"Hồi ức" Khương Hữu Điểu: Chương Ba-Đồng bằng sông Cửu Long

10 Tháng Ba 20159:32 CH(Xem: 16759)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 09 MAR 2015

 

* CHƯƠNG HAI - Xem số báo trước

image066

 

CHƯƠNG 3. 

Những Thú Vui của Tôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thú vui của trẻ em trong làng.
So gà đá loại nhỏ cho xứng đôi trước khi đá

 image068

image069

  Một  không ảnh của  Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.

image072 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long với tên các tỉnh thành

image074

Đường làng ở đồng bằng với đủ loại cây cỏ kể luôn cả cây dừa và cây ăn trái miền nhiệt đới.

Những hồi ức về Đồng Bằng Sông Cửu Long hãy còn sống động trong đầu óc tôi. Tôi còn nhớ rõ như một cuộc sống với dân cư tại đó. Phần đông họ sống cuộc đời đơn sơ của nhà nông, thợ thủ công hay ngư dân. Họ sống tụ tập bên hai bờ sông hay kinh rạch trong những căn nhà xây thật sơ sài với bất cứ vật liệu gì có sẵn. Do đó, tùy từng địa phương, ta thấy được đủ loại kiến trúc tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

image076

image078 image079

image080

Những ngôi nhà tiêu biểu ở Đồng Bằng

Phần đông những căn nhà tại đây có mái lợp lá dừa nước và bến cho ghe thuyền cặp. Có cả “garage” bằng gỗ có mái lợp lá nằm dài theo bờ sông che mưa nắng cho ghe đậu. Nhiều nhà được xây một nửa trên đất liền còn nửa kia trên mặt sông giúp cho căn nhà được mát quanh năm. Nhờ đó còn bảo đảm có nước “trời ban” để tắm rửa và dùng cho các việc nội trợ khác.

image083

Ngôi nhà xây một nửa trên đất liền một nửa trên mặt sông

image085

Thành phố nằm nơi con kinh gặp ngã tư đường với cây ăn trái xanh tươi mọc dài theo hai bên bờ kinh

image087

Cảnh ghe thuyền đi lại quen thuộc trên sông tại đồng bằng

 Tôi còn giữ được nhiều kỷ niệm về những thú vui thời thơ ấu tôi chia sẻ cùng với ba tôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôi cảm thấy thật may mắn có được người cha thích sống ngoài trời và thương yêu thiên nhiên. Gần như mỗi cuối tuần, ba tôi đưa tôi đến thăm đồng ruộng tươi mát, vườn cây nhiều màu sắc hay những sông rạch huyên náo. Các tấm ảnh dưới đây cho thấy những nơi đầy hấp dẫn và cuộc sống nhiều thú vị ở đó.

Đi viếng nhà máy xay lúa                                                                        

 Một trong những doanh nghiệp của gia đình tôi là nhà máy xay lúa  “Khương-Hữu” nằm ở ngoại ô thành phố Mỹ tho. Tính tò mò về kỹ thuật nảy sinh trong tôi khi tôi quan sát dàn máy đặt nơi đây biến lúa thành gạo lức để sau đó được cối xay có gắn cao su mài ra thành gạo trắng. Sản phẩm phụ là cám được dùng để nuôi heo. Tôi còn nhớ ba tôi biểu chị Tư tôi lấy cám số một nấu với sôcôla thật bổ để ăn tráng miệng. Nhiều năm sau, bên Tây phương người ta mới bắt đầu quảng cáo cám như là một thức ăn chứa nhiều chất bổ dưỡng để bán tại các siêu thị.

image089

Nhà máy kỹ nghệ xay lúa gạo

Thêm nữa, tôi khám phá ra khi xay lúa còn được trấu dùng để nấu cơm, hay đốt các lò đun kỹ nghệ. Nhà nông còn dùng trấu thay phân bón cho vườn tược của họ.

image091

Nhà máy xay lúa gạo nhỏ trong làng

 Đi viếng lò gạch

Ba tôi đưa tôi đi coi nhiều loại nhà máy để giúp tôi chọn một hướng đi cho tương lai - đặc biệt cho nghành kỹ sư về sau này. Tôi ưa đi tới lò làm gạch cách nhà máy xay lúa gạo của gia đình không xa.

  image093image095

Lò gạch.

 image097

Ghe chở đầy trấu tới lò gạch

Trấu được dùng để đốt trong các lò gạch hoặc các lò xấy dừa tại địa phương.

image101 image098

 

Công nhân gánh

trấu tới lò gạch để đun lò.

 

Tôi thấy đi thăm lò gạch thú vị hơn cả vì tôi có thể lấy về nhiều đất sét tốt để làm thành đồ chơi như xe hơi, xe gắn máy, nhà tí hon, dụng cụ nấu ăn, hộp nuôi dế mèn…Nơi đây tôi cũng học được từ các nông dân cách dùng đất sét và khuôn gỗ để làm gạch, ngói bằng tay thật lẹ. Gạch, ngói ướt được phôi khô ngoài trời rồi cho vào lò hầm hình nón cối xây bằng gạch đỏ như ở trong các hình chụp phía trên. Người ta dùng cây củi hay trấu lấy từ các nhà máy xay lúa gạo kế cận để đốt lò. Các thú vui của tôi khi xưa thô sơ và khác hẳn với những loại đồ chơi cho trẻ em ngày nay theo đà tiến bộ về cơ khí và điện tử.

Việc cho tôi đi viếng nơi sản xuất “cái” dừa khô và nước mắm, món quốc hồn quốc túy chế biến từ cá tươi và muối dùng để nấu ăn, cũng nằm trong kế hoạch của ba tôi muốn cho tôi biết dân trong làng sống về những nghề gì. Mình có thể nói nước mắm đối với người Việt tương tự như xì dầu với người Hoa, Nhật bản và Đại hàn. Tôi xin phép lưu ý bạn đọc là trong gần 200 quốc gia trên thế giới chỉ có bốn nước này dùng đũa để ăn mà thôi. Phần còn lại dùng muỗng nỉa hoặc ăn bốc.

Đi viếng hãng làm nước mắm 

Nước mắm là một loại nước chấm màu hổ phách lấy từ cá trộn với muối. Người ta lần lượt xếp một lớp cá rồi một lớp muối như vậy trong một thùng cây hình ống trụ như trong hình dưới đây. Vì đảo Phú Quốc và tỉnh Phan Thiết có loại cá cơm (anchovies) ngon nên nước mắm sản xuất ở hai vùng này nổi tiếng nhất. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có cá linh, loại cá nước ngọt có thể dùng để làm nước mắm nhưng phẩm chất không bằng cá cơm nước mặn. Trước đây nước mắm được đựng trong các tĩnh làm bằng đất sét nung nhưng sau này được thay thế bằng chai làm bằng thủy tinh hay nhựa.

 image103image105

Hãng làm nước mắm với những thùng gỗ chứa hình ống trụ và những tĩnh nước mắm


Đi viếng xưởng làm bánh tráng

image107

Bột gạo ướt được hấp rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để có được bánh tráng. Người mình dùng bánh tráng gói thức ăn tưong tự loại bánh tortillas đã được dùng trong cả ngàn năm như loại thức ăn chính tại miền bắc, tây bắc và đông bắc Mễ Tây Cơ. Nhiều bộ lạc người da đỏ ở miền tây nam Hoa Kỳ cũng ăn tortillas nữa. Xay gạo: Gạo đã ngâm nước được xay cùng với nước trong một máy đơn giản như dưới đây. Người nông dân dùng một cối xay tay bằng đá hình tròn để làm bột gạo, nguyên liệu chính để làm bánh tráng. (hình cối xay gạo và công nhân làm bánh tráng)

image111image108

Làm những miếng bánh tráng thật mỏng: người công nhân ngồi trên một chiếc ghế thấp để trải nước bột gạo lên một miếng vải được căng thẳng trên miệng nồi nước đang sôi. Khi tráng xong một lớp bột gạo mỏng, người này đậy nắp lại rồi hấp như vậy trong vòng 30 tới 45 giây.

Miếng bánh tráng hình tròn sau đó được trải trên vỉ tre rồi đem đi phơi nắng. Khi xong, miếng bánh tráng trông tựa như một miếng giấy màu trong đục.

 Phơi bánh tráng: Như đã nói, người ta đem những vỉ bánh tráng đã được hấp chín ra phơi dưới ánh nắng mặt trời trong vòng một ngày. Hình lá dừa hoặc tre đan trên vỉ chuyển qua mặt bánh tráng khiến cho chúng có hình dạng đặc trưng mà các nhà máy làm bánh tráng cố tình bắt chước. Lúc này những miếng bánh tráng đã khô được họp lại thành từng xấp để đem ra chợ bán.

 

image113 image115 

Bánh tráng được phơi dưới ánh nắng mặt trời trên những vỉ tre. 


Bánh tráng được dùng để gói chả giò hay gỏi cuốn (Xin coi hình)

                        image117image119

                                 “Gỏi cuốn”                                                   “Chả Giò”

Đi viếng xưởng làm “cái” dừa khô (copra)

“Cái” dừa khô được dùng để ép biến chế ra dầu dừa. Phần “xác” dừa khô còn lại dùng làm thức ăn cho súc vật dưới hình thức là bánh xác dừa. Ở bất cứ nơi nào trong Đồng Bằng Sông Cửu Long ta cũng nhìn thấy cây dừa hoặc ở trong vườn dừa hay lẫn lộn bên cạnh những cây ăn trái khác mọc xung quanh nhà ở. Thông thường, người nông dân chở dừa tới xưởng làm (copra) “cái” dừa khô bằng ghe vì đây là phương tiện chuyên chở hữu hiệu và rẻ nhất. (Xin xem hình phía dưới)  

image121

  Xưởng làm “cái” dừa khô (copra)

Đồng Bằng Sông Cửu Long là đất của cây dừa. Nhìn đâu cũng thấy dừa và cư dân hoàn toàn tùy thuộc vào dừa. Dừa được dùng để đun, làm kẹo, nấu rượu, lợp mái, làm túi xách, điêu khắc để làm vật kỷ niệm rẻ tiền, làm chổi, bàn chải…Bất cứ bạn nghĩ tới cái gì thì sẽ có người tìm ra được cách dùng dừa để thực hiện được ý nghĩ của bạn.

           image123                                 image125

                 Chở dừa tới xưởng biến chế                                      Công nhân tách “cái” dừa


Người công nhân sử dụng một dụng cụ thô sơ bằng kim loại để tách dừa ra khỏi thành trái dừa hình bầu. “Cái” dừa màu trắng dính chặt vào thành gáo dừa. Sau khi đã lấy ra được “cái” dừa trắng thì đem đi xấy khô để có “cái”dừa khô (copra). Có nhiều cách làm khô như hun khói, phơi nắng, xấy trong lò. Phơi nắng thật đơn giản chẳng cần gì hơn là mấy cái vỉ và mặt trời đủ nắng. Lấy hết nước xong, chỉ việc đem từng nửa trái dừa ra phơi nắng hướng về phía mặt trời. Nếu dừa được đem hun hay xấy thì cơm dừa sẽ khô lại và tự tách ra khỏi gáo dừa và đổi sang màu đậm hơn.

     

           image127                   image129

                “Cái” dừa tươi trắng còn nằm trong gáo                          “Cái” dừa khô màu nâu

Khi bổ trái dừa làm hai, nước dừa được hứng lại để đem đun trong những chảo lớn cho tới khi “xệt” lại  thành “nước màu” dùng khi nấu nướng. “Gáo” dừa cứng được dùng trong kỹ nghệ để sản xuất than hoạt tính. Trong thời Pháp thuộc, xứ mình xuất cảng “cái” dừa khô (copra) sang Marseilles để làm loại xà bông nổi tiếng 72% phần dầu.

blank 

Đốn mía tại đồng bằng

blank

Xe chở mía được chất cẩn thận để đi tới nhà máy đường

blank

Ghe chở mía trên kinh rạch thẳng tiến đến nhà máy đường

Đi viếng lò đường thủ công nghệ

 Trong làng, lò làm đường thủ công nghệ có máy ép mía được quay tay hay nếu quy mô hơn thì dùng bò, trâu hay động cơ nhỏ kéo. Nước mía được đun cho bay hơi để thành đường lỏng rồi đổ ra chiếc đệm bằng phẳng. Khi nguội đông lại ta cất ra thành đường thẻ.

blank

Một nhà máy đường nhỏ

  Những thú vui thời thơ ấu khác của tôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tất cả thú vui tôi kể ở phần trên đều bắt nguồn từ ý định của ba tôi muốn đưa tôi tới những cơ xưởng đó để cho tôi làm quen với những hoạt động sản xuất ở trong làng. Khi quan sát những công việc dân làng làm để sinh sống, tôi biết được ý nghĩa việc chọn một mục đích hữu ích cho đời người.  Bây giờ, về phần tôi, tôi tự quyết định nhiều thú vui riêng của cá nhân tôi.

Cái ná của tôi                                     

Đây là một đồ chơi đầy thú vị đối với tôi vì nó cho phép tôi đi săn chim với các bạn cùng lứa tuổi với mình. Bọn tôi săn chim bồ câu nhà hay chim bồ câu rừng cũng như bao loại chim hoang khác của vùng nhiệt đới nhu trao trảo, se sẻ, sáo, biềm biệp, cưỡng... Với khí giới làm bằng sợi dây cao su này, tôi bắn rớt các trái me dốt, me ngọt, xoài từ những cây mọc dọc theo đường phố tại tỉnh nhà. Không phải cây nào trái cũng ngọt và đây chính là cả một sự thử thách cho tôi khi phải chọn lựa cho đúng. Tôi lấy đất sét ướt từ lò gạch rồi làm đạn tròn đem nướng trong bếp than để thành đạn đất.

      image139image141      

Cái ná

 

Đá Dế

Đi lùng bắt dế mèn (dế than, dế lửa) ở đồng ruộng về nuôi để chọn các con đồng cỡ cho đá nhau chí tử cũng là một thú vui khác của tôi. Bọn trẻ trong xóm đem dế mèn của mình đến nơi tụ tập rồi tổ chức những cuộc đá khá ngoạn mục. Điều quan trọng là biết chọn những con đồng lứa và bằng sức để cho đấu với nhau. 

 

                                                 image143image145

     Cặp võ sĩ đồng cỡ                     Tô thủy tinh dùng làm võ đài

 

   blank

   Dế đá nhau trong võ đài làm bằng thủy tinh

blank

Dế mèn đang đọ sức

Tôi không bao giờ quên cho những con dế đực nhảy mái trước khi đá vì tôi tin làm vậy chúng sẽ được thư dãn hơn. Mỗi ngày khi cho chúng ăn xong tôi bỏ thật nhiều thì giờ quan sát màu sắc của chúng, lắng nghe tiếng chúng gáy và để ý cách chúng di chuyển để chọn những con lợi hại nhất. Hai ông bầu của cuộc đấu dùng một sợi tóc để kích thích bộ râu của dế mèn cho tới lúc chúng bị bực bội và trở nên hiếu chiến đưa hai răng nhìn như hai cái móc. Khi cả hai con đã háu đá, miếng ván nhỏ ngăn đôi chúng được rút lên và cuộc đấu quyết liệt bắt đầu. Cuộc so tài thật ngắn ngủi chỉ kéo dài trong vòng vài giây mà thôi. Thắng bại đuợc quyết định tùy theo con nào bỏ chạy trước hay ngưng gáy. Khi cuộc đấu đã bắt đầu và con dế cọ hai cánh vào với nhau để cử bài quân ca thách thức đối thủ thì tôi cũng tưởng như chính mình đang bước lên võ đài vậy.

Đá Cá Lia Thia

 

image150

Cá độ được nuôi dưỡng để phát triển bản chất hiếu chiến của chúng 

Đá Gà

blank

Tôi đã cư ngụ tại Mỹ gần nửa thế kỷ nên tôi hiểu bên Tây phương đá gà bị coi là thú tiêu khiển bất hợp pháp và độc ác. Cái phong tục lâu đời đó của xứ tôi có thể khiến người ngoại quốc coi tôi như một đứa trẻ quái gở nếu trong cuốn hồi ký này tôi nói đá gà là một thú vui của tuổi trẻ. Người nước tôi có nói “Đất nào, tục lệ đó” còn Rudyard Kipling đã viết: "Oh, East is East and West is West, and never the twain shall meet/Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ." 

Bên phương Tây, trẻ em có nhiều đồ chơi lắm. Lớn lên ở một đất thuộc địa của Pháp trong vùng Đông Nam Á của thập niên 1930, đồ chơi của tôi thật là thô sơ. Đó chỉ là những con dế, cá đá hay gà đá. Những món đồ chơi khác thì làm bằng đất sét. Cũng nên nói là dế, cá, và gà tự chúng cũng đấu đá nhau trong thiên nhiên mà không cần ai xúi dục hay bắt buộc cả. Trong trang giấy này, tôi chỉ có ý kể ra những thú vui của tôi trong thời niên thiếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà không muốn đề cập gì đến vấn đề độc ác với súc vật. Thực lòng mà nói, tôi cảm thấy kinh hãi mỗi khi thấy ở trên màn ảnh truyền hình bên Mỹ cảnh đấu quyền anh hay đô vật đẫm máu giữa con người với nhau. Nhiều người Mỹ rất thích những thú vui đẫm máu như vậy mà vẫn cho đá gà là tàn nhẫn và bất hợp pháp! Kippling nói thật đúng: “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ." 

 Tôi cũng khám phá ra rằng đá gà không chỉ thịnh hành trên toàn cõi Việt Nam mà còn được ưa chuộng trong khắp vùng Đông Nam Á. Tụi trẻ thích có gà độ của riêng mình để chăm sóc. Gà độ khi còn non dùng cựa nhỏ và cùn (nếu có) do trời ban để tranh phần thắng bại với nhau. Chỉ khi đủ lớn chúng mới thực sự dùng cựa đã trở thành cứng và nhọn để đá nhau.  (Xin coi hình gà đang đá nhau)

 blankblankblankblankblank 

    

 

                    Cựa của gà độ                  

 

Cựa gà có thể trở thành loại khí giới độc hại. Cách tôi nuôi gà độ bắt đầu từ khi nó còn trong trứng nước rồi nở thành gà con. Sau đó tôi lựa những con nào có lông màu đẹp nhất để nuôi. Trước khi đưa gà lên võ đài, tôi dùng dao thật bén để gọt cựa của chúng cho thật sắc. 

 Một thú vui khác là đi bắn chim với ba tôi. Trong mùa gặt, ba và tôi săn chim bồ câu rừng khi chúng đi kiếm ăn trong ruộng lúa. Tuy nhiên, ba và tôi thích săn chim ưng nhất. Bắn được chúng rất khó vì chúng luôn đậu trên đỉnh những cây cao nhất trong vùng. Dưới thời Pháp thuộc, ba tôi chỉ được phép có khẩu súng hơi dùng một viên đạn chì duy nhất mà thôi. Thật khó mà bắn được chim ưng với một khẩu súng hơi yếu như vậy. Ông ngoại tôi dùng lông cánh thật dài của chim ưng để làm những cái quạt tay rất đẹp. Giờ trưa tới, ba và tôi ăn bánh canh cá lóc thơm ngon ngoài đồng. Ở đồng bằng, cá lóc được ưa chuộng vì thịt nó mềm dịu và ngọt. Ăn cơm xong, nhiều khi ba tôi cắt vài lá chuối to để cho tôi dùng làm chiếu ngủ trưa trong đình làng rồi ba tôi tiếp tục đi bắn chim.

Một thú vui đặc biệt

Tôi có một kỷ niệm độc đáo và khó quên khi đi thăm cánh đồng ruộng của người anh họ Khương Hữu Gương, con cua bác Ba tôi tại Vĩnh long, một thành phố quan trọng của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Anh làm chủ một thửa ruộng rộng 50 mẫu tây được chăm sóc kỹ càng. Chung quanh miếng đất có xây một thành bao quanh để kiếm soát mức nước trong mùa cấy. Khi nước lớn, cá lóc, cá rô,  cá sặc… và tôm càng lội vào ruộng được nhưng không sao ra được vì bị cái “valve” một chiều chận lại. Chúng sinh sống như vậy trong cánh đồng suốt năm. Một mạng lưới đường nước nhỏ chạy chằng chịt trong thửa ruộng. Mỗi năm, vào ngày lễ “Chắt đập” các “tá điền” (người làm ruộng thuê) của anh họp lại để ra công bắt cá tôm ăn mừng.

 blank

 Thửa ruộng rộng 50 mẫu tây có chằng chịt những con rạch thủy lợi

blank

Chỉ còn một con rạch sâu duy nhất giữ cá lại trong cánh đồng rộng mênh mông

Qua hai tấm hình trên, bạn có thể mường tưởng cảnh tượng khi nước ở trong tất cả các con rạch nhỏ bị rút cạn thì người ta mặc sức bắt cá và tôm càng bị dồn vào con rạch đầy bùn duy nhất còn lại. Nước ở trong con rạch này sau đó được tháo ra ngoài sông qua một đường nước có lưới chận. Điều thích thú cho chúng tôi là làm sao gợt hết bùn trên mặt rạch chỉ còn thân cá và tôm càng nằm trơ trọi trên cạn! Giải pháp thật đơn giản. Chúng tôi chế biến ra một cuộn rơm có chiều rộng khoảng một thước tây và chiều dài bằng bề ngang con rạch. Năm đứa trẻ trong bọn đứng sau và đẩy cuộn rơm về phía trước để “quét” bùn đi. 

 

 blankblank

Cá Lóc

 

blank

Cá rô

 

 blankblank

Tôm càng xanh nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

 Ngay dưới lớp bùn bạn có thể thấy toàn cá và tôm càng. Bây giờ phải làm gì với chiến lợi phẩm tươi ngon này đây? Cách làm lẹ và hay nhất là xếp những con cá lóc và tôm càng này trên mặt đất, phủ rơm lên khá cao để nướng cho tới khi tôm càng màu xanh đổi ra màu đỏ là bữa ăn đã dọn xong. Phần cá lóc chỉ cần bỏ lớp da cháy bên ngoài là có lớp thịt thật trắng và ngọt. Đây quả là một “bữa tiệc” ngon lành giữa đồng ruộng trong thời niên thiếu của tôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Vì không có phương tiện ướp lạnh, các “tá-điền” nhanh tay rửa cá cho sạch, ướp với muối trong những lu đất nung thật lớn để làm mắm. Tôm càng rất quí, không làm mắm, mà chỉ kho gạch đỏ để chia ra ăn.

Cuộc sống trù phú và tươi đẹp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rốt cuộc cũng phải chịu chung số phận buổn thảm của cả nước khi chiến tranh tràn tới. Có thể xác định là cuộc sống nơi này và ở cả hai miền Bắc cũng như Trung tương đối thanh bình dưới thời Pháp thuộc. Kể luôn cả giai đoạn ngắn ngủi của chánh phủ Vichy thân Đức Quốc Xã do thống chế Pétain cầm đầu. Thế chiến Thứ Hai còn xa lạ với Việt Nam cho tới khi lính Nhật đến. So với cách cai trị của thực dân Pháp trước đó, quân xâm lăng Nhật tàn bạo và ác độc hơn dù họ cùng là da vàng như người mình. Sự mệnh chung của Thế Chiến Thứ Hai năm 1945 mở màn cho những trang sử đầy chết chóc và điêu linh người mình phải gánh chịu với sự trở lại của đoàn quân viễn chinh Pháp. Cuộc chiến mệnh danh là Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất kết thúc với việc bại trận của quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 và sự phân chia nước mình ra thành miền Bắc cộng sản và miền Nam quốc gia như đã định trong Hiệp Định Genève.

Trong năm năm kế tiếp, miền Nam tương đối được hưởng một thời thanh bình cho tới năm 1959 khi lãnh đạo miền Bắc quyết định “giải phóng” miền Nam bằng cuộc tranh đấu cả chính trị lẫn quân sự. Một cuộc chiến dai dẳng mới bắt đầu đánh dấu sự can thiệp quân sự càng ngày càng leo thang của Mỹ giúp miền Nam chống trả cuộc xâm lược từ miền Bắc. Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi Sài gòn thất thủ trước sự tấn công của quân lính Bắc Việt.  Đây là một cuộc chiến đầu tiên có sự phối hợp giữa chiến tranh quy ước và chiến tranh du kích kèm theo những hoạt động khủng bố có hệ thống và trên quy mô lớn.

 Trong suốt cuộc chiến từ 1960 cho tới 1975, Đồng Bằng Sông Cửu Long không chứng kiến những trận đánh lớn cấp sư đoàn giữa quân chính quy Bắc Việt và người lính Cộng Hòa. Chế độ cộng sản áp đặt lên cả nước ngay sau ngày miền Bắc lấy được miền Nam năm 1975 đã gây ra nhiều khổ cực cho toàn quốc kể luôn cả nạn thiếu ăn trầm trọng. Điều này chỉ được cải tiến khi lãnh đạo Hà nội buộc lòng phải đưa ra chính sách “đổi mới”của Võ văn Kiệt.

Cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long lại có thể canh tác đất đai phì nhiêu của họ để giúp miền này lấy lại ngôi vị vựa lúa của cả nước rồi trở thành quốc gia xuất cảng gạo thứ nhì thế giới bây giờ.  Đây đúng thực là miền đồng bằng trù phú và đẹp đẽ tôi quen biết và yêu thương thời thơ ấu.

Nhìn từ trên cao, Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phẳng như một tờ giấy với vô số những dòng nước chảy dọc ngang. Đương nhiên phải kể cả con sông Cửu Long dài và rộng bắt nguồn từ miền núi bên Tây Tạng để rồi đổ vào Thái Bình Dương qua ngã miền Nam Việt Nam. Dòng sông tiếp tục chảy tới bờ biển bên Mỹ nơi tôi đang sống. Cuộc hành trình của con sông tương tự như quãng đường tôi đi trong tám thập niên qua từ tỉnh nhà Mỹ Tho nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long tới Vùng Vịnh San Francisco./
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 15183)
Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ