COC là Bộ Luật Biển khu vực?

23 Tháng Tư 20177:26 CH(Xem: 8426)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


COC là Bộ Luật Biển khu vực?


image050


Ts Trần Công Trục


21/04/17


(GDVN) - “Đạt được bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông” do Trung Quốc chủ động đưa ra là cố ý thổi phồng, nhằm mục đích mê hoặc dư luận.


COC là bộ Luật Biển khu vực?


Dựa trên những nội dung đã nêu nói trên thì COC có thể được coi là một văn bản quy phạp pháp luật có giá trị pháp lý để điều chỉnh mọi mối quan hệ đang diễn trong Biển Đông. 


Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:


2.1.Về chủ thể, đối tượng điều chỉnh:


Các bên tham gia ký kết COC phải là toàn bộ thành viên của ASEAN và Trung Quốc, có nên xem xét việc tham gia của các quốc gia có lợi ích liên quan hay không? 


Bởi vì, COC là văn bản pháp lý tạo khuôn mẫu cho quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong bối cảnh ở Biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp do lịch sử để lại và nhu cầu sử dụng biển của các quốc gia trong khu vực và quốc tế đang tăng lên; 


COC giúp phát huy được vai trò chủ đạo của ASEAN trong vấn đề an ninh trên Biển Đông.


2.2.Nguyên tắc và Căn cứ pháp lý:


Các nội dung của COC và việc triển khai thực hiện COC phải tuân thủ nguyên tắc của UNCLOS, TAC, SEANWFZ, 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, kế thừa các quy định trong DOC và Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, các nguyên tắc phổ biến của luật quốc tế đã được thừa nhận; 


Đồng thời COC phải thiết lập các nguyên tắc chung về việc không sử dụng bạo lực, tránh đe dọa, ngăn ngừa xung đột, giúp giải quyết những va chạm xung quanh việc khai thác và đánh bắt trên biển, đảm bảo an toàn trên biển.  


2.3.Phạm vi điều chỉnh:


Phạm vi áp dụng của COC có phải bao gồm tất cả các đảo và vùng nước bên ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở, lãnh hải của các quốc gia ven biển và các đảo ở Biển Đông không?


Cần phân định rõ khu vực tranh chấp và không tranh chấp, xác định rõ những hoạt động được phép và không được phép thực hiện tại khu vực tranh chấp;


Đặc biệt là tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển, quyền tự do và an ninh hàng hải, an ninh hàng không tại Biển Đông phù hợp với quy định của UNCLOS.


2.4.Cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật:


Các quốc gia ký kết COC cần xem xét thành lập hệ thống tổ chức, lực lượng thực thi pháp luật.


Ví dụ như phải thành lập ra Cơ quan An ninh hàng hải (MSA) để kiểm soát và quản lý các mối đe dọa an ninh hàng hải và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc COC;  Cơ quan điều phối các lực lượng cảnh sát biển của các quốc gia liên quan …


2.5.Cơ chế tài phán và thi hành án:


Hệ thống tổ chức các cơ quan tài phán, chức năng quyền hạn và thủ tục thụ lý hồ sơ của các tổ chức tư pháp: sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế đã có hay thành lập mới mang tình khu vực; nội dung tranh chấp, tính chất và mực độ vi phạm; cơ chế thi hành án….


Muốn thống nhất được các nội dung này trong bối cảnh hiện nay là không dễ dàng chút nào. 


Nguyên nhân không phải do trình độ biên soạn văn bản quy phạm pháp luật mà cái chính là do có những tranh chấp phức tạp về mặt pháp lý,


Đó là việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa xuất phát từ việc giải thích và áp dụng khác nhau các quy định của UNCLOS1982 tranh chấp chủ quyền đối với các hải đảo trong Biển Đông… 


Đặc biệt là một số thành viên khi tham gia với những động cơ chính trị khác nhau, nhất là Trung Quốc.


Đây là một thành viên đã có những hoạt động vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia khác xung quanh Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và các cam kết chính trị đã đạt được. 


Trung Quốc đã và đang tìm cách trì hoãn quá trình thương thảo để tranh thủ tạo được lợi thế trong đàm phán về COC.


Chừng nào yêu sách “lưỡi bò” chưa được hợp thức hóa trong việc xác lập phạm vi điều chỉnh COC thì chừng đó không thể có được COC. 


Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải thực hiện bằng được chiến lược độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông để vươn lên tranh giành vị trí siêu cường số một thế giới với Hoa Kỳ. 


Và như vậy có thể thấy rằng cái gọi là “đã đạt được bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông” do Trung Quốc chủ động đưa ra là cố ý thổi phồng, nhằm mục đích mê hoặc dư luận, tuyên truyền vì động cơ chính trị.  


Có chăng chỉ có thể chỉ là “đã đạt tiến triển tốt trong việc xây dựng bộ khung COC với Trung Quốc” do phía Philppines loan báo. 


Trong khi việc thống nhất “bộ khung” thì chỉ là vấn đề kỹ năng soạn thảo luật mà bất kỳ môt chuyên gia luật pháp nào cũng có thể làm được chỉ trong chốc lát.


Thậm chí đến các em sinh viên luật đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cói thể làm tốt được công việc sơ đẳng này. 


Vì vậy, nội dung thật sự của COC có được thông qua hay không tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30, tổ chức từ 26-29/4/2017 tại Manila, Philippines, có lẽ còn cần rất nhiều nỗ lực hơn nữa.


image052

Cảnh sát biển Việt Nam kêu gọi tàu Cảnh sát biển và giàn khoan 981 Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trong khủng hoảng giàn khoan năm 2014, ảnh: The Japan Times.


Quá trình đàm phán thương lượng làm sao phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, thật sự cầu thị, dựa trên nền tảng của  sự đoàn kết, thống 
nhất.


Đặc biệt là thiện chí và tinh thần thượng tôn pháp luật của tất các các bên là điều kiện tiên quyết khi tham gia vào quá trình đàm phán xây dựng COC.


3. Việt Nam và việc thi hành DOC, tiên tới xây dựng COC


Xuất phát từ chính sách đối ngoại hòa bình, nên từ trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nhiệt liệt ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông.


Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào việc soạn thảo, thương lượng nội dung các quy định trong DOC.


Sau khi DOC được ký, chúng ta tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm tuân thủ các cam kết trong DOC; 


Có các bước đi thích hợp để các nước hiểu rõ lập trường của nước ta về Biển Đông, kiên trì cùng các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); 


Thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới xây dựng COC nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. 


Chúng ta cũng tăng cường mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực về biển với các nước láng giềng theo tinh thần của DOC; đồng thời, kiên quyết yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện này. 


Các nỗ lực và việc làm của Việt Nam được dư luận quốc tế, khu vực đánh giá cao, coi đó là những đóng góp tích cực cùng các nước ASEAN và Trung Quốc hiện thực hóa DOC.


Xây dựng COC là việc làm cấp thiết, đem lại lợi ích không chỉ cho ASEAN và Trung Quốc mà cho tất cả các nước ở trong và ngoài khu vực. 


Là thành viên trong ASEAN, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình tích cực tham gia xây dựng COC thực sự là cơ sở pháp lý hàng đầu, nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định, an ninh cho vùng Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung./ (theo Ts Trần Công Trục)


Tài liệu tham khảo:  


 -ASEAN thảo luận về tiến trình xây dựng COC (Thế giới và Việt Nam, ngày 16/4/2017).


-Quan chức cao cấp ASEAN thảo luận về tiến trình xây dựng COC (Đại Đoàn kết, 17/3/2017).


-TQ nói 'đã đạt dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông' (BBC tiếng Việt, 8/3/2017).


-QPTD -Thứ Tư, 01/08/2012, Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) – nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực.


-Căng thẳng trước đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (ANTD, 9/2/2017).


-Nguyễn Thị Thanh Hà, Chuyên viên Liên Hợp Quốc và Nguyễn Đăng Thắng, Nghiên cứu sinh Vương quốc Anh : “Một số suy nghĩ về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông”. NCBĐ, Chủ nhật, 15 Tháng 5, 2011. (Ts Trần Công Trục)

18 Tháng Tám 2016(Xem: 8457)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7992)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9179)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8129)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8162)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9287)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8467)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10790)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8911)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8462)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12605)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8444)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8008)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8184)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12858)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9492)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8682)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".