FESS tổ chức Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

02 Tháng Mười Một 20176:36 CH(Xem: 8014)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU  03  NOV  2017


FESS tổ chức Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


* Lần thứ 9 tại TP. Hồ Chí Minh - 11/2017


image013


Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) trân trọng thông báo về Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 với chủ đề: “Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. Hội thảo được tổ chức trong hai ngày 27-28 tháng 11 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.


image014


Mục tiêu: Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông được tổ chức nhằm tạo ra một cơ hội đặc biệt cho các đại biểu Việt Nam và quốc tế đánh giá tình hình trên Biển Đông từ nhiều góc độ, xem xét và thảo luận các biện pháp duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thúc đẩy hợp tác. (Vui lòng xem Chương trình đính kèm để biết thêm chi tiết).


Người tham gia: Giống như các Hội thảo Quốc tế về Biển Đông trước đó, năm nay chúng tôi mời đến hội thảo khoảng 25-30 chuyên gia, học giả trình bày các bài tham luận, và khoảng 200-250 quan chức cấp cao, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao tham gia thảo luận.


Phí tham dự: 200 USD


Phí đăng ký tham gia bao gồm các khoản chi cho buổi tiệc chào mừng, bữa trưa, nghỉ giữa giờ và các tài liệu cho hội thảo. Những người tham gia sẽ tự lo các khoản chi phí đi lại và ăn ở.


Chương trình chi tiết (Dự kiến):


Thông tin đăng ký: Nếu quý vị quan tâm và mong muốn tham gia hội thảo, vui lòng điền vào biểu mẫu đăng ký đính kèm thông báo này và gửi các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn của biểu mẫu với người đại diện liên lạc của phía chúng tôi (Chị Ngô Hương – SĐT: (+8424) 62763138, (+84) 942326968; Email huongngothu2010@gmail.com) để nhận hỗ trợ hậu cần, hạn chót liên lạc là ngày 10/11/2017.


Hoặc quý vị có thể truy cập http://tinyURL.com/SCSC9-RegistrationForm để đăng ký online (Registration Form)


Để tải Thông báo hội thảo, vui lòng truy cập http://fess.vn/assets/uploads/files/HTBD9_Thong_bao_October_25.pdf


Để tải Chương trình hội thảo, vui lòng truy cập http://fess.vn/assets/uploads/files/HTBD9_Chuong_trinh_October_25.pdf  


QUỸ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8760)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9072)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9461)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8602)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8815)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8612)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8884)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8804)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8561)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8812)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8929)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.