Trung Quốc đang từng bước nắm quyền kiểm soát Biển Đông từ đáy biển

01 Tháng Sáu 20178:49 CH(Xem: 7782)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  THỨ  SÁU 02  JUNE 2017


image015

Trung Quốc đang từng bước nắm quyền kiểm soát Biển Đông từ đáy biển


image016

Chính sách của Hoa Kỳ với Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump đang trở thành tâm điểm chú ý của khu vực, ảnh: AP.


Một bản tin trên CNN hôm 30/5 đã xác nhận những gì mà các chuyên gia như Harry J. Kazianis luôn luôn lo sợ:


Trung Quốc đang từng bước nắm quyền kiểm soát Biển Đông từ đáy biển


Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4]


Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông.


Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.


Harry J. Kazianis cho rằng, tin vui là chính quyền Tổng thống Donald Trump có thêm các lựa chọn và cơ hội để đảo ngược tình hình, nhờ chuyến thăm ngoại giao kịp thời đến Washington DC tuần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


(Tác giả Harry J. Kazianis nhầm thành chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang - người viết xin đính chính).


Việt Nam là một trong những nước có yêu sách (chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa -  Trường Sa, và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp) trên Biển Đông.


Nhiều năm qua, Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông. 


Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump chỉ xem Biển Đông là một vấn đề quan trọng và kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ thường xuyên thăm các cảng của Việt Nam, đó cũng sẽ là một minh chứng Mỹ không lùi bước trước áp lực từ Trung Quốc.


Từ đây chính phủ Tổng thống Donald Trump có rất nhiều điều có thể làm.


Rõ ràng nhất là nội các của ông cần xây dựng một chiến lược toàn diện để đảm bảo Trung Quốc không thể biến Biển Đông thành ao tù của họ, điều mà chính quyền Tổng thống Barack Obama chưa làm được.


Nó có thể bao gồm việc buộc Bắc Kinh cam kết không đảo hóa bãi cạn Scarborough và biến cấu trúc này thành một tiền đồn quân sự của Bắc Kinh.


Ngoài ra, nếu Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy xu thế thay đổi hiện trạng, Mỹ nên nhắc nhở họ bằng các lựa chọn có sức nặng, ví như bán cho Đài Loan một gói vũ khí lớn.


Rõ ràng Washington có nhiều lựa chọn khi nói đến việc kiểm soát và cân bằng tuyên bố thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông.


Nhưng chắc chắn rằng phương án cho tàu chiến chạy lòng vòng quanh đảo nhân tạo không nên là một trong số các lựa chọn ấy. [3]


Cá nhân người viết cho rằng, bình luận của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis rất đáng lưu tâm và tìm hiểu kỹ.


Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung chiến lược, lâu dài trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định an ninh và tự do hàng hải - hàng không trên Biển Đông.


Những nhắc nhở của ông Kazianis về các bước tiến bành trướng "chậm nhưng chắc" của Trung Quốc trên Biển Đông rất có cơ sở.


Đặc biệt là động thái lắp đặt hệ thống quan trắc thu thập tin tức tình báo đáy biển với âm mưu vô hiệu hóa hoạt động tàu ngầm của đối phương trên Biển Đông.


Đây có lẽ là điều cả Hoa Kỳ và Việt Nam nên tìm hiểu kỹ và phối hợp nghiên cứu giải pháp.


Muốn đối phó hiệu quả với âm mưu này, trước hết các lực lượng chuyên trách hai nước Hoa Kỳ, Việt Nam cần có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ về an ninh trên Biển Đông, đánh giá đúng tình hình và nghiên cứu, tìm tòi giải pháp phù hợp.


Việc cần làm trước hết và cũng quan trọng nhất để đảm bảo tính hiệu quả, đó chính là đánh giá chính xác tính nguy hiểm lâu dài trong âm mưu, ý đồ, hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như tác động, ảnh hưởng của nó.


Việt Nam cần một chiến lược tổng thể về Biển Đông, nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước


Giáo sư, Tiến sĩ Rajaram Panda từ Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ ngày 31/5 có bài phân tích trên Eurasia Reviews về tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp Biển Đông đối với hòa bình thế giới. [5]


Bình luận về lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, Giáo sư Rajaram Panda cho rằng:


"Việt Nam không muốn chiến tranh với Trung Quốc, đồng thời ủng hộ việc tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.


Tuy nhiên Việt Nam sẽ không ngần ngại để đẩy lùi mọi hành động đơn phương xâm phạm các lợi ích quốc gia (chính đáng và hợp pháp) của mình.


Về mặt lịch sử, Việt Nam đã từng đánh bại thực dân Pháp và sau đó là Mỹ, nhưng không để cái bóng của lịch sử chiến tranh che mờ mong muốn hòa bình và phát triển.


Đây là lý do chính quyền Tổng thống Barack Obama đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam sau một thời gian dài.


Việt Nam tìm cách chống lại việc Bắc Kinh thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, phản đối Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Ga Ven (và 6 cấu trúc khác Trung Quốc chiếm đóng trái phép) ở quần đảo Trường Sa.


Có điều cho đến nay, chưa có bất kỳ quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc thành công trong việc thuyết phục Bắc Kinh thay đổi mục tiêu (bành trướng ở Biển Đông).


Điều này khiến Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ của mình bằng cách củng cố quan hệ quốc phòng với các nước thân thiện như Ấn Độ và Nhật Bản.


Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam cũng tìm cách phát triển, xây dựng các quan hệ với các nước khác, nhưng không phải để đối đầu.


Việt Nam đã phải chịu đựng rất nhiều hệ lụy từ các cuộc tranh giành (ảnh hưởng giữa các siêu cường) từ thời Chiến tranh Lạnh và không muốn lặp lại những bi kịch. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.". (theo Hồng Thủy)
18 Tháng Năm 2017(Xem: 7856)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7565)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7417)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7657)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7459)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8186)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7791)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7448)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8545)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9191)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7797)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7853)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7595)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7955)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 8079)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8871)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”
07 Tháng Ba 2017(Xem: 8695)
TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa.