Philippines: miệng vuốt ve Mỹ, tay cầm vũ khí Trung Quốc

22 Tháng Mười 20177:36 CH(Xem: 8743)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  HAI 23  OCT  2017


Philippines: miệng vuốt ve Mỹ, tay cầm vũ khí Trung Quốc


06/10/2017


TTO - Philippines đang cho thấy thái độ "bỏ thì uổng" trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Ít nhât họ khẳng định quyền lợi quốc gia là quan trọng nhất.


image011

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (áo trắng) và Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa (áo xanh) tham dự sự kiện bàn giao 3.000 khẩu súng ngày 5-10 - Ảnh: REUTERS


Ngày 5-10, Trung Quốc tặng Philippines lô vũ khí và đạn dược thứ hai trị giá 22 triệu USD trong một sự kiện bàn giao được quan chức hai nước tham gia. 


Số vũ khí gồm 3.000 khẩu súng trường M4, 3 triệu mẫu đạn dược các loại và 30 súng bắn tỉa, theo báo South China Morning Post (Hong Kong).


Nếu cần sẽ có


Mặc dù Philippines không có quan hệ quốc phòng lâu đời và mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng các quan hệ ngày một được đan chặt giữa Manila với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte đã gây nhiều bất ngờ trong những tháng trở lại đây.


Có thể thấy những tiến triển trên thực tế chậm hơn so với tuyên bố của hai bên nhưng điều đó xác nhận Philippines thật sự đang muốn đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc ở một chừng mực nào đó.


Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte, một bước tiến quan trọng trong quá trình "xoay trục" sang Trung Quốc của Philippines đã diễn ra hôm 28-6 vừa qua: Trung Quốc "biếu không" Philippines lô vũ khí hỗ trợ quân sự đầu tiên. 


Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa đã tham dự sự kiện bàn giao cùng ông Duterte vào thời điểm đó. Lô vũ khí lúc bấy giờ gồm 3.000 súng trường và 6 triệu viên đạn các loại.


Đến ngày 5-10, tham gia sự kiện bàn giao lô vũ khí thứ hai có đại sứ Triệu và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Về phía Philippines, ông Lorenzana tỏ ra hoan hỉ: "Chúng tôi thật may mắn khi được chính phủ Trung Quốc tặng số vũ khí này".


Còn ông Triệu thì bày ra bức tranh về quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai. "Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Philippines. Trung Quốc hiện là một người bạn cũng như đối tác chân thành của Philippines và điều đó sẽ duy trì mãi mãi" - ông Triệu phát biểu.


Theo hãng tin Reuters, sự hỗ trợ của Bắc Kinh vẫn chưa là gì so với những gì Washington từng làm bởi Mỹ là đồng minh hiệp ước với Philippines kể từ những năm 1950. Trong 17 năm qua, Mỹ đã cung cấp gần một tỉ USD viện trợ quân sự cho Philippines, gồm máy bay không người lái, tàu, máy bay do thám và súng trường tấn công.


image012

Lính thủy quân lục chiến Philippines và Mỹ tham gia một cuộc tập trận đổ bộ giả định tại căn cứ hải quân ở San Antonio ngày 9-10-2015 - Ảnh: AFP


Mặc dù những gì Bắc Kinh làm cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn ít ỏi so với Washington nhưng động thái này có ý nghĩa đặc biệt. Chính ông Lorenzana đã nhấn mạnh rằng các nỗ lực của Philippines để mua 26.000 khẩu súng trường M4 từ Mỹ đã bị Quốc hội Mỹ ngăn cản năm ngoái vì quan ngại về vấn đề nhân quyền theo sau chiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy của ông Duterte.


Tuy nhiên, nhờ vào Trung Quốc, động thái sẽ giúp lấp đầy khoảng trống trong kho súng của cảnh sát Philippines. Điều đó cho thấy nếu Mỹ không đáp ứng nhu cầu của Philippines, Manila vẫn sẽ đạt được những gì mình muốn thông qua một đối tác khác. Và trong trường hợp này chính là "người bạn mới" Trung Quốc.


Về phía Bắc Kinh, ông Triệu còn vui vẻ cho biết chính phủ Trung Quốc đang sẵn sàng chuyển lô vũ khí hỗ trợ quân sự thứ ba cho Manila. Giới chức quốc phòng hai bên cũng đang đẩy mạnh nhiều dạng hợp tác an ninh khác chưa được khai thác. Và vai trò của Trung Quốc tại Philippines sẽ tăng tới mức nào sẽ còn chờ đáp án ở phía trước.


Ngay từ năm ngoái khi Tổng thống Rodrigo Duterte cho thấy thái độ "xoay trục" sang Trung Quốc, giới chuyên gia đã cảnh báo thông qua việc hỗ trợ Philippines với những cọc tiền lớn, Trung Quốc mong muốn Manila sẽ im ắng hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.


Liên quan tới vấn đề này, GS Carl Thayer đến từ ĐH New South Wales (Úc) nhận định: "Bạn cần nhớ rằng việc dựa dẫm vào Trung Quốc đều có những giới hạn và ép buộc. Nó mang lại nhiều hứa hẹn và phân phát nhưng không hoàn toàn như vậy".


Bỏ thì tiếc


Trong một diễn biến cho thấy sự thay đổi 180 độ trong lập trường của mình, Philippines mới đây đã dành những lời lẽ êm tai cho Mỹ, khác với thái độ lạnh nhạt trong thời gian qua.


Phát biểu trước báo giới tại Manila ngày 5-10 sau cuộc gặp với các quan chức Mỹ ở đảo Guam, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Eduardo Ano đã gọi Mỹ là "đồng minh số 1" của Philippines và tuyên bố hai bên đã nhất trí sẽ tái khởi động các cuộc tập trận thường niên.


Động thái diễn ra sau khi ông Duterte thề sẽ "hữu nghị hơn" với Mỹ trong phát biểu vào tuần trước. Ông Duterte nói rằng ông cám ơn Mỹ vì đã giúp Philippines trong cuộc chiến chống lại các chiến binh Hồi giáo ở TP Marawi, miền Nam Philippines. Được biết Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo, vũ khí và huấn luyện cho quân đội Philippines để giành lại thành phố này.


image010

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thử súng trường Trung Quốc trong lễ bàn giao lô vũ khí đầu tiên ở căn cứ không quân Clark hôm 28-6 - Ảnh: PHÒNG THÔNG TIN TỔNG THỐNG PHILIPPINES


Tổng thống (Rodrigo Duterte) đã nói ‘Tôi muốn hữu nghị hơn với Mỹ’. Ông ấy cho biết sẽ tiếp tục thắt chặt hợp tác với Mỹ. Washington vẫn là đồng minh số 1 của chúng tôi"


Tướng Eduardo Ano - Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines


Động thái này về lý thuyết đã đặt dấu chấm hết cho những gì được phản ánh trong chỉ trích gay gắt của ông Duterte trước đây, trong đó có việc gọi tổng thống Mỹ Barack Obama là "con hoang" và tuyên bố sẽ dừng tập trận chung với Mỹ.


Tuy nhiên, đáng chú ý, mặc dù "hâm nóng" lại mối quan hệ với Mỹ nhưng tướng Ano nói rằng Philippines vẫn sẽ theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. "Mỹ không phải là kẻ thù của chúng tôi. Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù của chúng tôi. Ưu tiên lớn nhất chính là lợi ích của quốc gia chúng tôi" - tướng Ano tuyên bố.


Kể từ khi lên lãnh đạo Philippines vào tháng 6-2016, ông Duterte đã tạo ra những "bước phá cách" trong chính sách ngoại giao của Manila, trong đó có việc tìm kiếm hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc bất chấp tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. 


Ông cũng tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga và Nhật Bản. Nhật Bản và Trung Quốc đã hỗ trợ Philippines đáng kể trong kế hoạch 5 năm trị giá 167 tỉ USD của nước này nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng.


Ông Dexter Feliciano, người sáng lập một công ty khởi nghiệp tại thủ đô Manila, bình luận: "Chúng tôi muốn trở thành đối tác quan trọng của mọi quốc gia lớn trên thế giới. Dĩ nhiên Mỹ là số 1, sau đó là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Chúng tôi không muốn cách xa Mỹ. Mỹ và chúng tôi thật sự là các đối tác thương mại và có liên hệ về mặt văn hóa".


Quan điểm của Feliciano phần nào cho thấy sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Philippines hiện nay. Trước hết, nước này sẽ không bao giờ đoạn tuyệt với Mỹ. Thứ hai, mặc dù sẽ duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ nhưng Philippines vẫn sẽ thúc đẩy các quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản…bởi "bỏ thì uổng". 


Tuy nhiên, liệu Manila sẽ cân bằng được các mối quan hệ hay không thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. (theo BÌNH AN)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8562)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8690)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10206)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 8993)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8084)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7921)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 7889)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8234)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8038)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9489)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8300)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9200)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8522)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8583)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8544)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9067)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.