Phỏng vấn bên lề Hội nghị Ngoại giao 29

23 Tháng Tám 20169:20 CH(Xem: 8540)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 24  AUGUST 2016


Phỏng vấn bên lề Hội nghị Ngoại giao 29


Đại sứ Việt Nam nói về khả năng Philippines và Trung Quốc ‘đi đêm’ ở Biển Đông


Thứ ba, 23/08/2016


(An Ninh Quốc Phòng) - Bên lề Hội nghị Ngoại giao 29, sáng 23.8, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương phân tích về tình hình Philippines sau khi có Tổng thống mới và những động thái sắp tới ở Biển Đông.


image023

Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương


Khả năng Philippines đàm phán với Trung Quốc là rất có thể xảy ra


Ông có nhận định gì về tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức Tổng thống?


Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý.


Thứ nhất, về cơ bản người dân Philippines rất phấn khởi lần đầu tiên có một tổng thống xuất phát bình dân, nói tiếng nói của người bình dân, thể hiện được nguyện vọng của người dân, nên ông ấy trở thành một người rất nổi tiếng và được sự ủng hộ rất cao của dân chúng.


Thứ hai là ông Duterte có hai mũi nhọn đang được giương cao là phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm buôn bán, sử dụng ma túy và chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ.


Người dân Philippines về cơ bản rất phấn khởi, tệ nạn ma túy giảm hẳn và đã có hơn 500 nghìn người ra đầu thú là đã sử dụng hoặc liên quan đến mua bán ma túy. Các nhà tù của Philippines bây giờ chật hơn rất nhiều.


Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng thống Duterte cũng được tiến hành rất mạnh mẽ. Rất nhiều người thuộc giới chức cao cấp đang nằm trong tầm ngắm và người dân Philippines cũng đang rất thích điều này.


Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Hoạt động chống ma túy với việc cho phép lực lượng cảnh sát có thể ở mức độ nào đó bắn hạ các nghi phạm không cần xét xử đã gây ra những lo ngại. Một số nghị sĩ lo lắng hành động như vậy là bị lạm dụng dẫn tới người dân có thể bị giết nhầm. Cũng có những ý kiến e ngại về việc vi phạm nhân quyền.


Những động thái của Tổng thống Duterte còn đi đến đâu thì hiện tại chúng tôi chưa dám có sự bình luận gì. Chúng còn phải đợi thêm một thời gian nữa.


Ông đánh giá như thế nào về những động thái của tân Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông?


Đại sứ Trương Triều Dương: Phải nói ông Rodrigo Duterte là một tổng thống rất bộc trực. Trong phát ngôn, ông ấy luôn nói thẳng những suy nghĩ của mình. Suy cho cùng, ông ấy là người khôn ngoan.


Tới lúc này, có cảm giác ông Duterte đang lựa chọn một giải pháp mang tính chất hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Dù sao điều quan trọng nhất là ông ấy vẫn coi phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở để đàm phán với Trung Quốc trong thời gian tới. Tôi nghĩ rằng đây là một điều rất khôn ngoan.


Ông Duterte mặt khác cũng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Với chính sách tương đối cân bằng như vậy, trong tương lai, khả năng Philippines đàm phán với Trung Quốc là rất có thể xảy ra. Nhưng về lĩnh vực gì, mức độ đến đâu chúng ta còn phải chờ đợi. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Philippines và Trung Quốc có thể xuất phát bằng đàm phán hợp tác đánh bắt cá. Đó là điều rất quan trọng.


Ngoài ra, ông Duterte cũng có những phát biểu liên quan đến Liên hợp quốc, quan hệ với Mỹ. Nhưng với tất cả những gì ông Duterte phát ngôn thì chúng ta còn phải chờ đợi xem xét tiếp đằng sau đó là gì.


image025

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa rút khỏi Liên Hiệp Quốc


Có đi đêm hay không, cuối cùng mọi thứ cũng phải lộ rõ hết


Theo ông, Việt Nam có thể học được kinh nghiệm gì từ vụ kiện của Philippines với Trung Quốc?


Đại sứ Trương Triều Dương: Điều đầu tiên có thể nói là chính nghĩa luôn thắng mà chúng ta có chính nghĩa, vì thế hiện giờ chúng ta vẫn bảo lưu quyền của mình để xử lý những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.


Về cơ bản, Việt Nam và Philippines có phương cách ứng xử tương đối giống nhau. Chỉ có một điểm khác là Việt Nam chưa mang những tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam từ bỏ quyền đó của mình. Cũng như Philippines không từ bỏ quyền đó của mình.


Tôi cho rằng, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, vì điều quan trọng nhất mà Việt Nam theo đuổi từ trước đến nay đó là kiên quyết, kiên trì tìm cách giải quyết những bất đồng trong quan hệ với các nước kể cả tranh chấp ở Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình. Việc đưa những tranh chấp ra tòa quốc tế cũng chính là một biện pháp hòa bình.


Ông đã gặp Tổng thống Rodrigo Duterte chưa?


Tôi đã gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và ông ấy có nói một câu mà tôi ghi nhớ mãi. Đó là ông ấy rất khâm phục và kính trọng nhân dân Việt Nam và sẽ cố gắng học tập phương cách của người Việt Nam trong xử lý nhiều vấn đề quốc tế.


Có nhiều ý kiến cho rằng sau Hội nghị thượng đỉnh G20 (diễn ra ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc từ 4 – 5.9), Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động cứng rắn gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông?


Đại sứ Trương Triều Dương: Nhận định đó rất có thể là đúng. Điều đáng lo ngại là những hành động quân sự hóa, bồi đắp tôn tạo ở Biển Đông của Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến môi trường biển rất nặng nề. Philippines đã có những thống kê rất rõ ràng đầy đủ về vấn đề này. Nếu những hành động đó tiếp tục xảy ra thì môi trường sống ở Biển Đông sẽ còn tiếp tục bị phá hủy một cách nghiêm trọng.


Việc Philippines sau phán quyết của Tòa Trọng tài lại có những động thái “xuống nước” kêu gọi đàm phán với Trung Quốc theo ông sẽ tạo ra những hệ quả gì? Quan điểm Việt Nam về vấn đề đó như thế nào?


Đại sứ Trương Triều Dương: Chúng ta không bao giờ phản đối các nước khác sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, trong đó có việc đàm phán thương lượng. Đó cũng chính là những gì chúng ta đang làm. Những xung đột, tranh chấp mang tính chất song phương thì giải quyết song phương. Những vấn đề đa phương thì giải quyết bằng biện pháp đa phương.


Những gì Philippines đang làm cũng không đi ngược lại chủ trương mà Việt Nam đã và đang theo đuổi, do vậy chúng ta không thể dùng tiêu chuẩn kép (double standard) được. Tôi nghĩ rằng, đàm phán để giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là điều nên được khuyến khích.


Nhưng hành động của Philippines có làm cho Trung Quốc tiếp tục những hành động leo thang ở Biển Đông hay không, khi họ thấy nước này tuy thắng kiện nhưng vẫn phải xuống nước?


Đại sứ Trương Triều Dương: Với tư cách một quốc gia lớn và có trách nhiệm, Trung Quốc không thể và không nên làm những việc như vậy. Một khi đã có phán quyết của Tòa thì với tư cách một quốc gia tham gia vào Công ước Liên hiệp ước về luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc phải tuân thủ.


Có thể trước mắt Trung Quốc phải tỏ thái độ cứng rắn, nhưng về lâu dài, theo kinh nghiệm của chúng tôi, có tới 95% phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (ICJ) được chấp hành. Ví dụ như vụ kiện Nicaragua – Mỹ năm 1984 – 1986, mặc dù như Mỹ từ chối chấp hành phán quyết nhưng sau đó 5 năm, họ lại tiến hành bồi thường cho Nicaragua, và nhiều vụ việc khác cũng vậy. Tôi mong rằng Trung Quốc với tư cách một nước lớn, thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành viên UNCLOS, sẽ phải ứng xử một cách đúng mực.


Nhiều chuyên gia cho rằng Philippines và Trung Quốc có thể “đi đêm” với nhau về vấn đề Biên Đông. Ông có đánh giá như thế nào về nhận định đó?


Đại sứ Trương Triều Dương: Tôi không bình luận về vấn đề này, vì tất cả những điều đó chỉ có tính chất ước đoán. Tôi nghĩ rằng, có đi đêm hay không thì cuối cùng mọi thứ cũng sẽ phải lộ rõ hết.


Theo ông Việt Nam cần chuẩn bị điều gì cho khả năng trên?


Đại sứ Trương Triều Dương: Việt Nam luôn phải chuẩn bị và cảnh giác với tất cả các khả năng có thể xảy ra, và Việt Nam có thể làm được điều đó.


(Theo Thanh Niên)


Đại sứ Phạm Quang Vinh: Mua vũ khí Mỹ phải tính nhu cầu của Việt Nam


Thứ hai, 22/08/2016


(An Ninh Quốc Phòng) - “Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của chúng ta hay không?”, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nói.


Ngày 22/8, bên hành lang Hội nghị Ngoại giao lần 29, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã chia sẻ với báo chí những nội dung liên quan đến hợp tác Việt – Mỹ.


- Trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama diễn ra vào tháng 5, Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Qua đó ông đánh giá thế nào về quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng Việt – Mỹ, đặc biệt là các đơn hàng mua vũ khí từ Mỹ sắp tới?


– Trước hết phải khẳng định không phải đến lúc này mới có hợp tác an ninh quốc phòng Việt – Mỹ. Từ năm 2011, hai bên đã có bản ghi nhớ về hợp tác an ninh quốc phòng trên 5 lĩnh vực, trong đó có tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, quân y…


Tháng 6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Việt Nam và hai bên đã thông qua tuyên bố tầm nhìn hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ không chỉ vì lợi ích của Việt Nam mà cả khu vực, đồng thời nó phải phù hợp cho lợi ích, bước đi của Việt Nam.


Còn vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của chúng ta hay không. Những nội dung đó, tôi cho rằng các bên đang bàn, nên cụ thể ra sao thì phải chờ thêm thời gian.


image027

Đại sứ Phạm Quang Vinh trả lời báo chí bên lề Hội nghị ngoại giao lần 29


- Vấn đề biển Đông có vị trí thế nào trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, thưa ông?


– Dù Đảng nào thắng thì chắc chắn Hoa Kỳ vẫn gắn kết với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bởi vì họ có lợi ích ở đây, có nhu cầu tiếp tục quan hệ với khu vực này. Các bên cùng nỗ lực hợp tác để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực này.


Còn về biển Đông, Hoa Kỳ đã nói rất rõ quan điểm của họ. Đặc biệt là nhìn lại tuyên bố Shangri-La 2/2016, Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ đảm bảo an ninh an toàn, tự do hàng hải trên biển Đông, kiềm chế tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thực hiện hiệu quả DOC và tiến tới COC… Những điểm thống nhất giữa ASEAN – Hoa Kỳ như vậy cũng sẽ là những điểm chung của khu vực trong thời gian tới.


- Liệu quan hệ Việt – Mỹ có nhiều thay đổi hay không sau khi Hoa Kỳ có tân Tổng thống vào đầu năm 2017?


– Quan hệ giữa Việt – Mỹ đã có những bước phát triển, hai bên đã thiết lập được khuôn khổ ổn định, lâu dài, đó là quan hệ đối tác toàn diện được thông qua trong năm 2013. Tiếp đó, nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Tôi tin rằng khuôn khổ đối tác toàn diện, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp tục tạo đà cho quan hệ hai nước.


Vấn đề hiện nay là làm thế nào để khai thác hết tiềm năng của mối quan hệ đó, phát huy những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh. Ví dụ, về chính trị chắc chắn việc tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các cấp, đồng thời thúc đẩy lòng tin, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Về hợp tác kinh tế, giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để khai thác.


- Ông nghĩ sao khi cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều công khai chống Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP?


– Năm nay, cuộc bầu cử ở Mỹ được đánh giá có nhiều điều lạ. Các ứng cử viên đưa ra các chương trình hành động hướng nội và bảo thủ hơn, trong đó tập trung vào những nhu cầu của cử tri nước Mỹ. Cũng có những ý kiến cho rằng cử tri nước Mỹ đang khá bất mãn với các chính sách của dòng chảy chính trị chính trong nước. Thế nên để tranh thủ phiếu bầu của cử tri, cả hai ứng viên đang hướng nội nhiều hơn.


Quay trở lại vấn đề TPP, thực sự nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do TPP. Điều này vừa có tính kinh tế thương mại, vừa có tính chiến lược và đồng thời bảo đảm được những lo ngại của người dân và cử tri.


Vào thời điểm hiện tại, TPP đang là một vấn đề của tranh cử, với xu hướng bảo hộ mậu dịch, xu hướng hướng nội đang làm cho sự ủng hộ đối với TPP kém đi. Chúng ta trông đợi khi cuộc bầu cử ở Mỹ lắng đọng, người ta sẽ tính tới lợi ích của nước Mỹ nhiều hơn, trong đó có khả năng xem xét TPP. Thế nhưng thực tế chắc chắn đây là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn.


- Xin cảm ơn ông!


(Theo Dân Trí)

11 Tháng Tư 2016(Xem: 8258)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8579)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8698)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8560)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8511)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10514)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8448)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8347)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8398)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8794)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8144)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9499)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8302)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10038)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".