vực, với quan hệ đối ngoại để thực hiện mục tiêu này.


Chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1974 đã nhận định rằng Trung Quốc sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa, có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ. 


Và thực tế lịch sử đã chứng minh: Các nước lớn bao giờ cũng tính đến lợi ích của họ đầu tiên và trên hết trong mọi vấn đề quốc tế.


Họ sẵn sàng đổi chác trên lưng của các nước liên quan trực tiếp để bảo vệ lợi ích chiến lược của họ. 


Hạm đội 7 của Mỹ hoàn toàn có thể can thiệp khi Trung Quốc đem quân đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, khi Việt Nam Cộng hòa là đồng minh của Mỹ, nhưng Washington đã không làm như vậy. 


Người Mỹ và người Trung Quốc đã đổi chác trên lưng dân tộc Việt Nam. Bài học đắt giá này chúng ta không bao giờ được phép quên!


Tự lực tự cường chính là truyền thống là ý chí và nhân phẩm của người Việt Nam được hun đúc bằng mồ hôi xương máu và nước mắt của biết bao thế hệ.


Cho đến ngày nay truyền thống, nhân cách đó vẫn không bao giờ phai nhòa, vẫn luôn luôn được duy trì và phát huy.


Nó được thể hiện trong đường lối chủ trương của hiện nay của Nhà nước Việt Nam thông qua các văn bản, tuyên bố chính thức.


Tuy nhiên, nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là Việt Nam muốn cô lập, xem nhẹ sự giúp đỡ ủng hộ của bạn bè quốc tế. 


Hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của chúng ta là một minh chứng hùng hồn, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế cũng như các xu thế có lợi từ bên ngoài.


Việt Nam đánh giá cao sức mạnh đoàn kết quốc tế và khu vực, nhất là trong tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn luôn tôn trọng vai trò vị trí của các cường quốc trong thế cân bằng chiến lược quốc tế hiện nay. 


Đồng thời Việt Nam cũng không chủ trương ngả theo một cường quốc nào, không lợi dụng nước này, phe nhóm này để chống lại nước khác, phe nhóm không liên minh quân sự, chính trị… 


Bởi vì bài học phải trả giá bằng máu xương qua lịch sử nhân loại cho thấy, nếu hoàn toàn trông cậy, ỷ lại một cường quốc nào đó thì sẽ mất nhiều hơn là được!


Tiến sĩ Trần Công Trục
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8630)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8745)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10271)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 9069)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8156)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7957)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 7952)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8288)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8071)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9531)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8367)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9245)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8589)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8642)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8614)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9147)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.