Chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải" sau gần 20 năm

03 Tháng Tám 20219:36 SA(Xem: 4427)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 03 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải" sau gần 20 năm


03/08/2021


image039Lễ tiễn thủy thủ đoàn tàu Bayern Đức tại cảng Wilhelmshaven, đông bắc Đức, ngày 02/08/2021. AFP - SINA SCHULDT


Thu Hằng


Chiến hạm Đức Bayern đã rời cảng Wilhelmshaven (phía bắc) ngày 02/03/2021 thực hiện hành trình 6 tháng “bảo vệ tự do hàng hải tại những nơi luật pháp quốc tế cho phép”. Đích đến là vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau gần 20 năm Đức vắng mặt, nhằm hợp lực với nhiều nước phương Tây gia tăng hiện diện trước những tham vọng chủ quyền ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.


Theo AFP, ngoại trưởng Heiko Maas và bộ trưởng Quốc Phòng Đức tham gia lễ ra khơi của chiến hạm Bayern. Trong bài diễn văn, bà Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh đến nhiệm vụ của chiến hạm Bayern là góp phần ổn định tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng là an ninh của chúng ta”. Do đó, Đức “muốn nhận một phần trách nhiệm đối với việc tổ chức luật pháp quốc tế” trong khu vực.


image040Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer.


Khu trục hạm Bayern dài 139 mét thuộc lớp Brandenburg, là một trong những chiến hạm chủ lực của Đức, với thủy thủ đoàn 200 người. Theo lịch trình, Bayern sẽ hỗ trợ các chiến dịch Sea Guardian của NATO và Atalanta của lượng lượng hải quân Liên Hiệp Châu Âu ở Somalia và giúp thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.


Hãng tin Anh Reuters cho biết là chiến hạm sẽ đến các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Việt Nam.


Chiến hạm Bayern dự kiến đi qua Biển Đông vào tháng 12/2021. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tầu chiến của Đức đi qua vùng biển này. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức khẳng định: “Chúng tôi muốn luật pháp hiện hành được tôn trọng, những tuyến đường hàng hải được tự do qua lại”. Thông điệp này có lẽ nhằm gửi đến Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến hơn 80% diện tích Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.


Ngoài Hoa Kỳ, thường xuyên hiện diện trong khu vực, nhiều nước phương Tây đã mở rộng hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để cùng Mỹ đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Trước đó, Mẫu hạm Queen Elizabeth của Anh cũng hoạt động ở Biển Đông, tập trận với quân đội Singapore ở eo biển Malacca. Bắc Kinh luôn coi sự hiện diện quân sự của phương Tây là mối đe dọa cho ổn định trong khu vực.