Câu chuyện viên tướng Tầu Lưu Á Châu

21 Tháng Chín 201512:11 SA(Xem: 6879)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 21 SEP 2015

Câu chuyện viên tướng Tầu Lưu Á Châu

 

(theo Tương Lai - điểm tin số 56)

 

Về chuyện Lưu Á Châu do Đào Tiến Thi khơi ra đầu tiên, tôi nghĩ anh Thi không có ý ca tụng LAC như một anh hùng gương mẫu cho chúng ta mà cần phải đánh giá đúng nhân vật này cũng như những nhân vật lãnh đạo khác của Trung Quốc.

 

Không phải bây giờ mà từ ngàn xưa, trong chuyện liên quan đến Việt Nam, nhân vật nào của Tàu càng anh hùng đối với Tàu, lại càng khốn nạn đối với VN . Mã Viện là một thí dụ. Gần đây Đặng Tiểu Bình đối với TQ và đối với VN như thế nào, ai cũng thấy rõ.

 

"Quân tử Tàu", Văn hóa Tàu cũng có những tấm gương sáng cho cả nhân loại học hỏi nhưng Tàu với tư tưởng Đại Hán là mối họa lớn cho VN và nhiều dân tộc khác. "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"  là một câu gốc Tàu nhưng ta cũng phải áp dụng. Dù ghét bọn lãnh đạo Tàu Cộng đến đâu ta cũng phải thừa nhận bọn họ hơn hẳn lãnh đạo Việt Cộng đến mấy cái đầu. Dân Tàu vô vàn thói xấu thiên hạ phải chán ghét nhưng sự phát triển của Tàu về khoa học không gian, khoa học quân sự, công nghệ nhiều mặt (như khai thác dầu...) cũng làm thế giới phải thán phục. Dĩ nhiên họ phải trả giá đắt cho sự phát triển này, đặc biệt phát triển kinh tế một cách thần kỳ nhưng bá đạo, gây họa cho nhân loại.

 

Lãnh đạo Tàu và dân Tàu so với lãnh đạo và dân VN hiện nay như thế nào? Chúng ta không tự ti nhưng không thể không đặt ra vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Than ôi, ngày xưa không thế! Tướng Tàu qua đánh VN bị bắt, được tha chết, về đến nhà còn "chưa thôi trống ngực", sứ VN qua Tàu vua Tàu phải bái phục, vua VN "xưng đế một phương" chả sợ gì thằng Tàu...

 

Tiêu Dao Bảo Cự

Một khuôn mặt khác của Lưu Á Châu


Dương Danh Dy trích dịch

Từ cải cách mở cửa đến nay về chính trị quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò quan trọng.

Một là cơn bão táp chính trị “6-4” [đàn áp Thiên An Môn]. Đồng chí Tiểu Bình đã nói, cơn sóng gió này sớm muộn sẽ dến. Không thể không đến, nhưng có khả năng sẽ đến sớm. Sau “6-4” công cuộc cải cách mở cửa ở nước ta bước sang một trang mới. Gần đây mọi người học tập Báo cáo chính tri của “Đại Hội 16” trong đó có một mệnh đề quan trọng, đó là thành tựu huy hoàng 13 năm qua của trung ương đảng do đồng chí Giang Trạch Dân làm hạt nhân… Có thể nói không có sự giải quyết vấn đề “6-4” sẽ không có cục diện phồn vinh hưng thịnh của đất nước chúng ta hôm nay; không có quân đội, vấn đề “6-4” không thể giải quyết được, nghĩa là sẽ không có 13 năm huy hoàng.

Sáng sớm ngày 6 tháng 4 hôm ấy, Bắc Kinh sau khi trải qua một đêm trời long đất lở đã đột nhiên yên tĩnh, rất nhiều bộ đội thu dọn tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn, không biết tình hình bước tiếp theo sẽ phát triển ra sao… Buổi sáng ngày hôm đó, mọi điện thoại ở Bắc Kinh đều không gọi được. Vì sao gọi không được? Bởi vì toàn thể thị dân đều núp trong nhà gọi điện thoại, trong chốc lát đường dây quá tải. Tin đồn không cánh mà bay, bay khắp cả nước. Phương Tây huyên náo. Con mắt toàn thế giới tập trung nhìn vào quảng trường Thiên An Môn.

Chủ tịch nước Dương Thượng Côn lúc đó nói: “Trên quảng trường Thiên An Môn sáng sớm hôm đó nếu có một Trung đội có vấn đề là nguy vô cùng”. Thế nhưng quân đội của chúng ta là quân đội do đảng lãnh đạo. Không có Trung đội nào [có vấn đề] cả. Quân đội đã trải qua thử thách. Quân đội đã trả giá nặng nề cho “6-4”… có người Bắc Kinh đã hạ độc thủ để ngăn cản quân đội vào thành, có một Trung đội trưởng bị đánh bị thương rồi bị đem ra thiêu sống, có hai Tiểu đội trưởng sau khi bị thiêu chết rồi còn bị treo lên… Quân đội Trung Quốc đã phát huy tác dụng quan trọng trong sự kiện “6-4”, ổn định giang sơn, đó là một lần cống hiến của quân đội trong thời kỳ mới.

Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại “Lưỡng Sơn” (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này. Đương thời đã có người nói: chúng ta và người Việt Nam đánh nhau, bây giờ hy sinh là liệt sĩ, tương lai một khi quan hệ hai nước tốt, bọn họ sẽ là cái gì? Tôi nói: “vẫn là liệt sĩ” Vì sao vậy? Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị.

Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó “lũ bốn người” vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….

Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh.

Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này…/

12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5398)