Sau vụ Repsol, VN mời Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông có ý đồ gì?

14 Tháng Giêng 20185:29 CH(Xem: 10699)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ HAI 15 JAN  2018


Sau vụ Repsol, VN mời Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông có ý đồ gì?


Chưa rõ lô dầu khí nào nằm trong "vùng tranh chấp"?


image005Biển Đông : Các lô dầu khí tại vùng biển phía nam Việt Nam. Ảnh chụp màn hình twitter.com


Chỉ một hôm sau khi đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết là Hà Nội hoan nghênh việc New Delhi đầu tư vào Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) hôm 11/01/2018 đã lên tiếng phản đối.


Theo hãng tin Ấn Độ PTI, được báo chí Ấn Độ trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cho rằng Bắc Kinh không phản đối việc phát triển quan hệ song phương bình thường giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng "cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực".


Hôm 10/01/2018, khi trả lời truyền thông Ấn Độ, ngoài vấn đề khai thác dầu khí, đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành, còn nói đến hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia. Đây là một lãnh vực hợp tác quan trọng và Ấn Độ có thể giúp phát triển năng lực phòng thủ của Việt Nam.


Vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông vô cùng nhạy cảm giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên khoảng 90% diện tích Biển Đông, và đã từng phản đối việc tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC thăm dò ở những nơi mà Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc cho là của họ.


New Delhi cho đến nay luôn khẳng định rằng việc ONGC thăm dò, khai thác ở Biển Đông là một vấn đề thuần túy thương mại, không liên can gì đến tranh chấp.


Hãng PTI nhắc lại rằng Ấn Độ đang tăng cường quan hệ với Việt Nam, và đã kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông./ (theoMai Vân 12-01-2018)


- Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng Lô 136-03 ở nam Côn Sơn?
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11795)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7650)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7562)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7750)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.