Tương lai Cam Ranh thuộc về ai nếu chiến tranh?

19 Tháng Bảy 20177:41 CH(Xem: 11696)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  TƯ 19 JULY  2017


Tương lai Cam Ranh thuộc về ai nếu chiến tranh?


Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"


10 Tháng Ba 201610:02 CH (Xem: 3086)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 11 MAR 2016


image022

Việt Nam dùng quân bài chiến lược Cam Ranh trên Biển Đông


10/03/2016

- Hiện nay, cảng Cam Ranh của Việt Nam đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các cường quốc thế giới và khu vực như Nga, Mỹ, Nhật Bản.

Việt Nam sẽ có thêm ưu đãi “nho nhỏ” với chiến hạm Nga?

Truyền thông Nga ngày 09-03 cho biết, Bộ Quốc phòng nước này dự định ký thỏa thuận với các cơ quan quân sự của Việt Nam và quốc gia Đông Phi Djibouti về việc đơn giản hóa thủ tục khi các tàu chiến của Nga ghé vào bến cảng của các nước này.

Theo hãng thông tấn quốc tế vả phát thanh đa phương tiện Nga Sputnik, tại thời điểm hiện nay, tài liệu do cơ quan quân sự Nga soạn thảo cơ bản là đã hoàn tất. Theo ý kiến lạc quan của các quan chức quốc phòng nước này, các thỏa thuận sẽ được ký kết nội trong năm nay.

Các văn kiện nói trên gói gọn trong phạm vi hoạch định việc cung cấp những điều kiện ưu đãi, mặc dù không lớn, cho các tàu chiến Nga khi chúng cập cảng Cam Ranh và Djibouti sau thời gian phục vụ ở đại dương, để tiếp liệu hoặc sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ.

Điều kiện ưu đãi chuẩn bị được bàn thảo nằm ở việc đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra và lai dắt các tàu của Nga vào cảng, để các chiến hạm này cập bến trong thời gian nhanh nhất.

Tất nhiên là việc cung cấp thêm các ưu đãi vẫn nằm trong phạm vi các thỏa thuận trước đó là, các tàu được ưu tiên đơn giản hóa các thủ tục trong trường hợp, việc ghé vào cảng của những chiến hạm này đã được công bố trước và xác định rõ ngày tháng cụ thể.

Được biết, Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương-Nga, vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden ở vùng Sừng châu Phi và sang Địa Trung Hải.

image023Tầu ngầm Kilo636 tại cảng Cam Ranh

Năm 2013, Moscow và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh, để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Kể từ năm 2014, lực lượng không quân Nga cũng được tiếp cận với sân bay ở quân cảng này của Việt Nam. Các máy bay tiếp dầu trên không IL-78 của Nga sử dụng sân bay trên bờ Biển Đông để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không phận quốc tế.

Việt Nam có mở cửa cho Mỹ?

Hiện nay, truyền thông thế giới cũng đang cho rằng, giới chức quân sự Mỹ đang thể hiện sự quan tâm to lớn đối với cảng Cam Ranh của Việt Nam, bởi vị trí địa lý gần quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và khả năng tàu thuyền có thể ra vào vịnh nước sâu, kể cả tàu sân bay và tàu ngầm.

Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh.

Tờ báo nhận định, Cam Ranh vừa có địa thế tự nhiên rất có lợi cho hoạt động quân sự, lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh này luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng.


image024Hải quân Liên Xô xây dựng và kiến thiết quân cảng Cam Ranh thời kỳ đầu vào Việt Nam

Bình luận viên của Sputniknews Aleksei Syunnerberg cho rằng, đánh giá của Washington là đúng. Trong những năm chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã từng xây căn cứ quân sự tại Cam Ranh nên Mỹ quá hiểu được vị trí đắc địa và tầm quan trong chiến lược của quân cảng này.

Vào giữa thập niên 60 của thế kỷ 20 năm sau, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng, Mỹ đã đưa quân sang mảnh đất này và đặt chân vào Cam Ranh, xây căn cứ hỗn hợp, hải cảng và sân bay quân sự. Tuy nhiên, người Mỹ đã phải ra đi sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1972.

Trong bối cảnh mâu thuẫn phức tạp giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Washington đang tìm cách tăng cường hiện diện quân sự tại điểm nóng Biển Đông, trong đó Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà đã có lần chuyên gia quân sự Mỹ nhấn mạnh khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh. Trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh, Washington muốn đóng vai trò “trọng tài quốc tế” để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình và lợi ích hàng hải quốc tế trong khu vực. 

Tháng 11-2015, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam cho phép các chiến hạm nước này vào cảng Cam Ranh tiếp liệu và bổ sung dự trữ hậu cần, trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani vào ngày 6-11.

Một ngày trước đó, ông Nakatani đã đến thăm căn cứ quân sự Cam Ranh và nhận xét nếu các tàu Nhật Bản sẽ khai thác căn cứ này như một cơ sở hậu cần, “quy mô tiềm năng hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở Biển Đông có thể sẽ được gia tăng rất mạnh”.

Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, các cơ cấu quốc phòng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng đã chuẩn bị sẵn từ trước các kế hoạch hành động. Kể từ năm 2016, các tàu chiến của Nhật Bản đã được phép cập cảng Cam Ranh (trừ các tàu trinh sát, tình báo).

Kyodo cũng nêu nhận xét, căn cứ trong vịnh Cam Ranh cách không xa quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp (khoảng 460 km), việc tàu ​​chiến Nhật Bản ghé vào căn cứ sẽ không khỏi thu hút sự chú ý của Trung Quốc, là bên đang bồi đắp các đảo nhân tạo ở vùng biển này, làm các nước trong khu vực bức xúc.

Việc Hiệp định này được thông qua đã củng cố mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh, Các tàu Nhật Bản ghé vào căn cứ Cam Ranh tiếp nhiên liệu và bổ sung dự trữ hậu cần sẽ giúp mở rộng đáng kể hoạt động của chúng tại khu vực quần đảo Trường Sa, cách Nhật Bản hơn 2.000 km.

Trong các cuộc tham vấn, hai bên đã thảo luận cách thức tăng cường quan hệ hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, cũng như trao đổi quan điểm về tình hình trong khu vực. Bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng đã thảo luận những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông.

Theo lời một nguồn tin Chính phủ Nhật, việc các tàu chiến nước này sử dụng Cam Ranh với tư cách cơ sở cung ứng hậu cần “sẽ giúp hạn chế những hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Tuy nhiên, có lẽ Nhật Bản vẫn sẽ bảo lưu sự thận trọng để tránh kích động Bắc Kinh. Căn cứ Cam Ranh sẽ chỉ được sử dụng dành cho các tàu tham gia tập trận hoặc hoạt động chống cướp biển, các tàu trinh sát, tình báo sẽ không ghé vào quân cảng này.

Quan điểm của quốc tế và Việt Nam về Cam Ranh

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt Biển Đông, gây nên làn sóng bất bình từ phía các nước trong khu vực. Việc Việt Nam mở cửa cho các chiến hạm thế giới vào Cam Ranh có thể giúp kiềm chế các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Học giả Nhật Atsushi Tomiyama cho rằng, Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, kích thước nền kinh tế nhỏ hơn 54 lần, hải quân Trung Quốc cũng có quy mô lớn hơn 10 lần Việt Nam. Nhưng trong vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông, Việt Nam có một quân át chủ bài là vịnh Cam Ranh.

Cam Ranh là một trong những vịnh chiến lược quan trọng nhất châu Á. Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến quân cảng này trở thành một cảng nước sâu rất tuyệt vời.

Tàu đóng tại Cam Ranh có thể dễ dàng tới Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Ở vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử không chỉ để kiểm soát toàn bộ Biển Đông, mà còn có thể vươn tới khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông.

Chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật cũng đánh giá rất cao về vịnh Cam Ranh. Với địa thế hiểm yếu và đặc biệt trên bàn cờ khu vực Đông Nam Á, nó có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “gặm nhấm” Biển Đông, cắt đứt “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.

Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc.

Về vấn đề này, chính quyền Việt Nam luôn nhất quán thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc “không liên kết và không tham gia vào các liên minh” nhằm chống lại một nước thứ 3. Việt Nam luôn sẵn sàng mở cửa đối với mọi đối tác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập của đất nước.

Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba.

Bởi vậy, dù là Nga hay Mỹ, Nhật hoặc bất cứ quốc gia nào khác đều có khả năng được chào đón ở Việt Nam, với điều kiện sự hiện diện của họ không nhằm để đối phó với bất cứ quốc gia nào khác và không gây thêm căng thẳng trong khu vực./ (Theo Đất Việt)

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:


image025Đại tướng Westmoreland đón TT Lyndon Johnson tại Cam Ranh 26/10/1966

 

 image026image027 Hai ảnh trên: Tháng 10 năm 1966, TT Lyndon Johnson đã đến thăm Cam Ranh bằng chiếc Air Force One. Đón TT Johnson là Đại tướng Westmoreland Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại VN.


image028image029TT Lyndon Johnson ủy lạo chiến sĩ Hoa Kỳ.


image030Đón TT Lyndon Johnson có Đại tướng Westmoreland, TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ và Đại tướng Cao Văn Viên.


image031Phi đạo quân sự Cam Ranh do Mỹ xây năm 1965-1966.


image032Quân cảng Cam Ranh 1966.


image024Quân cảng Cam Ranh thời kỳ đầu VN cho Liên Xô thuê. (VĂN HÓA sưu tầm)

Việt Nam bác tin Nga đặt căn cứ ở Cam Ranh

image033Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hai chiến hạm Nhật lần đầu cập cảng quốc tế Cam Ranh tháng Tư 2016


Việt Nam khẳng định không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh.

Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trả lời hôm 13/10.

Hôm 7/10, truyền thông Nga đưa tin Moscow cân nhắc trở lại cảng Cam Ranh, Khánh Hoà.

Nhưng ông Lê Hải Bình khẳng định: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Tất cả các luận điểm tôi đã nêu là không thay đổi."

Vào ngày 7/10, báo chí Nga đưa tin Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Nikolai Pankov nói "đang xúc tiến việc này" khi được các nghị sĩ hỏi về vấn đề tái hiện diện quân sự tại Việt Nam và Cuba, nơi Moscow từng có căn cứ quân sự.

Quân đội Liên Xô, sau này là Nga, đã từng thuê cảng Cam Ranh từ 1979 đến 2002.

Thời gian vừa qua, Việt Nam cho phép tàu hải quân một số nước cập cảng Cam Ranh.

Hai chiến hạm Nhật lần đầu cập cảng quốc tế Cam Ranh tháng Tư 2016.

Vào tháng 10, khu trục hạm USS John S. McCain và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Mỹ cũng lần đầu thăm Cam Ranh./ (theo BBC 13/10/ 2016)

Truyền thông quốc tế bình luận về cảng Cam Ranh


image034
Bản quyền hình ảnh VNA AFP GETTY Image caption Nga bàn giao tàu ngầm cho Việt Nam tại Cam Ranh

Báo The Guardian tại Anh hôm 15/10/2016 có bài đặt các tuyên bố của lãnh đạo Nga về việc hải quân của họ "trở lại Cam Ranh" trong bối cảnh một cuộc đối đầu toàn cầu mới đang hình thành giữa Moscow và Washington. BBC Tiếng Việt điểm lại các phát biểu liên quan:

Simon Tisdall trên The Guardian:

Bài trên báo The Guardian có đoạn viết: "Từ Aleppo, Ukraine, tấn công mạng đến đe dọa vùng Baltic: chúng ta cần làm gì với Putin?"

"… Putin bỏ thỏa thuận Mỹ - Nga về việc tái tinh luyện plutonium dư để ngăn sử dụng vào vũ khí nguyên tử, cùng hai thỏa thuận hợp tác hạt nhân khác. Việc triển khai tên lửa tầm ngắn nhưng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander-M ở Kaliningrad, vùng đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania, hai nước thuộc Nato, đã được chuẩn thuận. Và không phải ngẫu nhiên, Nga mở thêm một cuộc diễn tập phòng vệ dân sự lớn, như thể để chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.

"Để Washington hiểu rõ Nga nghiêm túc đến đâu, quan chức Nga cũng tuyên bố ông Putin nay xem xét việc mở lại căn cứ quân sự tại Cuba và Việt Nam. Thật khó có thể thấy thông điệp ương bướng hơn thế, nhắm thẳng đến chính quyền Obama và gợi lại một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba mới.

"Để cho thấy Moscow cũng có các đối tác chiến lược khác mà có thể cùng quay ra chống lại Washington, tàu chiến Nga đã tập trận chung với Trung Quốc quanh các vùng đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Nga cũng đang xây dựng các liên minh với những cường quốc đang lên như Nam Phi, Ấn Độ, thể hiện qua hội nghị Thượng đỉnh Brics cuối tuần tại Goa, đồng thời ve vãn các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines."

Báo Sputniknews.com của Nga:

"Đại sứ Việt Nam tại Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn nói nước ông không phản đối để Hải quân Nga quay lại căn cứ ở Cam Ranh, với điều kiện sự hiện diện đó không nhằm chống lại một nước thứ ba.

"Theo nhà báo Anton Mardasov của Svobodnaya Pressa, ông đại sứ cũng nói thêm luôn rằng "trong bối cảnh việc sử dụng cảng Cam Ranh cho mục tiêu hợp tác quốc tế đa phương để vận tải, sửa chữa tàu thuyền và phát triển công nghệ quân sự để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực là hướng đi đúng đắn."

Prashanth Parameswaran viết trên The Diplomat (15/10):

"...Quan chức Nga từng bình luận tương tự khi nói về sự hiện diện bành trướng ra các nước khác. Nhưng điều không hẳn đã rõ là liệu họ có nghĩ đúng như thế trong quan hệ với Việt Nam không. Khả năng cao nhất là họ nói về việc vào quân cảng Cam Ranh mà nay đã bị hạn chế nhiều (now-restricted naval base at Cam Ranh Bay).

Nga đã thỏa thuận để có quyền vào cảng được ưu tiên nhằm sử dụng các cơ sở của Việt Nam và hiện đã hưởng sự ưu đãi này ở cương vị đối tác quân sự hàng đầu của Hà Nội (Hanoi's top military partner).

Nhưng để Nga có sự hiện diện thường trực và chính thức theo nghĩa truyền thống - trái với quyền vào cảng ưu tiên ở một mức độ nào đó - thì có vẻ như khác với truyền thống quan hệ đa phương của Việt Nam.

Như tôi đã viết, Việt Nam tuân theo nguyên tắc Ba Không về quốc phòng: không có liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không làm đối tác của một nước chống lại nước thứ ba.

image033Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hai chiến hạm Nhật lần đầu cập cảng quốc tế Cam Ranh tháng Tư 2016

Việt Nam tuân theo nguyên tắc Ba Không về quốc phòng: không có liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không làm đối tác của một nước chống lại nước thứ ba.

Tuy thế, điều này không ngăn truyền thông đồn đại về việc có căn cứ thường trực của Nga, và thậm chí của Hoa Kỳ, tại Cam Ranh.

Nhưng Việt Nam, về phía họ, tiếp tục nhắn lại công khai về quan điểm truyền thống đó. Mới hôm Thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm rõ tại cuộc họp báo rằng chính sách của Hà nội là không cho nước khác lập căn cứ quân sự trên đất Việt Nam."

Được biết hồi tháng 6/2016, phát biểu tại Washington DC, Đại sứ Hoa Kỳ ông Ted Osius xác nhận, "Hoa Kỳ không tìm kiếm mục tiêu đặt căn cứ hải quân ở Cam Ranh".

Cũng trang The Diplomat đăng hình một tàu Hoa Kỳ "vào sửa chữa bảy ngày tại Cam Ranh" hồi tháng 8/2011.

Mới hồi tháng 6/2016, Việt Nam cho hai tàu chiến Nhật Bản vào quân cảng Cam Ranh./(theo BBC 17/10/ 2016)

18 Tháng Năm 2017(Xem: 7723)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7434)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7338)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7489)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7387)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8058)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7705)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7346)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8428)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9114)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7679)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7734)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7459)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7817)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 7933)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8728)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”
07 Tháng Ba 2017(Xem: 8559)
TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa.