Giải mã trận bão lạ lùng mang tên Harvey

31 Tháng Tám 20179:55 CH(Xem: 4640)

VĂN HÓA ONLINE - KHOA HỌC  - THỨ  SÁU  01  SEP  2017


Giải mã trận bão lạ lùng mang tên Harvey 


30/08/2017


TTO - Tại sao bão Harvey tăng cấp quá nhanh? Tại sao nó dừng lại ở Houston? Tại sao nó gây ra lượng mưa quá lớn? Lời giải thích của trang Scientific American.


image037

Bà chủ nhà ở TP Fulton, bang Texas tìm kiếm những món đồ còn dùng được trong ngôi nhà của mình bị bão Harvey đánh sập - Ảnh: REUTERS


Bão Harvey đã nhấn chìm khu vực đông nam bang Texas dưới hàng mét nước sau nhiều ngày mưa như trút. Các chuyên gia nhận xét cơn bão này dừng lại ở một chỗ lâu hơn bất cứ cơn bão nhiệt đới nào trước đây.


Nhà khí tượng học Jeff Masters giải thích một số yếu tố bất thường của bão Harvey:


1. Tại sao bão Harvey tăng từ cấp 1 lên 4 quá nhanh?


Thứ Tư tuần trước (23-8), Harvey chỉ là một vùng áp thấp nhiệt đới, nhưng chỉ qua một đêm nó nhanh chóng hình thành mắt bão. Đây là một tốc độ rất nhanh.


Đến thứ Sáu, nó tiếp tục tăng từ bão cấp 1 lên cấp 4 (thang bão của Mỹ). Điều này xảy ra vì Harvey đi qua một khu vực biển cực kỳ ấm. Nhiệt độ tại đây cao hơn từ 1-2 độ F (thang do nhiệt độ của Mỹ) so với nước Vịnh Mexico xung quanh, vốn cũng đã cao hơn trung bình 1-2 độ F.


Nước càng ấm, năng lượng nó truyền cho một cơn bão càng lớn. Siêu bão Katrina, từng tàn phá thành phố New Orleans năm 2005, cũng tăng lên cấp 4 theo cùng cách đó, vì nó đi qua một vùng nước ấm trên Vịnh Mexico.


2. Tại sao Harvey neo lại ở Texas?


Các cơn bão là những cấu trúc xoắn ốc với gió thổi ngược chiều kim đồng hồ, nhưng bản thân đường đi của chúng bị điều khiển bởi các luồng gió lớn hơn trong bầu khí quyển.


Trong trường hợp Harvey, một hệ thống áp suất cao ở đông nam nước Mỹ đẩy nó đi về một hướng, nhưng một hệ thống áp suất cao khác ở tây nam lại đẩy nó theo hướng ngược lại.


“Cả hai hệ thống đều có cùng sức mạnh và tiêu trừ lẫn nhau, kết quả khiến Harvey đứng yên một chỗ. Việc hai vùng cao áp có cùng sức mạnh xuất hiện ở hai đầu một cơn bão là điều hiếm thấy” - chuyên gia Masters nhận xét.


3. Harvey có thể di chuyển ngược ra Vịnh Mexico?


Vùng cao áp ở đông nam Mỹ đẩy Harvey về phía tây, nhưng vùng cao áp ở tây nam đẩy nó về phía đông. Vào một lúc nào đó, một trong hai vùng cao áp sẽ thắng bên còn lại. Do đó, Harvey có thể quay ngược ra biển, cũng là nơi nó xuất phát.


Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ cho biết điều này có thể xảy ra vào cuối tuần này.


4. Tại sao Harvey gây mưa nhiều khi không còn trên biển?


Thông thường, một cơn bão hút hơi ẩm từ đại dương rồi trút mưa xuống đất trong phạm vi ảnh hưởng của nó.


Tuy nhiên, Harvey trút nhiều nước trên khắp khu vực đông nam Texas đến mức nó có thể hút trở lại lượng nước này, rồi cứ thế lại trút mưa xuống.


Khu vực ngập nước rộng lớn đến mức có thể xem nó như một phần của đại dương, cung cấp hơi ẩm cho bão Harvey.


“Anh chỉ cần khoảng 50% diện tích đất ngập lụt để điều này xảy ra. Rõ ràng ở Texas chúng ta có nhiều hơn thế” - ông Masters giải thích.


5. Harvey có thể ở yên đó như một cỗ máy tạo mưa?


Ông Master nhìn nhận rằng các nhà khí tượng học không thể trả lời câu hỏi này. “Nếu nó cứ ở yên đó, liệu nó có thể duy trì trong một thời gian dài? Đó là một câu hỏi lý thuyết thú vị, nhưng chúng tôi thật sự là không biết”.


image036Đến ngày 29-8, trời vẫn vần vũ mây đen dọa mưa do bão Harvey gây ra - Ảnh: REUTERS


6. Tại sao Harvey gây mưa nhiều hơn về đêm?


Hiện tượng này khá phổ biến đối với các cơn bão lớn: suy yếu vào ban ngày và mạnh hơn về đêm.


“Ban đêm, vùng không khí trên cao giảm nhiệt độ gây ra sự mất ổn định. Nó làm gia tăng luồng không khí theo hướng lên trên trong hệ thống bão, hút thêm hơi ẩm từ bề mặt biển hoặc đất ngập nước” - ông Masters giải thích.


7. Tại sao Harvey khiến khu vực ven bờ ngập nặng dù mực nước biển dâng không cao?


Đây cũng là một điều khá lạ. Mực nước biển dâng thường là một khía cạnh nguy hiểm của hệ thống bão nhiệt đới.


Nước biển dâng trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 đã nhấn chìm thành phố New Orleans, bão Sandy thì làm ngập thành phố New York và New Jersey…


Nước biển không dâng cao như vậy trong trường hợp bão Harvey, nhưng nước vẫn nhấn chìm nhiều khu vực của bờ biển Texas. Chuyên gia Masters gọi đây là “lũ kết hợp”.


Với lượng mưa quá lớn, các con sông trong đất liền tràn bờ và chảy về phía biển, trong lúc đó nước biển dâng cũng tràn vào trong đất liền. Hai dòng nước này gặp nhau ven bờ và khiến nước dâng lên đồng thời.


Địa hình và độ cao ở mỗi khu vực có thể khiến “lũ kết hợp” trở nên tồi tệ hơn. “Chẳng hạn ở Galveston, biển chỉ dâng khoảng 0,91m nhưng thực tế nước dâng đến 2,74m” - chuyên gia Masters dẫn chứng./ MINH TRUNG
16 Tháng Hai 2016(Xem: 6090)
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7173)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6026)
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6655)
Những người dân ở Blagoveshensk miền Viễn Đông Nga đã chụp được những bức ảnh về khoảnh khắc một vật thể rất sáng bay qua bầu trời mà người ta cho rằng có thể là thiên thạch rơi xuống vào đêm 16/1.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6449)
Khi nhắc tới Leonardo da Vinci (1452 – 1519), nhiều người trong chúng ta có thể chỉ nghĩ tới các kiệt tác hội họa của ông như "Nàng Mona Lisa", "Bữa tối cuối cùng", … Tuy nhiên, không chỉ là một danh họa lỗi lạc thời Phục hưng, Da Vinci còn là nhà phát minh kiệt xuất với những ý tưởng mang tính cách mạng, vượt rất xa thời đại ông đang sống.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7461)
30 Tháng Mười 2014(Xem: 7365)
Giới hữu trách tiểu bang Hawaii của Mỹ yêu cầu khoảng 4.000 cư dân trên đường chảy của nham thạch từ vụ phún xuất của núi lửa Kilauea chuẩn bị di tản. Các giới chức cảnh báo cư dân Pahoa rằng dòng chảy của nham thạch chạy qua thị trấn này là “điều không thể tránh khỏi.”
12 Tháng Mười 2014(Xem: 6582)
Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.