HD 981, TQ lại giở trò gì đây khi VN chuẩn bị đi phó hội Obama?

03 Tháng Giêng 20168:33 CH(Xem: 9330)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 04 JAN 2016

HD 981 lại giở trò gì đây khi VN chuẩn bị đi phó hội Obama?

Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi ‘bị đâm chìm’ trong ngày đầu năm mới

VOA 02.01.2016

Truyền thông trong nước cho biết một tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị đâm chìm trong ngày đầu tiên của năm mới. Báo Tiền Phong cho biết con tàu bị nạn mang số QNg 98459, ở huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, do ông Huỳnh Thạch làm thuyền trưởng, đã bị một tàu nước ngoài tấn công trực diện nhiều lần trong khi đang đánh bắt tại vùng đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị.  

Nhật ký Biển Đông / Kỳ 6 31/12/2015 - 04/1/2016

 Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.

Những hoạt động chính trị và quân sự của liệt cường diễn ra trên Biển Đông được cập nhật theo trình tự ngày tháng.

Cập nhật:

 A/ Báo Văn Hóa-California đi Trường Sa và hoạt động Quốc tế ở Vịnh Bắc bộ, Hoàng Sa,Trường Sa.

1.18 April 14; Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm báo Văn Hóa ở California nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày.

2. 08 April 15; Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam về Biển Đông.

3. 31 May 15; Bộ trưởng Ashton Carter đến Hà Nội & Hải Phòng .

4. 01 June 15; BT Ashton Carter & BT Phùng Quang Thanh ký kết "Tầm nhìn Việt-Mỹ" .

5. 05 July15; TBT Nguyễn Phú Trọng họp bàn với TT Obama.

6. 07 July 15; Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội ra "Thông cáo chung Việt - Mỹ".

7. 11 Sep 15; Vịnh Thái Lan - Tàu cá Việt ngư dân bị bắn chết ở hải giới Cà Mau - Vịnh Thái Lan.

8. 16 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi thị sát Trường Sa.

9. 27 Oct 15; USS Lassen-82 xâm nhập cái gọi là "12 hải lý đảo nhân tạo Su Bi".

10. 30 Oct 15; Chiến hạm Nhật sẽ ra vào cảng Cam Ranh.

11. 31 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi họp với Đô Đốc John Richardson ở Bắc Kinh.

12. 05 Nov 15; Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội.

13. Nov 05 - 15; Bộ trưởng QP Ash Carter và Bộ trưởng QP Malaysia Ng Eng Hen thăm USS Theodore Roosevelt ở căn cứ Kota Kinabalu-Malaysia.

14. 10 Nov 15; Các ông Bình, Trọng, Sang, Dũng, Carter nói gì về Biển Đông.

15. 13 Nov 15; Sơn Ca - Hd-05 Hải Đăng bị vây ép ở đảo Xu Bi thoát nạn thu hồi.

16. 13 Nov15; B-52 từ Guam bay ngang Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Su Bi.

17. 17 Nov 15; CT Trương Tấn Sang qua Manila ký "Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương".

18. 25 Nov 15; TNS McCain kêu gọi VN và Mỹ cùng tuần tra đảo nhân tạo.

19. 26 Nov 15; Suối Ngọc - Tàu cá Việt bị bắn chết ở bãi đá Suối Ngọc.

20. 27 Nov 15; Vịnh Bắc Bộ - Hiệp định Cửa sông Bắc Luân và thác Bản Giốc.

21. 10 Dec 15; Singapore và Mỹ thỏa thuận cho P-8A lập căn cứ.

22. 13 Dec 15; Hai tàu cá Cà Mau bị bắt ở đảo Koh Kood.

23. 14 Dec 15; Trung Quốc xây trạm nhiên liệu lớn ở đảo Phú Lâm Hoàng Sa.

24. 15 Dec 15; Hai phi công, một kỹ sư, Jiro và Phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes với chiếc  Cessna 206 phát xuất từ sân bay Princesa Palawa bay ra đảo Pagasa (Thị Tứ) hiện do Philippines chiếm đóng.

 25. 16 Dec 15; TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông chu vi "vài ngàn km2".

26. 16 DEc 15; Mỹ-Thái ra Thông cáo "Hội nghị Chiến lược"

27. 17 Dec 15; Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : «một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 để bảo đảm « tự do lưu thông » trên không».

28. 18 Dec 15; Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Thái, Malaysia, Indonesia họp bàn mở rộng vành đai biển Đông vịnh Thái Lan.

29. 18 Dec 15; Reuters 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật "vài ngàn km2".

30. 18 Dec 15; Bắc Kinh phản đối một B-52 đã "vô tình" bay vào phạm vi 2 hải lý bãi đá Châu Viên (đảo nhân tạo Châu Viên kế bên Trường Sa Lớn). B-52 vần vũ không gian Biển Đông trong lúc TQ tập trận phía dưới.

31. 23 Dec 15; Kilo HQ-186 thứ 5 của VN rời cảng ở Đan Mạch sẽ về đến Singapore khoảng tháng Giêng 2016 sau đó sẽ về Cam Ranh.

32. 27 Dec 15; Philippines tổ chức cắm trại trên đảo Thị Tứ.

 

33.28 Dec15; Đại sứ Nga ở Việt Nam họp báo Nga sẵn sàng "tham chiến" ổn định Biển Đông.

28 Dec15; Trung Quốc điều tàu trinh sát điện tử đến Biển Đông.

28 Dec15; Việt Nam chế tạo máybay không người lái.

 

34. 31 Dec 15; HD 981 lại kéo xuống gần phía nam Vịnh Bắc Việt.

35. 01 Jan 16; Trung Quốc đóng HKMH thứ hai; thành lập 3 binh chủng mới.

36. 02 Jan 16; Tàu cá QNg 98459 bị đâm chìm ở vùng đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị .

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

image007

Giàn khoan HD 981

image009

Cần cảnh giác cao độ trước ý đồ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc

31/12/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Theo TS Trục, với các động thái đã xảy ra, việc TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông để không chỉ thăm dò mà tiến hành khai thác có thể có nhiều khả năng.

Cần theo dõi chặt chẽ

Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo giàn khoan Hải Dương 981 đã được kéo tới khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E và hoạt động từ ngày 28/12 đến 10/2/2016, đồng thời cấm các phương tiện đường thủy tiến vào khu vực 2.000m xung quanh.

Trao đổi với chúng tôi, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ cho hay, đây không phải là lần đầu tiên giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc dịch chuyển trên Biển Đông mà trong suốt thời gian qua, giàn khoan này được dịch chuyển nhiều lần.

Trong lần này, theo thông báo của phía Trung Quốc thì vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 đang nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Đông Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.

“Còn theo các cơ quan chức năng thì giàn khoan này đang hoạt động cách đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) về phía Đông khoảng 70 hải lý.

Hành động của Trung Quốc có nguy cơ đe dọa thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về không gây căng thẳng trên biển.

Do vậy, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ, cảnh giác cao và không được lơ là, đồng thời, thông tin kịp thời để có những phản ứng rõ ràng về việc này”, TS Trục nói.

Ông nhận định, nếu như căn cứ tất cả những động thái mà Trung Quốc đã làm trong các năm trở lại đây, đặc biệt từ đầu 2015 đến giờ thì việc nước này không chỉ đưa giàn khoan xuống thăm dò mà khai thác có thể có nhiều khả năng.

image011

TS Trần Công Trục.

“Trung Quốc đã từng tuyên bố ngang ngược rằng sẽ tiến hành khai thác trong vùng biển họ coi là của họ mà các nước đang khai thác.

Đây có thể là tín hiệu đầu tiên, vì vậy, chúng ta phải hết sức lưu ý để chuẩn bị, đồng thời, có phản ứng cụ thể, tránh bị động”, TS Trục nêu.

Trung Quốc sẽ còn làm gì?

Về những diễn biến tiếp theo có thể xảy ra, ông Trục cho rằng, ngoài vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 thì có thể Trung Quốc sẽ có những động thái khác nữa, nhằm tạo thêm căng thẳng với các nước xung quanh.

“Những động thái khác ngoài việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra bởi đây là chủ trương, tính toán, chiến lược của nước này rồi.

Trong tình hình hiện nay, khi Mỹ và một số nước khác đang quay trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời, có những hoạt động cụ thể hơn, việc này đã và đang tạo ra những tranh chấp căng thẳng hơn.

Từ đó khiến tình hình Biển Đông sẽ còn nóng lên, phức tạp hơn nhiều trong thời gian sắp tới”, TS Trục dự báo.

Trước một số ý kiến cho rằng, việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 là có sự lựa chọn thời điểm, ông Trục thấy rằng, việc lựa chọn thời điểm là có nhưng trong thời điểm hiện nay thì vấn đề này chưa hoàn toàn thích hợp.

“Không phải bây giờ Trung Quốc mới hành động như vậy mà từ nhiều năm trở lại đây, nước này đã có không ít hành động ngang ngược, thậm chí, ngay trong năm 2015, một số hành động Trung Quốc gây ra còn nghiêm trọng hơn việc giàn khoan này.

Còn tất nhiên, tại sao dư luận lại đặt ra câu hỏi đó, bởi vì, Trung Quốc trong lịch sử quá trình họ tiến hành hoạt động bánh trướng lãnh thổ, gây hại đến quyền, lợi ích các nước thì rõ ràng đều có tính toán hoàn cảnh chính trị.

Bất cứ một hoàn cảnh chính trị, ngoại giao nào có lợi, Trung Quốc đều lợi dụng và chính điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi”, TS Trục nhận định.

Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ cũng cho biết thêm, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, các bước đi của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng hơn, để từ đó, có động thái, phản ứng rõ ràng, cương quyết, chủ động hơn.

“Đặc biệt, chúng ta cần phải kịp thời lên tiếng một cách thích hợp để bạn bè trong khu vực, quốc tế hiểu rõ vấn đề, tránh bị hiểu sai, bị lợi dụng…”, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói thêm.

Cùng trao đổi với chúng tôi, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân cũng cho rằng, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ hoạt động, di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông.

Nếu phát hiện vi phạm, gây ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam thì cần lên tiếng, phản ứng mạnh mẽ để nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế biết rõ thông tin.

Trước đó, giàn khoan Hải Dương 981 từng hạ đặt trái phép trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 1/5/2014, Việt Nam phát hiện giàn khoan này và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam.

Một ngày sau, giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Hàng chục tàu của Trung Quốc cũng đi cùng để bảo vệ.

Sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 16/7/2014, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

(Theo Tin Tức)

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tàu cá bị đâm ở Cồn Cỏ:

Không có tàu bạn, chúng tôi đã nằm lại trùng khơi

TP - Sau hơn một ngày trời lênh đênh trên biển giữa mưa rét, tàu cá QNg 98459 bị đâm ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) được lai dắt về vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) chiều qua. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, một thuyền viên nói.

image013

Tàu QNg 98459 trở về với vô số vết thương trên mình.

Hai hôm trước, tàu QNg 98459 còn hùng dũng ra khơi với 10 thuyền viên, nhưng chiều 2/1 trở về với bụng thuyền trống trơn, hai bên thân tàu bị đâm vỡ.

Vớt người, tát nước cứu tàu

Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên  Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước. 

Hoảng loạn, chúng tôi cầu cứu nhưng tàu lạ không có động thái gì. Một lúc sau, tàu này thình thình lui ra xa rồi ngang nhiên đâm thêm lần nữa. Cú đâm mạnh làm nước tràn vô nhấn chìm gần hết con tàu. Tụi tui lóp ngóp bơi vào tàu để tát nước, vừa la hét để những tàu đi gần ứng cứu”.

Thuyền trưởng Huỳnh Bi, tàu QNg 94429, kể: “Khi nghe tiếng kêu cứu từ tàu QNg 98459, tàu tôi và nhiều tàu khác ở xung quanh lập tức chạy tới, mất chừng 30 phút mới đến nơi. Khi ấy tàu đã chìm một phần, thuyền viên chới với giữa biển, anh em chúng tôi gấp gáp vớt lên rồi vội vàng sang tàu lục tung những đồ vật nặng, ít giá trị quăng hết xuống biển để tàu không chìm hẳn. Thấy không xong, anh em lại chạy về tàu mình lấy máy hì hục bơm hết nước ra, phía ngoài, mọi người vừa tát nước bằng tay, vừa khuân ngư lưới cụ sang tàu khác để con tàu có thể cầm cự”.

Sau nhiều giờ cật lực cứu tàu, đến cuối giờ chiều, tàu QNg 98459 nổi hoàn toàn, mọi người hoàn hồn, ăn vội mì tôm giữ sức. Đến 2 giờ sáng 2/1, tàu QNg 94429 TS lai dắt tàu bị nạn với vô số vết thương trên mình về Đà Nẵng. Hơn 4 giờ chiều, hai tàu cập vịnh Mân Quang, các thuyền viên trên tàu bị nạn vào hết Đồn biên phòng Mân Quang để khai báo sự việc. Mọi thứ ngổn ngang trên tàu được các ngư dân tàu QNg 98459 tiếp tục thu dọn cho đến lúc trời tối sẫm. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, ông Tiết xúc động nói.

Tàn nhẫn, dã man

Trở về với vô số vết thương trên mình, tàu QNg 98459 rệu rạo, phần vỏ tàu hứng chịu cú đâm quá mạnh đã vỡ toang. Toàn bộ máy móc, thiết bị hư hỏng hoàn toàn. Bụng tàu chứa đầy một mớ hỗn độn thanh gỗ gãy, cột kèo xiêu vẹo. Ngư dân trên tàu nói rằng, các thiết bị quý giá đã hỏng, chưa kể những đồ vật ít giá trị hơn đã quăng hết xuống biển để tàu khỏi chìm, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng tổn thất ấy có là gì so với sự hoảng loạn của các ngư dân và người thân của họ. 

Thuyền trưởng Huỳnh Thạch cho biết, đây là tai nạn kinh hoàng nhất trong đời đi biển của ông. “Chúng cố đâm hai lần cho chìm đã hung dữ. Lúc chúng tôi chới với giữa biển, chúng cũng dửng dưng đứng trên tàu chỉ tay xuống mà không hề có động thái giúp đỡ. Quá tàn nhẫn, dã man!”, ông nói. Theo thuyền trưởng Huỳnh Thạch, ở vùng vịnh Bắc Bộ chỉ có tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản.

Nghe tin tàu về Đà Nẵng, từ trưa qua, người thân của các thuyền viên đã khăn gói bắt xe ra Đà Nẵng. Ba giờ chiều tới nơi, họ ngồi trên xà lan mỏi mắt ngóng đợi giữa tiết trời rét căm. Bà Đồng Thị Lệ Thu, vợ ngư dân Huỳnh Văn Giao, nói: “Hôm qua, nghe trên bộ đàm, mọi người mất hết đồ đạc nên tui mang áo quần, dép, chăn và thức ăn ra. Ngâm nước ngâm gió giữa biển thì còn chi cực bằng”. Con tàu bị nạn vừa neo vào xà lan, thuyền trưởng Huỳnh Thạch rệu rạo bước xuống, bà Võ Thị Cảm, vợ ông, òa lên chạy tới ôm chồng, không thốt lên lời. 

Trưa hôm trước, anh trai bà ngoài biển điện về báo tin tàu gặp nạn, bà lập tức về mở bộ đàm nối máy với tàu nhưng không được. Đến 6 giờ tối, anh em ngoài đấy mới nối thông, chỉ nói qua là tất cả bình an, bà vẫn chưa nghe được tiếng chồng. 

Bà nức nở: “Chồng tui đi biển nhiều năm, có lần về kể bị tàu lạ chọi đá nghe đã rùng mình, bây giờ nó còn quyết đâm luôn thì không thể nào tưởng tượng được. Nhìn con tàu tan nát thế kia là tôi biết nó hung hãn thế nào rồi”.

image014

Thuyền trưởng Huỳnh Thạch thuật lại sự việc khi bị tàu lạ đâm.

Đáp chuyến xe đò cuối cùng từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, ông Huỳnh Hợp, bố thuyền trưởng Huỳnh Thạch, như ngồi trên đống lửa vì vừa lo cho con, vừa lo cho vợ ở nhà.

“Hôm nghe tin tàu thằng Thạch bị nạn, bà ấy ngất lên ngất xuống, đòi đi theo nhưng tôi không cho. Lúc tôi lên xe, bà cũng khuỵu xuống, không thều thào nổi, suốt từ chiều đến giờ, tôi điện về mà bả không bắt máy. Không biết có chuyện chi xảy ra không nữa”, ông nói.

Đến tối qua, lực lượng biên phòng Đà Nẵng vẫn tiếp tục làm việc, lấy lời khai từ các ngư dân trên tàu bị nạn để hoàn tất hồ sơ./

(Báo Tiền Phong)

18 Tháng Năm 2017(Xem: 7820)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7531)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7395)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7597)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7443)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8150)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7771)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7405)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8502)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9181)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7748)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7802)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7545)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7907)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 8028)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8819)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”