Thái độ của Indonesia xử lý về tàu cá

07 Tháng Tư 201611:57 CH(Xem: 5823)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 08 APRIL 2016

Thái độ của Indonesia xử lý về tàu cá

(trích)

image064

Tàu cá láng giềng bị Indonesia công khai phá nổ, còn một số tàu cá Trung Quốc thì bị phá âm thầm hoặc không làm gì được. Ảnh: SCMP.

Tàu cá các nước láng giềng trong khối ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan hay Philippines mà Indonesia bắt được, họ xử lý thẳng tay, nhưng loại trừ tàu cá Trung Quốc.

Gần nhất là ngày 20/3 lực lượng chức năng Indonesia đã bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia ở quần đảo Natuna và áp tải về bờ xử lý.2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào tận lãnh hải 12 hải lý của Natuna để tìm cách giải vây. Một chiếc tông thẳng vào tàu tuần tra Indonesia buộc tàu này phải thả tàu cá Trung Quốc.

Có thể nói đây là hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Indonesia ở Biển Đông. Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì thủng thẳng nói rằng, tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở "ngư trường truyền thống" của họ!

Phải thừa nhận Bộ trưởng Susi Pudjiastuti rất mạnh tay bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình, nhưng cũng bất lực trước Trung Quốc vì chính những đồng nghiệp và cấp trên của bà sợ mất lòng Bắc Kinh.

Theo tiết lộ của nhà nghiên cứu Đông Á Aaron L. Connelly từ Viện Lowy trên CSIS ngày 21/3, hững thành viên khác còn lại trong Nội các cũng kiềm chế bà Susi Pudjiastuti khi xử lý các tàu cá Trung Quốc vi phạm. 

Một tàu cá Trung Quốc đã bị nhà chức trách Indonesia "lặng lẽ đánh chìm", các đồng nghiệp đã ngăn cản bà Pudjiastuti cung cấp ảnh đánh đắm tàu cá Trung Quốc vi phạm cho báo giới, vì lo sợ phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh.

Theo The Straits Times ngày 6/4, có 10 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép bị Indonesia bắt giữ trước đó nhưng không bị đem ra phá hủy cùng với 23 tàu cá Malaysia và Việt Nam đợt này. Bà Susi Pudjiastuti đang kêu gọi Tòa án Tối cao Indonesia ra phán quyết phá hủy 10 tàu cá này càng sớm càng tốt.

Bộ trưởng Thủy sản Indonesi tuyên bố: Nếu một tàu cá của Mỹ mà đánh bắt trộm trong vùng biển Indonesia mà nhà chức trách nước này bắt được, tàu cá đó cũng sẽ bị đánh chìm. Bà hy vọng Trung Quốc hiểu, tôn trọng lập trường này và bàn giao tàu cá mà Cảnh sát biển Trung Quốc đã giải cứu ("cướp" lại) hôm 20/3.

Cách tiếp cận "mềm nắn, rắn buông" này của các nhà lãnh đạo Indonesia sẽ cho khu vực cảm giác Jakarta chỉ "xử lý nghiêm" tàu cá láng giềng nhỏ hơn, còn với Trung Quốc thì "nhũn như con chi chi".

Quan trọng hơn là hành động bất nhất như vậy sẽ khiến Bắc Kinh nắm được thóp của Jakarta để hiện thực hóa đường lưỡi bò, vì trên thực tế tàu cá, thậm chí là tàu Cảnh sát biển đã vào sát cửa ngõ của quốc gia này cũng như các nước láng giềng khác, ven đường lưỡi bò.

Mới nhất ngày hôm qua 5/4 Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Huang Huikang nói với báo giới, hơn 100 tàu cá Trung Quốc đánh bắt gần bãi cạn Luconia, Malaysia ở Biển Đông do tàu Cảnh sát biển hộ tống là "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" trong 600 năm qua, theo Channel News Asia ngày 6/4.

Phải nói rằng đây là sự ngụy biện trơ trẽn của người đại diện ngoại giao Trung Quốc. Ông Huang Huikang đã vứt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vào sọt rác! Trung Quốc đang quá xem thường luật pháp quốc tế và các nước trong khu vực.

Bằng cách tự chế ra những khái niệm "giả cầy na ná" với khái niệm pháp lý nhưng hoàn toàn không có trong Công pháp Quốc tế như "ngư trường truyền thống", "vùng đánh cá lịch sử", "quyền lịch sử", Trung Quốc đang hiện thực hóa đường lưỡi bò mà không coi UNCLOS, dư luận quốc tế ra gì.

Điều đáng nói ở đây là cách phản ứng thiếu thống nhất, thiếu kiên quyết của các nước trong khu vực trước các hành vi leo thang vi phạm của tàu cá, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đang vô hình chung tiếp tay cho mộng bành trướng của Bắc Kinh. Thiết nghĩ đã đến lúc khu vực cần xem lại cách tiếp cận này, nếu không muốn đường lưỡi bò trở thành hiện thực.

Hồng Thủy

03 Tháng Ba 2019(Xem: 5256)