TT Joe Biden khẳng định công nhận phán quyết của PCA năm 2016 về Biển Đông

23 Tháng Hai 20217:23 SA(Xem: 4782)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 23 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image003ảNH TR6EN: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye ngày 12/7/2016 - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Ảnh dưới: Lưỡi bò 9 đọan Trung cộng tự vẽ. Google.


TT Joe Biden khẳng định công nhận phán quyết của PCA năm 2016 về Biển Đông


Ngô Minh Trí

23/02/2021 


Việc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định chính quyền của Tổng thống Joe Biden công nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 về Biển Đông là một động thái gây nhiều chú ý.


image004Mẫu hạm USS Nimitz trong cuộc tập trận chung với Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông vào ngày 9.2.2021.Ảnh: US Navy


Hôm qua 22.2, tờ The Philippine Star đưa tin Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Sullivan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Hermogenes Esperon nhân kỷ niệm 70 năm hai nước ký hiệp ước phòng thủ chung.


Không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh


Tờ báo dẫn lời Cố vấn Sullivan, nói trong cuộc điện đàm, rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden khẳng định sự công nhận đối với phán quyết của PCA hồi năm 2016 về Biển Đông. Theo đó, Washington xem phán quyết này “là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý”.


Tuyên bố của Cố vấn An ninh quốc gia Sullivan không phải là lần đầu tiên Mỹ đưa ra quan điểm về vấn đề Biển Đông. Hồi năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4.11 báo cáo “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP): Thúc đẩy tầm nhìn chung” nhằm đánh giá và cập nhật tình hình về chiến lược FOIP mà Washington theo đuổi. Trong đó, báo cáo cũng khẳng định chủ quyền dựa theo bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò - NV) mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông đã được chứng minh là vô căn cứ, phi pháp và bất hợp lý.


Đến tháng 6.2020, Mỹ gửi văn bản kháng nghị lên LHQ để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong kháng nghị này, Washington tuyên bố bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, vì không phù hợp với luật pháp quốc tế dựa trên Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982


Cùng ngày 22.2, trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận xét việc chính quyền của ông Biden đưa ra tuyên bố trên nhằm chứng tỏ Mỹ sẽ đứng về phía các đồng minh như Philippines trong các vấn đề về Biển Đông và thậm chí hơn thế nữa.


“Cùng với các tuyên bố từ chính quyền của Tổng thống Biden về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan, Hồng Kông… thì có thể thấy Tổng thống Biden nhấn mạnh rõ ràng về việc không chấp nhận các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh đối với Biển Đông, cũng như các hành vi đe dọa nhằm vào Đài Loan”, ông Nagy đánh giá. (theo TNO)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Mỹ cảnh báo Bắc Kinh về việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông


22/2/2021


image005Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images


Trong một cuộc họp báo cuối tuần trước, Hoa Kỳ cảnh báo TQ về việc sử dụng vũ lực trong các vùng biển tranh chấp, tái xác định rằng chiến dịch khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là bất hợp pháp.


Phát ngôn nhân của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Ned Price, bày tỏ với báo giới sự ''quan ngại'' của nước này về luật hải cảnh mới do Trung Quốc ban hành, nói rằng luật này có thể làm leo thang các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải đang diễn ra:


''Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ trong luật, đề cập rõ ràng đến việc có thể sử dụng vũ lực, gồm cả lực lượng vũ trang của hải cảnh Trung Quốc, trong việc khẳng định chủ quyền của nước này tại các nơi có tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông.''


''Ngôn ngữ bao gồm cả văn bản cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển (của Trung Quốc) phá hủy cấu trúc kinh tế của các nước khác, và sử dụng vũ lực để bảo vệ yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp, ngụ ý mạnh mẽ rằng luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên vùng biển mà Cộng Hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa khẳng định chủ quyền.'' Ông nói.


Phát ngôn nhân Ned Price nói thêm với các phóng viên:


'' Hoa Kỳ tái khẳng định tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 2020 liên quan đến các yêu sách hàng hải ở Biển Đông. Và nhắc nhở Trung Quốc về các nghĩa vụ của mình theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, là phải kiềm chế các hành động đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như phải tuân theo Luật Biển Quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982.


Lập trường của chúng tôi về các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa vẫn phù hợp với kết luận của Tòa Trọng tài năm 2016, rằng Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp tại các khu vực mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của Philippines.''


Trả lời câu hỏi của phóng viên Financial Times là Hoa Kỳ đã trực tiếp nêu quan ngại này với Bắc Kinh chưa, ông Price trả lời:


'Khi nói đến luật tuần duyên, chúng tôi đã liên hệ chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các quốc gia khác phải đối mặt với loại áp lực không thể chấp nhận được của CHND Trung Hoa ở Biển Đông. Tôi không muốn mô tả bất kỳ cuộc trò chuyện nào với Bắc Kinh về vấn đề này. Tất nhiên, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của chính quyền Biden là sự phối hợp giữa các đối tác và đồng minh, và chúng tôi chắc chắn đã bàn luận rất kỹ về điều đó.''


Chính sách của Hoa Kỳ được ông Price nói rõ hơn, khi ông trả lời Wall Street Journal về quan điểm của chính quyền Biden liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Ông nói:


''Chúng tôi tái khẳng định tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 2020 về các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường của chúng tôi về các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa, vẫn phù hợp với kết luận của Tòa Trọng tài năm 2016 rằng Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp tại các khu vực mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của Philippines.''


''Chúng tôi cũng bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của CHND Trung Hoa với vùng biển ngoài lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo mà nước này khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Hành vi sách nhiễu các bên tranh chấp khác của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp này, hoạt động thăm dò hydrocarbon của nhà nước, hoặc việc đánh bắt cá, hay khai thác đơn phương các tài nguyên biển này là bất hợp pháp.''


Hoa Kỳ từ lâu đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trong tuyến đường thủy chiến lược, nhưng dưới thời ông Donald Trump, Ngoại trưởng Pompeo đã đi xa hơn bằng cách rõ ràng ủng hộ lập trường của các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, thay vì đứng ngoài tranh chấp.


Ngoại trưởng Antony Blinken, trước cuộc họp báo, cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mới của Trung Quốc trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản, Toshimitsu Motegi.


Ông Blinken lúc đó tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông - cũng được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư và Đài Loan - thuộc một hiệp ước an ninh cam kết Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ bảo vệ lẫn nhau.


Trước đó, công ty công nghệ Simularity's South China Sea Rapid Alert Service có trụ sở tại Mỹ hôm 16/2 công bố những hình ảnh về Đá Vành Khăn cho thấy Trung Quốc có những hoạt động mới ở vùng nước này kể từ cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo Inquirer.

image006

Nguồn hình ảnh, CNES


Các hình ảnh vệ tinh cho thấy những thay đổi diễn ra tại bảy địa điểm thuộc Đá Vành Khăn.


Chuyên gia hàng hải, Tiến sĩ Jay Batongbacal cho biết trên một bài đăng trên Facebook rằng các công trình mới có radar dường như đang trong giai đoạn hoàn thiện, thiết bị xây dựng và doanh trại đang được vận chuyển đến và một số khu vực có thể đang được dọn dẹp cho các tòa nhà mới hơn. (theo BBC)