Tập Cận Bình xuất Tướng, Xe-Pháo-Mã sẵn sàng "khai chiến" ở biển Đông

12 Tháng Giêng 20175:33 CH(Xem: 8620)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  13   JAN  2017


Diễn biến nóng ở mặt trận biển Đông Nam Á


Tập Cận Bình xuất Tướng, Xe-Pháo-Mã sẵn sàng "khai chiến" ở biển Đông


image010

Đô Đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc.


1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa


image011

Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của không quân Trung Quốc, ảnh: 81.cn.


Một máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc đã bay quanh quần đảo Trường Sa vào cuối tuần qua trong một màn biểu dương lực lượng mới ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, một giới chức Mỹ cho Reuters biết hôm thứ Ba.


Đây là lần thứ hai máy bay ném bom Trung Quốc bay ở Biển Đông trong năm nay. Lần đầu tiên là vào ngày 1 tháng 1, theo lời một giới chức giấu tên của Mỹ.


Trung tá Hải quân Gary Ross, một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, nói ông không bình luận cụ thể về các hoạt động của máy bay ném bom Trung Quốc gần đây, nhưng ông nói rằng “Chúng tôi tiếp tục quan sát một loạt các hoạt động quân sự đang diễn ra của Trung Quốc trong khu vực”.


Hồi tháng 12, một máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay dọc theo “đường chín đoạn” mà nước này sử dụng để lập bản đồ yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến đường thương mại toàn cầu mang tính chiến lược. Chiếc máy bay này cũng bay vòng quanh Đài Loan, đảo quốc mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai. ((theo VOA 04.01.2017)


Oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay ngang qua Scarborough-Philippines


Chiếc oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc ngày 08/12/2016 đã bay dọc theo đường chín đoạn, còn được gọi là đường lưỡi bò, mà Bắc Kinh đã tự vẽ nên để khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Vào mùa hè vừa qua, các oanh tạc cơ của Trung Quốc từng bay trên Biển Đông và trên các đảo đang tranh chấp, nhưng chưa bao giờ bay xa như lần này, theo lời các quan chức Mỹ. Lầu Năm Góc đã được báo động về phi vụ nói trên hôm thứ Sáu 09/12/2016.


image012

Trong một đợt diễn tập gần đây, phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc đã thực hiện một đợt không kích giả định tấn công một loạt các mục tiêu trên biển kéo dài hơn 10 giờ tại vùng biển không xác định (nhưng theo tờ Nhân dân Nhật báo thì khả năng cao là ở khu vực Biển Đông). Đây được xem là kỷ lục mới đối với những chiếc H-6K khi lần đầu tiên chúng hoạt động trên biển trong khoảng thời gian dài như trên.


image013

Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông 01/8/2016. Ảnh: Xinhua


2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam


 


image014

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc thực hiện một cuộc tập trận ở vùng biển phái nam đảo Hải Nam tháng 12/2016.


Nhóm tàu chiến Trung Quốc do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh dẫn đầu đang thử vũ khí và các trang thiết bị trong cuộc diễn tập diễn ra tuần này ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định điều này hôm thứ Tư và nói đây là một kế hoạch đã định trước.


Vài ngày sau khi các giới chức Đài Loan loan tin về cuộc diễn tập diễn ra cách bờ biển phía nam của hòn đảo này có 166 km, Bắc Kinh mới lên tiếng xác nhận tin nàym nói rằng đây là một cuộc tập trận thường kỳ và tuân thủ luật pháp quốc tế.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết trong cuộc họp báo: “Nhóm tàu hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang tiến hành công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch”.


Người phát ngôn Trung Quốc nói thêm: “Mục đích là để kiểm tra hiệu năng của các vũ khí và trang thiết bị”.


Hải quân Trung Quốc cho biết có nhiều chiến đấu cơ J-15 và trực thăng tham gia tập trận cùng cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Biển Đông.


Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng với đội tàu hộ tống đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản và vòng sang vùng biển phía đông và nam Đài Loan trước khi hướng về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.(theo VOA 04.01.2017)


Nguồn: Reuters, China Daily, US Navy Times, National Interest


Theo RFI 09/1/2017:


Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông nhưng rất gần Hải Nam


Những thông điệp gởi cho các nhân viên phi hành (NOTAM) – A0002/17, A0007/17 et A0013/17 – cho thấy là nhóm tàu Trung Quốc từ mấy ngày nay chỉ hoạt động trong một khu vực rất nhỏ, dài 56 km và rộng 27 km, nằm cách bờ biển phía Nam đảo Hải Nam không đầy 40 cây số.


Nếu điểm tập trận này được xác định, thì điều đó có nghĩa là mục tiêu chính của chuyến ra biển này của đội tàu sân bay Liêu Ninh không phải là phô trương lực lượng, mà có vẻ đúng như theo thông cáo chính thức của Hải Quân Trung Quốc. Đó là : « Luyện tập và đánh giá tiến trình toàn diện của một nhóm hàng không mẫu hạm, thiết lập hệ thống chỉ huy trong chiến đấu và hậu cần trên biển khơi, cải thiện việc phối hợp giữa các máy bay với chiếc tàu sân bay. »


Tránh khiêu khích Nhật Bản trên đường đi


Ghi nhận thứ hai là dù chiếc Liêu Ninh đã đi qua 5 vùng biển rõ rệt, nhưng khi ở ngoài Tây Thái Bình Dương, chiếc mẫu hạm không hề cho máy bay tập lên xuống.


Viên chỉ huy của đội chiến đấu cơ trên chiếc Liêu Ninh đã nêu lên hoạt động của máy bay và phi công ở mọi nơi, ngoại trừ lúc di chuyển khá nhanh qua vùng biển Tây Thái Bình Dương. Những thông báo chính thức khác cũng đi theo chiều hướng đó.


Trong một báo cáo của Nhật Bản ngày 25/12/2016, người ta được biết là một khu trục hạm và một máy bay tuần tra Nhật P-3C đã theo dõi chiếc Liêu Ninh vào khoảng 10 giờ, giờ địa phương, ở một vùng biển cách quần đảo Miyako-jima của Nhật khoảng 110 km về phía đông bắc. Hình ảnh phía Nhật chụp được cho thấy không có một chiếc phi cơ nào trên phi đạo của tàu Liêu Ninh và tất cả các ổ pháo của các chiến hạm hộ tống cũng đều nằm dọc theo trục của con tàu. Tóm lại là không có dấu hiệu gây chiến nào trong cả đoàn tàu trong suốt hành trình đi qua khu vực này.


Hai thông cáo khác của bộ Quốc Phòng Đài Loan cho phép định vị nhóm tàu Trung Quốc sau khi đoàn tàu ra khỏi vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và đi vào vùng của Đài Loan. Các thông cáo này cho thấy là đoàn tàu Trung Quốc đã đi thẳng một mạch đến Hải Nam, sau khi qua vượt eo biển Miyako để vào Tây Thái Bình Dương.


Một cách cụ thể từ chỗ đầu tiên khi bị máy bay Nhật phát hiện khoảng 10 giờ sáng ngày 25/12, và nơi bị phía Đài Loan nhìn thấy 10 tiếng sau đó ở phía nam vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, thì đoàn tàu Trung Quốc đã đi được khoảng 230 hải lý, với môt vận tốc trung bình 23 hải lý/giờ.


Và điều đó có nghĩa là đoàn tàu đã đi thẳng, không ngừng cho đến khi vào Biển Đông, qua eo biển Ba Sĩ. Không có báo cáo nào của Nhật và Đài Loan nêu lên hoạt động của đội máy bay trên chiếc Liêu Ninh.


Trang mạng thông tin East Pendulum công nhận là chuyến hải hành ra đến Tây Thái Bình Dương cho phép nhóm không-hải chiến rất non trẻ này của Trung Quốc nâng cao năng lực hoạt động, cho dù đội hình chưa hoàn chỉnh. Một hạm đội tàu sân bay theo chuẩn mực thông thường gồm 1 tàu sân bay, 6 khu trục hạm và hộ tống hạm, 2 tàu ngầm nguyên tử và 1 tàu tiếp liệu.


Trong đoàn tàu đi theo chiếc Liêu Ninh chỉ có ba khu trục hạm, 2 hộ tống hạm, và một tàu chống ngầm. Tàu tiếp liệu 966 Cao Bưu Hồ (Gaoyouhu) lớp 903A và tàu chống ngầm 594 Chu Châu (Zhuzhou), lớp 056A được thấy cùng với đội tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Hoa Đông không được Nhật và Đài Loan nêu lên trong báo cáo, có lẽ đã rời đoàn trước khi chiếc Liêu Ninh băng qua Nhật Bản.


3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia


image015

Tàu ngầm KD Tun Razak neo đậu tai căn cứ Kota Kinabalu Ảnh: Navantia.


image016

Tầu ngầm Trung Quốc. Ảnh minh họa.


Theo GDVN:


The Wall Street Journal ngày 6/1 đưa tin, một tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã chính thức cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia nằm ven Biển Đông, sát quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) đang là tâm điểm tranh chấp.


1 tàu ngầm và 1 tàu hỗ trợ của hải quân Trung Quốc đã tới Kota Kinabalu vào thứ 3 tuần này và sẽ trở về nước hôm nay 6/1. Một quan chức hải quân Malaysia nói với The Wall Street Journal, đây là lần đầu tiên một tàu ngầm Trung Quốc sang thăm Malaysia.


Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế Viện Lowy, Sydney, Australia cho rằng, chiến hạm mặt nước Trung Quốc đã từng thăm Malaysia, nhưng tàu ngầm thì là lần đầu tiên, ý nghĩa của nó rất khác.


"Nó thể hiện một mức độ tin tưởng cao hơn vì bản chất nhạy cảm của các hoạt động tàu ngầm, nó có thể do thám tàng hình", ông Euan Graham bình luận.


Chuyến thăm đã báo hiệu rằng, tàu ngầm Trung Quốc có thể hoạt động ở khu vực phía Nam Biển Đông, bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, với sự thừa thuận của Malaysia.


Malaysia cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu, bang Sabah của Malaysia làm “địa điểm cập bến giữa đường”.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF


06 Tháng Mười Một 20168:01 CH(Xem: 541)


"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  21  NOV  2016


Từ Ngoại giao Chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF


VĂN HÓA


(bổ túc)


21/11/16


image017

Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr.


Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch  FONOF do Hạm đội 3 giao phó.



image018

1. Ngày 19/11/2003: Khu trục hạm USS Vandegrift 48 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm".


2. Ngày 8/3/2009: Thám thính hạm USNS Impeccable đi thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km.


3. Ngày 27/10/15: Khu trục hạm USS Lassen 82, có khả năng mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk, là chiến hạm đầu tiên dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Lê Bá Hùng được chọn để tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. Trang tin Diplomat nhận định rằng USS Lassen sẽ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn nhưng sẽ không áp sát đến khu vực 500 mét an toàn được áp đặt cho đảo nhân tạo theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).


4. Ngày 5/11/2015: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein đi quan sát ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia.


5. Ngày 14/4/2016: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS  John C. Stennis; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines,Voltaire Gazmin đi quan sát HkMh USS John C. Stennis "đóng đô" ở biển Tây Philippines (Luzon).


6. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


7. Đầu năm 2016: một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là Đệ Tam Hạm Đội sẽ gửi thêm chiến hạm đến khu vực Đông Á. Như vậy khu vực này có Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ cùng phối hợp hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh hạm đội: Đô đốc Scott Swift. Ảnh dưới từ trái: Admiral Scott H. Swift; Admiral Samuel J. Locklear, III; Admiral Harry B. Harris, Jr.


8. Ngày 30/1/2016: mùa biển động bão giông, chiến hạm USS Curtis Wilbur 54 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Triton - do Trung Quốc chiếm đoạt của VNCH tháng 1/1974).


9. Ngày 10/5/2016: mùa biển êm sóng lặng, Diệt lôi hạm USS William P. Lawrence 110 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) - do Trung Quốc kiến tạo).


10. Ngày 12/7/2016: Tòa thường trực La Haye PCA ra phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm vụ Philippines kiện Trung Quốc. 


11. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


12. Đầu tháng 10/2016: mùa biển động, USS John S. McCaine 56 và Vận tải hạm USS Frank Cable "trụ" ở Cam Ranh.


13. Cảng Cam Ranh 18/8/2016. Photo: LKT


14. Ngày 16/10/16: mùa biển động ở Trường Sa, ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc Hạm đội Đông Hải Trung Quốc từ Myanmar ghé cảng Sihanoukville và ở lại thêm bốn ngày.


15. Ngày 21/10/16: mùa biển động, bão số 7 số 8 hoành hành, Đệ tam Hạm đội tung USS Decatur 73 hành quân tầm kích quanh nhóm Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Mục tiêu là hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm.


16. Vị trí hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm nhìn từ Đà Nẵng.


17. Sa bàn hành quân tuần tra của USS Curtis Wilbur và USS Decatur quanh khu vực biển – quần đảo Hoàng Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP.


18. Khoảng cách hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm tính từ đảo Lý Sơn – Đà Nẵng.


19. Ngày 22/10/16: ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải TQ lò mò từ Sihanoukville đến Cam Ranh trong lúc USS Decatur đang làm mưa làm gió ở Hoàng Sa. Phân đội Đông Hải "bị" cầm chân ở Cam Ranh bốn ngày.


20. Ngày 26/10/16: Trung Quốc điều Hạm đội Nam Hải dàn quân gọi là "tập trận" ở vùng biển phía nam - đông- nam đảo Hải Nam, tây - bắc đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Không thấy có sự đụng độ nào nổ ra trên mặt biển.


21. Hạm đội Nam Hải tập trận phía nam đảo Hải Nam; phía bắc Phú lâm Hoàng Sa.


22. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là  eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP


23. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP


24. Ngày 26/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Bộ Quốc phòng Hà Nội  - Việt Nam hôm 26/10/2016.


25. Ngày 28/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Tam Kỳ - Quảng Nam (phía Nam Đà Nẵng vài chục cây số), khánh thành trung tâm thiết kế và bảo dưỡng tầu cảnh sát biển.


26. Ngày 30/10/2016: USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng do Hạm đội 3 giao phó.  (lkt/VH)


27. Ngày 17/11/2016 Navy Times đưa tin, 3 khu trục hạm Hoa Kỳ đã thi hành chiến dịch FONOF  hành quân ở biển nam Trung Hoa (South China Sea), đã quay về căn cứ tại Hoa Kỳ sau một thời gian hoạt động. Đó là các tàu khu trục Decatur, Momsen và Spruance trở về Mỹ trong những ngày sau bầu cử Tổng thống. Trước đó 3 tàu này hoạt động liên tục 7 tháng ở Thái Bình Dương. Spruance và Decatur đã trở lại San Diego ngày 14/11, còn Momsen trở lại Everett, Washington ngày 10/11. (theo Hồng Thủy18/11/16)
18 Tháng Tám 2016(Xem: 8462)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7996)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9182)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8130)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8164)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9288)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8470)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10790)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8913)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8463)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12607)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8446)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8008)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8185)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12863)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9493)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8683)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".