Trong vòng 3 ngày, tiêm kích Su 30-MK2, tuần thám CASA "mất tích"

16 Tháng Sáu 201611:11 CH(Xem: 8575)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 17  JUNE 2016

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đừng quên Trường Sa!

Trong vòng 3 ngày, tiêm kích Su 30-MK2, tuần thám CASA "mất tích"

 

image018

Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt.

Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923.

Ngày 15/6, phi công, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đã được tàu ngư dân ở Hà Tĩnh cứu và được tàu của lực lượng chức năng tiếp cận, đưa phi công Cường vào bờ. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về phi công, thượng tá Trần Quang Khải.

Tin mới nhất:

* Trưa 16/6, máy bay CASA mang số hiệu 8983 trong quá trình tìm kiếm tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn đột ngột mất liên lạc.

* Vị trí máy bay rơi tạm xác định ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc bộ, cách 3 hải lý.

* Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết diễn biến xấu bất thường nên đoàn đã xin hạ độ cao và gặp nạn.

* Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, lái chính. Trong số 9 người trên máy bay có 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp.

* Chiều tối 17/6, lực lượng tại thực địa đã vớt được một số mảnh vỡ của máy bay CASA.

Vớt được mảnh vỡ máy bay CASA

 

image020

Image copyright CSB Viet Nam Image caption Máy bay CASA 212 có xuất xứ từ Tây Ban Nha

Báo Việt Nam đưa tin lực lượng cứu hộ đã vớt được một số mảnh vỡ máy bay CASA 212 chở chín người đi tìm kiếm phi công chiếc Su-30MK2 gặp nạn hôm 14/6.

Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, lái chính chiếc CASA 8983 gặp nạn.

Báo Zing hôm 17/6 cho biết, lực lượng cứu hộ đã vớt được một số mảnh vỡ máy bay CASA 212 số hiệu 8983 của Lữ đoàn không quân 918.

Trên máy bay có chín người gồm sáu sĩ quan, ba quân nhân.

Vị trí máy bay rơi tạm xác định ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc bộ, cách 3 hải lý.

VnExpress tường thuật, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển nói lực lượng tìm kiếm chưa tiếp cận được vị trí máy bay rơi cũng như chưa tìm được các thành viên trong tổ bay chiếc CASA mất tích trên vùng biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng, ngày 16/6.

'Thời tiết xấu'

"Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết diễn biến xấu bất thường nên đoàn đã xin hạ độ cao và gặp nạn", tướng Đạm được báo này dẫn lời.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, lúc 21:30 ngày 16/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị Trung Quốc “phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ”; “cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định”.

Báo Quân đội Nhân dân cho hay, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Hải Phòng.

Quân đội Việt Nam đã huy động lực lượng tìm kiếm, với hơn 100 tàu của bộ đội, biên phòng, tàu kiểm ngư, tàu cá ngư dân cùng hơn 1.000 người phối hợp với máy bay trực thăng, thủy phi cơ để tìm kiếm Thượng tá Khải.

Cho tới nay tín hiệu cấp cứu từ ông Trần Quang Khải bị cho là không còn, có lẽ vì thiết bị báo hiệu đã hết pin.

Không rõ số phận phi hành đoàn trên chiếc máy bay CASA 212 ra sao.

CASA 212 là loại máy bay nhỏ, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến.

Loại này chuyên dùng để theo dõi, truy tìm mục tiêu trong các vụ chống đánh bắt trộm cá và hải sản, chống buôn bán ma túy và buôn lậu trên biển.

CASA 212 được trang bị động cơ turbine cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài ở trên biển. Tốc độ bay hành trình cao nhất 360km/giờ và tầm bay cao nhất đạt 1.800km./

BBC 16/6/16

image022

Một chiếc máy bay Casa trong lần làm nhiệm vụ tại Trường Sa – Ảnh: Viễn Sự

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 15  JUNE 2016

Su-30MK2 mất tích, phi công phụ sống sót

15/06/2016,

Rạng sáng nay, một tàu cá Hà Tĩnh đã vớt được một trong hai phi công trên chiếc tiêm kích Su-30MK2 mất tích khi đang huấn luyện ngoài biển sáng 14/6


image023

Thượng tá Trần Công Lực, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An xác nhận với VnExpress, 4h30 sáng 15/6, tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh đã vớt được một phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su-30MK2 rơi trên vùng biển Nghệ An vào sáng 14/6.

Nguồn tin từ Bộ đội biên phòng Nghệ An cho biết, người được cứu là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30.

Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 bỗng biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Nguyên nhân chưa được xác định.

Khoảng 20 phương tiện gồm máy bay và tàu với nhân lực khoảng 200 người được huy động tìm kiếm tung tích chiến đấu cơ cả ngày hôm qua.

Lúc 16h ngày 14/6, đội tàu cứu hộ phát hiện một vệt dầu loang, nghi là điểm máy bay rơi cách đảo Hòn Mắt chừng 13-14 hải lý về hướng đông bắc, cách biển Diễn Châu chừng 40 km. “Lực lượng tìm kiếm đang thả phao neo đậu tại vị trí khả nghi này”, Đại tá Hà Tân Tiến, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An nói.

Trùng với những phát hiện của đội tìm kiếm, ông Huỳnh Thanh Điền, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An nhận được trình báo của ngư dân về một vật nghi máy bay rơi tại vùng biển phía đông bắc đảo Mắt, cách bờ biển Diễn Châu chừng 40 km, cách điểm máy bay xuất phát chừng 200 km.

Đến chiều tối, các phương tiện hàng không dân dụng, máy định vị khẩn cấp và đặc công nước được huy động tăng cường từ Bộ Giao thông tham gia chiến dịch.

Máy bay Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2, với số lượng 32 chiếc./