Vì sao ông Trump thất cử?

09 Tháng Mười Một 20207:56 SA(Xem: 4711)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 09 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Vì sao ông Trump thất cử?


Nick Bryant BBC News, New York 09/11/2020


image008Nguồn hình ảnh, Getty Images


Hãy để cuộc bầu cử năm 2020 chôn vùi quan niệm sai lầm một lần và mãi mãi rằng cuộc bầu cử năm 2016 là một tai nạn lịch sử, một sự sai lầm của Mỹ.


Donald Trump đã thắng hơn 70 triệu phiếu phổ thông, cao nhứ nhì trong lịch sử nước Mỹ. Tính trên toàn quốc, ông có hơn 47% số phiếu bầu, ông dường như đã thắng ở 24 bang, tính luôn cả hai tiểu bang yêu dấu Florida và Texas của ông.


Ông ấy có khả năng giành được sự ủng hộ một cách phi thường tại nhiều vùng rộng lớn trong lòng đất nước, với một mối kết nối gan ruột giữa các ủng hộ viên đã mang đến sự ủng hộ gần như sùng bái cá nhân.


Sau 4 năm ở Nhà Trắng, những người ủng hộ ông cũng đã nghiền ngẫm được những điều kiện của nhiệm kỳ tổng thống này và vẫn còn đầy háo hức bấm nút chấp nhận những điều đó.


Bất kỳ sự phân tích nào về nhược điểm chính trị của Trump vào năm 2020 cũng phải công nhận sức mạnh chính trị của ông. Tuy nhiên, ông đã bị đánh bại, trở thành một trong bốn vị tổng thống đương nhiệm duy nhất trong kỷ nguyên hiện đại không được tái đắc cử. Ông cũng trở thành tổng thống đầu tiên thua số phiếu phiếu phổ thông trong hai cuộc tranh cử liên tiếp.


Donald Trump đắc cử tổng thống vào năm 2016, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của một chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.


Nhưng Donald Trump cũng mất chức tổng thống vào năm 2020, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.


Mặc dù phần lớn những người ủng hộ Trump vẫn tiếp tục bầu cho ông dù rằng ông đã bắn chết người trên Đại lộ số 5, một sự khoe khoang tai tiếng của ông vào bốn năm trước, những người khác từng ủng hộ ông năm 2016 đã bất mãn vì thói hung hãn này.


image009Getty Images


Nhiều người nhận thấy cách mà ông Trump bất chấp những chuẩn mực gây phản cảm và khiến họ khó chịu.


Điều này đặc biệt đúng ở các vùng ngoại ô. Joe Biden đã đạt kết quả tốt hơn Hillary Clinton tại 373 ngoại ô, giúp ông giành lại các tiểu bang tại "Vành đai Rỉ sét" gồm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, đồng thời giúp ông giành được Georgia và Arizona. Donald Trump lại có vấn đề nhất định với phụ nữ ngoại ô.


Chúng ta lại một lần nữa chứng kiến ​​trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 điều đã từng thấy trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 - các đảng viên Cộng hòa có trình độ học vấn cao hơn, một số người trong đó bầu cho Trump bốn năm trước đã sẵn sàng cho ông một cơ hội, cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump không ra dáng một vị tổng thống lắm. Mặc dù họ hiểu ông sẽ trái với thông lệ, nhưng nhiều người nhận thấy việc ông bất chấp quá nhiều phong tục và chuẩn mực ứng xử khiến người khác bất bình và gây phản cảm.


Họ ngán ngẫm vì sự hiếu chiến của ông. Ông châm ngòi cho sự căng thẳng sắc tộc. Ông dùng ngôn ngữ đầy kỳ thị chủng tộc trong các tweet của mình khi nói những lời ác ý về người da màu. Ông không chịu lên án chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Ông coi thường các đồng minh lâu đời của Mỹ và ngưỡng mộ những hình mẫu độc tài quyền lực như Vladimir Putin.


Sự khoe khoang lạ đời về việc mình là "một thiên tài rất vững vàng" và những điều tương tự vậy. Ông cổ súy cho những thuyết âm mưu. Việc ông xài tiếng bồi đôi khi biến ông trông giống như một tên trùm tội phạm, như lúc ông mô tả cựu luật sư của mình Michael Cohen - người đã dàn xếp được một thỏa thuận với công tố viên liên bang, là "một con chuột cống".


Và rồi những gì mà các nhà phê bình ngạo báng như chủ nghĩa độc tài đáng sợ của ông thể hiện rõ trong việc ông từ chối chấp nhận kết quả cuộc tranh cử.


Có một khoảnh khắc đáng để chú ý là lần tôi tán gẫu với Chuck Howenstein trên bậc tam cấp nhà ông ở Pittsburgh. Một người ủng hộ Trump vào năm 2016, năm nay đã bỏ phiếu cho Joe Biden.


"Người dân đã thấm mệt," Ông nói với tôi. "Họ muốn thấy sự bình thường trở lại trên đất nước này. Họ muốn thấy sự đứng đắn. Họ muốn thù hận chấm dứt. Họ muốn thấy đất nước đoàn kết lại. Và tất cả điều đó cộng hưởng lại sẽ đưa Joe Biden lên làm tổng thống."


Một vấn đề chính trị của Trump là ông không thể mở rộng được sự ủng hộ ra khỏi bờ cõi của mình. Ông cũng chẳng buồn cố gắng làm điều đó.


Năm 2016, ông đã giành chiến thắng ở 30 tiểu bang và trị vì đất nước như thể ông là tổng thống của riêng những người bảo thủ, những người Mỹ theo phe 'đỏ'. Ông là vị tổng thống cố tình gây chia rẽ nhất trong 100 năm qua, ông ít cố gắng để giành được lòng của những tiểu bang xanh - 20 tiểu bang đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton.


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images


Sau bốn năm cạn kiệt sức lực, nhiều cử tri chỉ đơn giản muốn có một vị tổng thống với những yêu cầu rất nền tảng - đó là một chủ nhân Nhà Trắng sẽ hành xử chuẩn mực hơn. Họ đã quá chán chường với việc đặt tên thóa mạ người khác, thứ ngôn ngữ tục tĩu xấu xa và những cuộc đối đầu vô tận. Họ muốn trở lại một cung cách bình thường.


Nhưng cuộc tranh cử năm 2020 không phải là sự tái diễn của năm 2016. Lần này ông là người đương nhiệm chứ không còn là kẻ khởi nghĩa. Ông phải bào chữa cho những điều ông làm, bao gồm việc xử lý yếu kém sự bùng phát đại dịch corona, hậu quả là có hơn 230.000 người Mỹ tử vong trước Ngày bầu cử. Trong thời đại tính đảng phái trở nên tiêu cực - khi mà người vì theo đảng này mà thù ghét đảng còn lại - Trump không còn đua tranh với một hình mẫu đáng ghét như Hillary Clinton.


Rất khó để ác quỷ hóa một Joe Biden, đó là một phần lý do tại sao đảng Dân chủ rất muốn Biden làm ứng cử viên tổng thống. Người đàn ông 77 tuổi theo chủ nghĩa trung dung này cũng đã làm tốt công việc ông được giao phó, đó là 'vồ lại được' các cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động tại 'Vành đai Rỉ sét'.


Câu hỏi tại sao Trump thất cử cũng trở thành một câu hỏi thú vị khác đáng tranh luận hơn - "Trump bắt đầu thất cử từ lúc nào?"

image012

Getty Images


Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.


Có phải ngay sau chiến thắng của ông vào năm 2016, khi những người bỏ phiếu cho Trump một phần là để chống lại các thiết chế dòng chính tại Washington ngay lập tức dấy lên hoài nghi? Chẳng phải nhiều cử tri trong số đó đã không nghĩ ông sẽ đắc cử.


Hay đó là khi ông Trump phát ngôn "Thảm trạng Mỹ" trong bài phát biểu nhậm chức trong 24 giờ đầu tiên của nhiệm kỳ - cụm từ đã miêu tả đất nước gần như suy vong với những nhà máy đóng cửa, những công nhân bị bỏ rơi và những gia đình trung lưu bị bóc lột - trước khi ông thao thao bất tuyệt về lượng người tham dự và thề sẽ tiếp tục sử dụng Twitter? Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.


Liệu đó có phải là sự tích tụ, dồn nén, là hiệu ứng quả cầu tuyết của đầy rẫy những bê bối, quá nhiều sự sỉ vả, quá nhiều sự luân chuyển nhân sự và quá nhiều hỗn loạn?


Hay đó là kết quả của đại dịch virus corona, cuộc khủng hoảng lớn nhất đã làm tiêu tan nhiệm kỳ tổng thống của ông? Trước khi virus cập bến, các dấu hiệu sống còn trên chính trường của Trump vẫn rất mạnh mẽ. Ông đã sống sót qua phiên tòa luận tội. Phần trăm chấp thuận ông cao hơn bao giờ hết - 49%. Ông có thể lấy làm kiêu hãnh về một nền kinh tế mạnh mẽ và lợi thế khi đương nhiệm: hai yếu tố sóng đôi thường giúp giữ chắc chiếc ghế tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai. Thông thường, bầu cử tổng thống sẽ đặt ra một câu hỏi đơn giản: đất nước hiện tại có tốt hơn so với bốn năm trước hay không? Sau khi Covid ập đến, kéo theo khủng hoảng kinh tế sau đó, dường như đây là điều bất khả.


Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng nhiệm kỳ Tổng thống của Trump lụn bại bởi virus corona. Các đời tổng thống thường trở nên nổi bật hơn sau khi đất nước rung chuyển. Những điều vĩ đại cũng có thể hiển lộ từ trong khủng hoảng. Điều này đúng với Franklin Delano Roosevelt, người đã giải cứu nước Mỹ khỏi Đại suy thoái và khiến ông trở nên bất bại trên chính trường. Phản ứng ban đầu của George W Bush với các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 cũng đã thúc đẩy danh tiếng của ông, và giúp ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Vì vậy, không thể nói Covid đặt dấu chấm hết cho Donald Trump. Chính việc xử lý không thành công với cuộc khủng hoảng đã góp vào sự thất bại của ông.


Dẫu vậy, một lần nữa cần nhớ rằng Donald Trump vẫn trụ vững trên chính trường cho đến phút chót, bất chấp đất nước đang trải qua cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ thập niên 1930 cũng như làn sóng xung đột sắc tộc rộng rãi nhất kể từ cuối thập niên 1960.


Phần lớn nước Mỹ màu đỏ và hầu hết các phong trào bảo thủ mà ông Trump thống trị sẽ khao khát sự trở lại của ông. Ông sẽ tiếp tục là nhân vật chủ đạo của phong trào bảo thủ trong nhiều năm tới. Chủ nghĩa Trump có thể dẫn đến một hiệu ứng chuyển đổi trở thành chủ nghĩa bảo thủ của người Mỹ tương tự như chủ nghĩa Reagan.


Vị tổng thống sắp mãn nhiễm này sẽ tiếp tục là một nhân vật nổi bật được đông đảo công chúng biết đến và có thể sẽ tái tranh cử vào năm 2024. Những tiểu bang bị phân rẽ này không ngẫu nhiên sau một đêm mà đoàn kết trở lại, ít nhất là có rất nhiều người Mỹ sẵn sàng dung chứa những khác biệt tâm tư tình cảm đó với Trump, từ sùng bái cho đến thù ghét.


Nước Mỹ sẽ chưa hết nhìn thấy, hay nghe về, một tổng thống phi chính thống nhất trong lịch sử của mình./

11 Tháng Tư 2016(Xem: 8391)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8734)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8854)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8699)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8647)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10690)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8579)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8480)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8528)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8909)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8228)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9663)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8442)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10187)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".