Tháng Tư Đen năm thứ 47 nghe chú Tám Tình Tang kể chuyện

21 Tháng Tư 20229:44 SA(Xem: 2865)

VĂN HÓA ONLINE – TÀI LIỆU - THỨ SÁU 22 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tháng Tư Đen năm thứ 47 nghe chú Tám Tình Tang kể chuyện


21-30/4/1975, Tông tông chạy, Mỹ chạy, nhường Saigon và miền Nam VN cho cộng sản

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

22/4/2022


Tổng quát các thời điểm lịch sử


image005Chiều ngày 21 tháng Tư năm 1975, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình số 9 thủ đô Saigòn tuyên bố từ chức Tổng thống trước quốc dân miền Nam VN.

 

Cuối tháng 4/1972, dấu hiệu xấu đến với Quân lực VNCH ở Vùng I chiến thuật.


Tướng Vũ Văn Giai tư lệnh Sư đoàn 3 kiêm tư lệnh mặt trận Quảng Trị bỏ đoàn quân thiện chiến chạy về Đà Nẵng; địa đầu giới tuyến miền Nam rơi vào sự kiểm soát của bộ đội cộng sản; sau 81 ngày đêm tử chiến (từ 28/6/1972 đến 16/9/1972), binh chủng Nhẩy dù và Thủy quân Lục chiến Quân lực VNCH chiếm lại được cổ thành Quảng Trị, nhưng chỉ hơn bốn tháng sau, ngày 27/1/1973, Chính phủ Saigon buộc phải ký vào bản Hiệp định đình chiến bốn bên tại Paris.


Hiệp định Paris 27/1/1973 là kết quả của 4 năm họp ở thủ đô Paris; 4 bên tham dự hội nghị gồm có Hoa Thịnh Đốn (Hennry Kissinger) - Hà Nội (Lê Đức Thọ), Cộng Hòa Miền Nam VN (Nguyễn Thị Bình) và VNCH (Trần Văn Lắm).


Một trong những điểm quan trọng của Hiệp Định là Saigon đã thất bại trong việc Hiệp định xác nhận cho 15 sư đoàn (khoảng 150, 000 quân) chính quy ở lại miền nam VN, chưa kể đến các đơn vị chủ lực của MTGPMN và vấn đề vũ khí trao đổi giữa Mỹ và Saigon.


Chỉ hai điểm này đã đủ “kết liễu” sinh mệnh Quân lực VNCH và sinh mệnh quân dân cán chính Vnmiền Nam VN.


Kể từ sau Hiệp định Paris, miền Nam VN liên tiếp rơi vào đại bi kịch thất thủ:


Ngày 19/1/1974, toàn bộ nhóm đảo Lưỡi Liềm Hoàng Sa Tây (Biển Đông) sau trận hải chiến mất vào tay hải quân cộng sản Bắc Kinh;


Ngày 6/1/1975, tỉnh Phước Long rơi vào tay Bộ đội cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng, Saigon không mở các cuộc tấn công tái chiếm lại Phước Long, dấu hiệu thứ hai về việc mất lãnh thổ sau vụ Hoàng Sa;


Ngày 09/3/1975, tỉnh Quảng Đức gồm quận Kiến Đức bị quân đội Cs bao vây và tấn công nặng, quận Đức Lập và căn cứ Dak Sông bị Cs tràn ngập;


Ngày 11/3/1975, thành phố chiến lược cao nguyên Ban Mê Thuột thất thủ;


Ngày 12/3/1975, quân dân tỉnh Quảng Đức di tản về Lâm Đồng và Đà Lạt, thị xã Gia Nghĩa hoàn toàn bỏ trống;


Ngày 14/3/1975, một cuộc họp lịch sử quyết định sinh mệnh Quân đoàn II tại Cam Ranh gồm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, và Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lệnh Quân đoàn II; Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú và Bộ tư lệnh Quân đoàn II di tản theo tử lộ số 7 về Bình Định, “tái phối trí” các lực lượng để tái chiếm Ban Mê Thuột, nhưng chiến dịch này thất bại và cuộc di tản khổng lồ quân dân di chuyển theo tử lộ 7 về Bình Định tan nát từng mảnh;


Ngày 30/3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh Quân đoàn I bỏ rơi hai sư đoàn thiện chiến trấn giữ Vùng I - Sư đoàn I BB và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến lên trực thăng chạy về Cam Ranh;


Ngày 16/4/1975, phòng tuyến Phan Rang thất thủ, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tư lệnh mặt trận Phan Rang và Chuẩn tướng Pham Ngọc Sang bị bắt, tỉnh địa đầu Phan Rang dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh Vùng III rơi vào tay bộ đội cộng sản;


Ngày 20/4/1975, phòng tuyến cuối cùng ở thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh duới quyền chỉ huy của vị Chuẩn tướng lừng danh Lê Minh Đảo tư lệnh Sư đoàn 18, chiến đấu bất phân thắng bại với Tướng tư lệnh Cs Hoàng Cầm và các đại đơn vị bộ đội chính quy Bắc Việt, nhưng cuối cùng theo lệnh của TT Thiệu. tướng Đảo phải rút về Biên Hòa bảo vệ Saigon bỏ rơi Xuân Lôc;


Tối 21/4/1975, Xuân Lộc thất thủ và cũng là giờ phút cuối cùng của ông Thiệu nói chuyện với quốc dân miền Nam trên đài TV số 9 Saigon tuyên bố từ chức Tổng thống VNCH;


Ngày 23/4/1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford ở Hoa Thịnh Đốn tuyên bố "Vietnam War đã chấm dứt".


Ngày 30/4/1975, lúc 10 giờ 30, xe tăng T-54 treo cờ Mặt trận Giải phóng trên pháo tháp húc xập cánh cửa Dinh Độc Lập, một lính tăng trèo lên nóc dinh hạ cờ VNCH treo cờ MTGPMN;


Tổng Thống Thiệu “di tản chiến thuật ra hải ngoại” để lại hai cái gân gà:


Trích đoạn - Frank Snepp: Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam.


“Ngày 25/4/1975, còn bốn ngày nữa là chiến tranh kết thúc, tình hình thật hỗn loạn. Chúng ta chưa thực sự bắt đầu cuộc di tản đáng kể nào. Đã có một số người Mỹ được đưa ra khỏi VN, nhưng nhiều người Việt đã không tìm được đường đi vì Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tin rằng sẽ có một thỏa thuận với Bắc Việt, và từ đó Mỹ có thể dễ dàng giúp một số người Việt di tản. Ông Martin tin rằng chỉ cần đưa ông Nguyễn Văn Thiệu khỏi hiện trường, thì sẽ có được thỏa thuận, bất kể những gì điệp viên giỏi nhất của VNCH đã cảnh báo trước đó.


“Tôi còn nhớ rõ cảnh ông Thiệu ra khỏi xe bước về hướng máy bay tối hôm ấy. Đoàn tùy tùng của ông làm theo, và tôi cũng ra khỏi xe. Đạn và tên lửa vẫn bay vèo vèo dọc theo vành đai thành phố. Đại sứ Martin không nói gì với ông Thiệu ngoài lời từ giã. Và khi ông Thiệu mất hút vào lòng máy bay, ông đại sứ thình lình bước xuống khỏi thang máy bay, rồi cúi người, nắm lấy chiếc thang (ramp), dựt băng nó ra khỏi chiếc máy bay. Tôi chạy đến hỏi tôi có thể giúp gì ông được không. Không! không! Ông xua tay.”


image007Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đứng “suy nghĩ” trước bản đồ Đông Nam Châu Á Thái Bình Dương và Biển Đông. Ảnh tài liệu.


Trong thâm tâm “Tâm tư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” khi ông từ chức tổng thống Việt Nam Cộng Hòa “di tản ra hải ngoại”, ông đã để lại nhiều nhức nhối cho miền Nam Việt Nam kể cả chiến lược và chính sách Hoa Kỳ ở Đông Nam Châu Á và Biển Đông.


XEM THÊM:


(https://www.nhatbaovanhoa.com/a10949/frank-snepp-ngay-cuoi-cung-cua-tt-nguyen-van-thieu-o-vn)


Một số giả thuyết về “Tâm tư Tổng thống Thiệu”:


Khi Quân đoàn II từ Kontum di tản chiến thuật theo tử lộ 7 về Bình Định được quyết định trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14/3/1975, mất Vùng II chiến thuật, ông Thiệu nhận thấy không thể nào giữ được Cao nguyên trung phần Việt Nam. Sự kiện Ban Mê Thuột thất thủ manh nha việc chia cắt cao nguyên (Hoàng triều cương thổ) cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam của Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát có thể lấy Ban Mê Thuột làm thủ đô, (ban đầu Cs muốn đánh chiếm An Lộc Bình Long làm thủ đô cho MTGPMN nhưng bị quân lực VNCH bẻ gẫy). Vĩ tuyến 15 từ cao nguyên Kontum-Pleiku xuống duyên hải Bình Định có thể trở thành giới tuyến, các lãnh thổ vùng này trở thành vùng trái độn; nói tóm lại, Saigon chịu mất đất dần cho Hà Nội từ vĩ tuyến 17 xuống vĩ tuyến 15 hoặc 14;


Trong tình thế chiến sựngày càng  nghiêng về phía Cs Bắc Việt, ông Thiệu nói rõ kế hoặch “đầu teo đít to”, lấy vĩ tuyến 12 trên đầu phía bắc tỉnh Phan Rang là phòng tuyến thứ hai và cũng là lằn ranh giới tuyến Saigon phải “nhường” đất cho Bắc Việt. Một thỏa thuận chính trị bí mật có thể dàn xếp về cuộc ngưng bắn. Vĩ tuyến 12 thay thế cho vĩ tuyến 17. Nhưng ý đồ chiến lược của ông Thiệu bất thành trước sức tiến quân xuống phương Nam của bộ đội cộng sản, trong lúc các đoàn quân VNCH từ Vùng I đến Vùng II tan vỡ tan hàng;


Khi mặt trận Phan Rang thất thủ, kế hoạch của ông Thiệu là rút toàn bộ quân lực về Saigon lập phòng tuyến cuối cùng, ý định lấy Vùng 4 chiến thuật làm mảnh đất cho VNCH, nhưng dường như kế hoặch này không được đáp ứng; những trao đổi giữa tổng thống Thiệu và Trung tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Vùng 4 về kế hoặch Vùng 4 còn nằm trong màn bí mật; cho đến hiện nay, nhiều ngưới vẫn không hiểu tại sao Saigon không lấy Vùng 4 làm lãnh thổ cuối cùng và là thủ đô cho VNCH, trong lúc Vùng 4 dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Nguyễn Khoa Nam và Chuẩn tướng Lê Văn Hưng vẫn vững như đồng;


Khi mặt trận Hoàng Sa nổ vào tháng Giêng năm 1974, HS thất thủ về tay hải quân cộng sản Bắc Kinh, ông Thiệu đã (có thể) nghe theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, hoặc chính bản thân ông Thiệu không tái chiếm lại quần đảo Hoàng Sa Tây, bỏ cho Trung cộng. Quyết định này có làm cho “Tâm tư TT Thiệu” nhìn thấy chính sách của Hoa Kỳ kể từ sau Hiệp định Paris, Mỹ sẽ bỏ rơi không thương tiếc mảnh đất miền Nam Việt nam kể cả Biển Đông và các hòn đảo ở Biển Đông; nhiều suy đoán cho rằng ông Thiệu đã nhìn thấy tương lai mù mịt của miển Nam trước sau gì cũng rơi vào tay cộng sản; 


Khi Saigon hoàn toàn rơi vào tay cộng sản ngày 30/4/1975, ông Thiệu đã trút được gánh nặng đối với những tổ chức “đối lập”, những đoàn thể “hòa bình”, những “thành phần thứ ba”, những nhà tranh đấu Phật giáo, Công giáo, những nhóm học sinh sinh viên phản chiến xuống đường ầm ĩ, những nhân vật chập chờn đảo chánh, những cuộc đi đêm tranh giành địa vị của các tướng lãnh, những chính khách cơ hội Saigon trông ngóng chính phủ hòa giải hòa hợp dân tộc, những cuộc dàn xếp của quốc tế liên hệ với VNCH như Pháp chẳng hạn, những tinh hoa văn hóa trí thức của miền Nam còn “bâng khuâng” giữa chiến tranh và hòa bình, giữa thế giới xã hội chủ nghĩa và thế giới tự do, v,v…;


Trong những ngày tháng cuối cùng, ông Thiệu cùng với bạn bè đồng minh, đối thủ chính trị ngồi chung bàn tiệc với nhau nâng chén Việtnam War - Việt Nam hóa chiến tranh - Hội nghị Paris, các bên cùng thưởng thức món gân gà do ông làm đầu bếp từ 10 năm qua, đã đến lúc ông chia sẻ hai cái gân gà cho hai phe cố mà nhai; một - phe miền Nam VN và nhân dân cùng khổ bình dân thấp hèn ở miền Nam nếm mùi vị cộng sản (trong khi các tầng lớp địa vị cao và lớp giàu có ở Saigon đã được lên danh sách di tản qua Mỹ), thứ hai - giao lại quần đảo Hoàng Sa cho cộng sản Tầu làm mưa làm gió ở Biển Đông và Bắc Kinh có dịp “điu” với Mỹ khi Mỹ đến lúc cần nhẩy vào Biển Đông trở lại.


Lý Kiến Trúc

California 21/4/2022

Kỷ niệm Tháng Tư Đen năm thứ 47


image009image011Một lính cộng sản Bắc Việt thuộc Ban liên hợp bốn bên ở khu vực DAO, đang đếm lính Mỹ trong lúc họ xách va ly lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất giã từ chiến trường VN “về nhà”. Ảnh tài liệu chụp ngày 28/3/1973.


image012Một buổi cuốn cờ Hoa kỳ Chính thức chấm dứt hoạt động của Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (DAO) tại phi trường Tân Sơ Nhất Saigon sau hơn 10 năm dính líu vào chiến tranh Việt Nam. Ảnh tài liệu chụp ngày 29/3/1973.


Kỷ niệm Tháng Tư Đen lần thứ 47, nghe chú Tám Tình Tang kể chuyện:  


01 Tháng Tư không ánh mặt trời - Huy Tưởng


https://www.youtube.com/watch?v=aToRHS8kctE


Viết cho mùa đại tang của binh chủng củaThủy quân lục chiến – Bs. Phạm Vũ Bằng


https://www.youtube.com/watch?v=R0OEphXt3vk


Hồi ký Vương Mộng Long - Tháng Tư lại về


https://www.youtube.com/watch?v=8MZPxIH7U78


Tưởng niệm Việt Nam Cộng Hòa 30 tháng Tư nay, năm xưa - Mũ đỏ Út Bạch Lan


https://www.youtube.com/watch?v=0-6-zZOkORE


Tướng Lê Văn Hưng - Phan Nhật Bắc


https://www.youtube.com/watch?v=3rbshGWRRls&t=20s


Nỗi đớn đau trong ngày tàn cuộc - Biệt cách dù Trương Thành Minh


https://www.youtube.com/watch?v=fmG7Nl2NUF8&t=3s


Tình báo trong những trận đánh quan trọng Trận Ban Mê ThuộT 1975


https://www.youtube.com/watch?v=fenMH8mYeig


Trần Kim Tuyến ông trùm hoàn hảo - Trần Trung Chính


https://www.youtube.com/watch?v=3miTyvsszFc&t=12s


01 Can trường trong chiến bại - Hồ Văn Kỳ Thoại


https://www.youtube.com/watch?v=aYUL5YjxHbk

29 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6752)