Ấn Độ : Tự động ly dị bằng SMS có hợp pháp không ?

15 Tháng Mười 20177:39 CH(Xem: 5312)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  HAI 16  OCT  2017


Ấn Độ : Tự động ly dị bằng SMS có hợp pháp không ?


image046

Một phụ nữ Ấn ĐộẢnh : Wikipedia


Vì sao chuyện ly dị ở Ấn Độ lại được Toà Án Tối Cao quan tâm phân xử ? Công luận quốc gia có số tín đồ đạo Hồi đông hạng nhì thế giới đang sôi động trước hai quan điểm đối chọi : một ông chồng chán vợ chỉ cần đứng trước cửa nhà, hô to « tôi bỏ vợ » theo « quy trình » của đạo Hồi, có vi phạm Hiến Pháp hay không ? Tư pháp Ấn Độ có một tuần để phân xử đơn khiếu kiện của sáu phụ nữ Hồi giáo.


Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường thuật :


« Talaq, talaq, talaq ». Khi hô to ba chữ « bỏ vợ » này, một người đàn ông Ấn Độ theo đạo Hồi có thể đơn phương ly dị mà không cần phải giải trình hay thông qua một thủ tục nào khác. Trong những năm sau này, với điện thoại di động, nhiều ông chồng gửi ba chữ « talaq » qua SMS để tránh chạm mặt vợ.


Lối hành xử này được cho phép trong cộng đồng 180 triệu tín đồ đạo Hồi tại Ấn Độ, nơi mà mỗi tôn giáo có luật dân sự riêng, diễn giải kinh điển theo cách của họ.


Vấn đề là kinh Coran không hề cho phép ly dị theo kiểu « tốc hành ». Ấn Độ lại là một trong những nước hiếm hoi chấp nhận chuyện này. Ngay hai nước Hồi giáo là Pakistan và Qatar còn không cho đàn ông quyền hạn này. Sáu phụ nữ Ấn Độ theo đạo Hồi đã nộp đơn khiếu kiện với lập luận cách ly dị đơn phương độc đóan này vi phạm nữ quyền được ghi trong Hiến pháp.


Toà Án Tối Cao bắt đầu lắng nghe các bên, kể cả lập luận của Hội đồng Hồi giáo Ấn Độ, gồm toàn đàn ông ủng hộ ba chữ talaq.


Trong một tuần tới đây, Toà Án Tối Cao sẽ phải trả lời cho câu hỏi : ly dị theo kiểu tốc hành là nét đặc thù của tôn giáo hay chỉ là một hủ tục ? Nếu là tôn giáo thì tư pháp không can thiệp, còn nếu là hủ tục thì phải ngăn cấm. (theo RFI 15.10.17)
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5398)