Hơn 100 người chết, hàng triệu người sơ tán vì nước dâng lên khắp châu Á

16 Tháng Bảy 20197:41 CH(Xem: 4076)
VĂN HÓA ONLINE - KHOA HỌC - THỨ TƯ 17 JULY 2019

Hơn 100 người chết, hàng triệu người sơ tán vì nước dâng lên khắp châu Á
image017
Thụy Miên

16/07/2019 Thanh Niên Online

Mưa lũ và đất chuồi đã buộc hơn 4 triệu người di tản khỏi nhà tại Ấn Độ, Nepal và Bangladesh, còn số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 100 người trong khi mưa lớn đầu mùa tiếp tục gây cảnh hoang tàn khắp nơi.
 
Mưa ngập đường phố Kathmandu, Nepal Reuters
Mưa ngập đường phố Kathmandu, Nepal Reuters

Hai bang nghèo của Ấn Độ là Assam và Bihar nằm trong số bị thiệt hại nặng nề nhất. Khoảng 4,3 triệu người ở bang Assam phải chạy khỏi nhà trong 10 ngày qua vì nước tiếp tục dâng lên, theo Reuters dẫn thông tin từ chính quyền địa phương.

Các kênh truyền hình phát đi những hình ảnh cho thấy đường sá và các tuyến đường sắt ở Bihar chìm trong nước, còn người dân chật vật di chuyển trong tình cảnh nước ngập đến ngực, cố gắng giữ đồ tùy thân trên đầu để tránh ướt.
 
Đường phố biến thành sông ở Ấn Độ Reuters
Đường phố biến thành sông ở Ấn Độ Reuters

“Tình hình lũ đang trở nên vô cùng nghiêm trọng khi đến 31 trong số 32 huyện bị ảnh hưởng”, theo Thủ hiến bang Assam, ông Sarbananda Sonowal.

Lực lượng quân đội và bán vũ trang đã được triển khai khắp khu vực để kịp thời giải cứu các nạn nhân, không quân cũng trong tình trạng sẵn sàng can thiệp.

Văn phòng thời tiết Ấn Độ dự báo mưa sẽ còn ập xuống địa bàn Assam và Bihar trong 2 ngày tới.

Đất chuồi cuốn bay nhà cửa

Ở quốc gia láng giềng Nepal, số người chết lên đến 67 người hôm 15.7, trong khi ít nhất 68 người bị thương và 30 người mất tích vì lũ lụt và đất chuồi, đặc biệt ở vùng đồng bằng phía nam dọc theo biên giới với Ấn Độ.

Những hình ảnh trên các truyền thông Nepal cho thấy các nạn nhân lội bì bõm trong luồng nước đục ngầu, và những đội cứu hộ di chuyển bằng xuồng hơi trên đường phố giờ đây bị biến thành sông.

9 tuyến đường cao tốc của nước này đã bị tắc nghẽn trong điều kiện thời tiết xấu, 3.366 người được giải cứu và 16.520 hộ gia đình phải rời khỏi những căn nhà ngập lụt, theo Trung tâm Chiến dịch Khẩn cấp Quốc gia hôm 15.7.
 
Đường phố Bangladesh AFP
Đường phố Bangladesh AFP

Còn tại Bangladesh, chính quyền địa phương đã ghi nhận 14 trường hợp thiệt mạng vì lũ tại các khu vực thấp của nước này từ ngày 9.7 đến nay. Khoảng 60.000 gia đình vẫn còn bị mắc kẹt trong nhà hoặc tại các khu trú ẩn của cộng đồng.

Mưa lớn cũng làm ngập lụt nhiều phần của trại tị nạn lớn nhất thế giới ở đồng nam Bangladesh, nơi hơn nửa triệu người Rohingya đang lưu trú.

Lũ lụt cũng xảy ra tại Trung Quốc, với con số kỷ lục là đến 377 con sông bị ngập lụt trong năm nay, theo Tân Hoa xã.
 
Những ngôi nhà bị bao vây trong nước lũ ở TP.Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc Reuters
Những ngôi nhà bị bao vây trong nước lũ ở TP.Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc Reuters
16 Tháng Hai 2016(Xem: 6058)
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7153)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6000)
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6615)
Những người dân ở Blagoveshensk miền Viễn Đông Nga đã chụp được những bức ảnh về khoảnh khắc một vật thể rất sáng bay qua bầu trời mà người ta cho rằng có thể là thiên thạch rơi xuống vào đêm 16/1.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6425)
Khi nhắc tới Leonardo da Vinci (1452 – 1519), nhiều người trong chúng ta có thể chỉ nghĩ tới các kiệt tác hội họa của ông như "Nàng Mona Lisa", "Bữa tối cuối cùng", … Tuy nhiên, không chỉ là một danh họa lỗi lạc thời Phục hưng, Da Vinci còn là nhà phát minh kiệt xuất với những ý tưởng mang tính cách mạng, vượt rất xa thời đại ông đang sống.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7435)
30 Tháng Mười 2014(Xem: 7343)
Giới hữu trách tiểu bang Hawaii của Mỹ yêu cầu khoảng 4.000 cư dân trên đường chảy của nham thạch từ vụ phún xuất của núi lửa Kilauea chuẩn bị di tản. Các giới chức cảnh báo cư dân Pahoa rằng dòng chảy của nham thạch chạy qua thị trấn này là “điều không thể tránh khỏi.”
12 Tháng Mười 2014(Xem: 6553)
Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.