Thế nào là "thiết lập một cơ chế hiệu quả"?

15 Tháng Năm 201611:41 CH(Xem: 8485)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  16  MAY  2016

Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn

Tướng Dunford & tướng Phòng phong Huy thỏa thuận "thiết lập một cơ chế hiệu quả" ở Biển Đông

Vì sao tướng Trung Quốc mở lời trước?

15/05/2016

 

TTO - Truyền thông Trung Quốc đã chủ động thông tin việc hai tướng tham mưu quân đội Mỹ - Trung đã cam kết “sẽ cố gắng quản lý những dị biệt giữa hai bên một cách xây dựng và kiểm soát hiệu quả các rủi ro, tiếp sau những căng thẳng trên biển gần đây ở Nam Hải (tức Biển Đông của Việt Nam)”.

 

image070

Bắc Kinh bất chấp mọi lời lên án của quốc tế về hoạt động bồi đắp ồ ạt trên Biển Đông - Ảnh: Philippine Navy

Tất nhiên, trong bản tin phát rạng sáng 14-5, báo China Daily đổ lỗi cho sự căng thẳng gia tăng này là từ việc khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường William P. Lawrence của Mỹ đã vào “vùng biển của Trung Quốc” hôm 10-5 ở khu vực đá Chữ Thập trong khuôn khổ mà Mỹ gọi là một hoạt động “tự do hàng hải”.

Đến đây, China Daily loan báo rằng trong một hội nghị video vào tối 12-5, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy đã nói với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford rằng Trung Quốc coi trọng tự do hàng hải ở Biển Đông “nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này” và rằng tướng Phong đã kêu gọi hai bên hãy quan tâm đến tình hình chung toàn cục mà quản lý một cách xây dựng các khác biệt của nhau.

Đáp lời, tướng Dunford cho biết Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để “thiết lập một cơ chế hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro một cách hòa bình nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông”.

Có thể thấy một chút ánh sáng cuối đường hầm qua nội dung cuộc họp tay đôi từ xa này: nhân vật xếp thứ năm của Quân ủy trung ương Trung Quốc là người mở lời “kêu gọi”. Đây là một động thái được chờ đợi suốt từ mấy tháng qua, kể từ khi hải quân Mỹ mở lại những chuyến tuần tra ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải ngày 26-10-2015.

Trong thời điểm xuất hiện các chuyến tuần tra đầu tiên, phía Trung Quốc hầu như bất động khi tàu Mỹ đến. Mãi đến lần này, Bắc Kinh mới điều động máy bay chiến đấu J-11 và một khu trục hạm cùng hai tuần duyên hạm đến ngăn cản chiếc USS William P. Lawrence, ra lệnh “biến đi!”. Đây là một cuộc điều động quân sự có vẻ như rất quyết liệt mà nếu ai đó yếu bóng vía sẽ cao bay xa chạy! Thế nhưng, chiếc William P. Lawrence vẫn ung dung tiếp tục tuần tra!

Nếu xem nội vụ diễn ra đó như một canh bạc xì phé thì việc Trung Quốc huy động chừng đó lực lượng ra “đuổi” tàu chiến Mỹ giống như một cú tố “tháu cáy”, rung cây nhát khỉ, song phía Mỹ đã không “úp bài xuống”! Do lẽ (1) luật biển mà nói, các dải đá san lấp đó, cho dù nay có lớn tới đâu, cũng không hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc; (2) lý lẽ này hầu như được cả thế giới công nhận; (3) chính vì nắm cái “lý” trong tay, hải quân Mỹ mới dứt khoát tuần tra.

Ngược lại, việc Bắc Kinh tới lần này mới tung lực lượng ra ngăn cản cho thấy: Bắc Kinh đã lúng túng suốt từ tháng 10 năm ngoái, đặc biệt là từ chuyến tuần tra của chiếc Curtis Wilbur tới đảo Tri Tôn hồi tháng 1 đầu năm nay, không biết phản ứng như thế nào và mãi đến tháng 5 mới thu hết sức bình sinh đi đến quyết định “truy đuổi”! Tiếc rằng chiếc USS William P. Lawrence đã tự tin nơi cái lý của mình (và đằng sau đó là sức mạnh quân lực Mỹ), nên đã không để cho phía Trung Quốc hù dọa mà “chạy mất dép” để rồi “lý lẽ của kẻ mạnh, đông” sẽ chiến thắng!

Cuộc tỉ thí cân não đã kết thúc với việc phân đội ba tàu chiến của Trung Quốc cũng như chiếc J-11 kia đã không động thủ! Do lẽ, “động thủ, bất hoàn”, mà căn cứ thực trạng quân sự hiện nay, Trung Quốc thừa hiểu chưa hẳn đã có được ưu thế, từ ưu thế pháp lý, dư luận đến ưu thế quân sự, mà riêng về khoản sau này, có chăng mươi năm nữa, mới có thể “làm liều” được!

Đó chính là lý do của đề nghị “cố gắng quản lý những dị biệt giữa hai bên một cách xây dựng và kiểm soát hiệu quả các rủi ro” của tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy!

Mỹ công khai mức độ quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông

Trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Mỹ ngày 13-5, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đẩy rất nhanh tốc độ xây dựng các tiền đồn quân sự tại những vùng đảo, đá nước này chiếm đóng tại Biển Đông, tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của họ.

Theo CNN, báo cáo cho biết trong hai năm qua, Trung Quốc đã bồi đắp, cải tạo hơn 1.294ha tại bảy vị trí đảo, đá nước này ngang nhiên chiếm đóng trên Biển Đông. Tại tất cả khu vực cải tạo, Trung Quốc đều đã đào những kênh nước sâu để dễ dàng tiếp cận tiền đồn của họ, xây dựng cảng biển nhân tạo, nạo vét các vùng lõm tự nhiên và xây dựng những khu neo đậu mới cho phép các tàu lớn có thể cập vào. Tại ba tiền đồn lớn nhất do Trung Quốc xây dựng, mỗi tiền đồn có một đường băng và một trong số đó có đường băng dài khoảng 3.000m đủ sức cho máy bay lớn cất/hạ cánh.

Theo luật pháp quốc tế, những thực thể nhân tạo này sẽ không tạo thêm cho Trung Quốc bất cứ chủ quyền lãnh thổ cũng như lãnh hải nào ở Biển Đông, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng phía Trung Quốc sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện lâu dài của họ tại khu vực này.

Ông Abraham Denmark, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, nhận định: “Kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới từ năm 2015. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã quyết tâm duy trì mức tăng chi quốc phòng để hướng tới tương lai có thể thấy trước của họ”.

Cũng theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc cũng đã tăng cường đáng kể năng lực vũ khí của họ trong năm qua. Họ đã hiện đại hóa các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, máy bay hiện đại, các mạng lưới phòng không tích hợp, các đội ngũ tấn công đổ bộ và tấn công trên không...

D.KIM THOA

18 Tháng Năm 2017(Xem: 7727)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7435)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7338)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7490)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7388)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8060)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7706)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7347)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8431)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9118)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7681)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7736)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7461)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7824)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 7934)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8729)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”