Philippines đề xuất về "vấn đề đánh cá" / Mỹ: TQ vượt "lằn ranh đỏ"

14 Tháng Tám 20166:25 CH(Xem: 8001)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


image043

Bãi cạn Scarborough. Reutesr 12 Mar 2016.

Văn Hóa: Mặc cả tài nguyên Biển Đông

"Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).

Theo phán quyết của PCA:

"Tiếp theo Tòa Trọng tài xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough và kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước.

Dù Tòa Trọng tài nhấn mạnh rằng Tòa không quyết định về vấn đề chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough".

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Philippines đề xuất về "vấn đề đánh cá" / Mỹ: TQ vượt "lằn ranh đỏ"

Biển Đông: Manila sẵn sàng để Bắc Kinh đồng khai thác một số nơi?

 

image045

Cựu tổng thống Philippine Fidel Ramos trả lời báo chí tại Hồng Kông về phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye.© Reuters

Phải chăng Philippines sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông để cải thiện quan hệ ? Câu hỏi này đã được đặt ra với tuyên bố vào hôm nay, 13/08/2016 của cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos, được đương kim tổng thống Rodrigo Duterte cử làm phái viên đàm phán với Trung Quốc. Theo ông Ramos, hai bên đã bàn về việc thiết lập một cơ chế ngoại giao « hai kênh », cho phép hợp tác trong một số lĩnh vực, song song với việc giải quyết riêng rẽ « các vấn đề gây tranh cãi » như tranh chấp Biển Đông.

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Fidel Ramos cùng với cựu bộ trưởng Nội Vụ Philippines Rafael Alunan, đã đề xuất ý tưởng này nhân các cuộc tiếp xúc tại Hồng Kông với các đại diện của Trung Quốc, trong đó có bà Phó Oánh, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội Trung Quốc.

Theo ông Alunan, hai bên đã thảo luận về việc « khuyến khích cơ chế kênh hai (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Track Two) hay là cơ chế trao đổi ý kiến giữa các trung tâm tham vấn (think-tank) », một hình thức cho phép hai bên « thảo luận các vấn đề gây tranh cãi ».

Trong ngoại giao, kênh 1 là kênh giữa các chính phủ, còn kênh 2 là kênh đối thoại không chính thức, chủ yếu là giữa các viện nghiên cứu chiến lược, nhằm thúc đẩy đối thoại trên những vấn đề tranh chấp mà nền ngoại giao chính phủ chưa thể giải quyết được.

Phái viên Philippines không nói rõ là các « trung tâm tham vấn » nào sẽ tham gia vào việc thảo luận những vấn đề « gây tranh cãi », ám chỉ đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước trên Biển Đông. Khi được hỏi là tại Hồng Kông, phía Philippines có thảo luận với phía Trung Quốc về phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye hay không, cựu tổng thống Ramos khẳng định « Chúng tôi không hề đề cập đến. »

Nếu đúng như ông Ramos khẳng định, như vây là Philippines đã khuất phục trước yêu sách của Trung Quốc, từng đòi hỏi là Manila không được nói đến phán quyết mà Bắc Kinh cực lực phủ nhận trong các cuộc đàm phán song phương. Tuy nhiên, cả ông Ramos lẫn Alunan đều nhấn mạnh rằng họ chỉ phái viên không chính thức, còn các cuộc đàm phán chính thức sau này sẽ do những người khác đảm trách.

Ý tưởng đồng khai thác đã được ông Ramos gợi lên khi ông cho biết là ông đã thảo luận với phía Trung Quốc về « vấn đề đánh cá », một hồ sơ liên quan đến vụ từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi vùng bãi cạn Scarborough, chỉ cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), nhưng lại cách đảo Hải Nam Trung Quốc đến 650 km.

Ông Ramos tiết lộ rằng ông đã thảo luận việc khôi phục lại tình trạng trước năm 2012, khi ngư dân Trung Quốc, Philippines và cả ngư dân Việt Nam được tự do đến hoạt động ở vùng Scarborough. Tuy nhiên, cả ông Ramos lẫn ông Alunan đều cho biết là phía Trung Quốc đã không cam kết gì mà chỉ đơn thuần ghi nhận đề xuất của phía Philippines mà thôi./

Trọng Nghĩa 13-08-2016

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Mỹ: Trung Quốc đã vượt qua ‘lằn ranh đỏ’ trên Biển Đông

 

image047

Tàu hải tuần của Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông. Mai Thanh Hải

 

Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, nơi Mỹ gọi là “lằn ranh đỏ” và từng cảnh báo Bắc Kinh không được quân sự hóa bãi cạn này.

 

Theo các quan chức Lầu Năm Góc, số lượng tàu Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa tăng lên đáng kể trong vòng vài tuần gần đây, theo trang tin The Washington Free Beacon ngày 11.8.

 

Trong vòng vài năm qua, Trung Quốc hạn chế triển khai tàu đến bãi cạn Scarborough ở mức 2-3 tàu hải cảnh hay tàu tuần duyên; nhưng trong vòng vài tuần gần đây, số tàu chiến Trung Quốc ở Scarborough tăng lên hàng chục, các quan chức Lầu Năm Góc dẫn lại các báo cáo tình báo cho hay.

 

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc điều tổng cộng 324 tàu cá cùng 13 tàu hải cảnh đến vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Chính quyền Nhật Bản đã phản đối động thái này, cho rằng tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Tokyo. “Chúng tôi không chấp nhận Trung Quốc có hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng”, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida ngày 10.8 phát biểu.

 

Hồi đầu tuần này, Trung Quốc còn điều các máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K cùng chiến đấu cơ Su-30 tuần tra biển Biển Đông, bao gồm bãi cạn Scarborough, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

 

Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal (Mỹ), Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris nói: “Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc thay đổi hành vi ở quanh bãi cạn Scarborough… vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở nơi chúng ta thật sự phải đợi và xem tình hình như thế nào”.

 

Tháng 2.2016, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng chất vấn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về kế hoạch của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.

 

image049

Tàu tuần tra Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough. AFP

 

Theo The Washington Free Beacon, những động thái tăng cường hiện diện hải quân Trung Quốc gần đây ở Biển Đông có thể làm leo thang căng thẳng Mỹ - Trung Quốc.

Vào tháng 6.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tuyên bố việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough là “lằn ranh đỏ” Trung Quốc không nên vượt qua. Ông Carter nói: “Tôi kỳ vọng điều này sẽ không xảy ra vì nó sẽ châm ngòi cho hành động đáp trả từ Mỹ và các nước trong khu vực, dẫn đến leo thang căng thẳng khu vực và cô lập Trung Quốc”.

 

Nhưng các quan chức Lầu Năm Góc cho hay với những động thái kể trên, Bắc Kinh có thể vượt qua "lằn ranh đỏ" này. Các chuyên gia nhận định Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở bãi cạn Scarborough có thể là bước đầu tiên trong kế hoạch xây đảo nhân tạo ở đây.

“Việc tăng cường sự hiện diện các tàu quân sự Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã quyết định bắt đầu tiến trình cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở bãi cạn này”, chuyên gia Jim Fanell, đại tá hải quân Mỹ về hưu, nhận định.

 

Ngoài bãi cạn Scarborough, Trung Quốc còn tăng cường xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Mới đây, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Bắc Kinh xây nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở đá Chữ Thập, đá Xu Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa./

 

12/08/2016 Thanh Niên Online

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8553)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8668)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8999)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9365)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8516)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8719)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8558)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8803)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8721)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8514)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8759)
Gió đã đổi chiều?