Núi băng gấp 55 lần Paris rời Nam Cực

16 Tháng Bảy 201711:43 CH(Xem: 4676)

VĂN HÓA ONLINE - KHOA HỌC  - THỨ HAI 17 JULY  2017


Núi băng gấp 55 lần Paris rời Nam Cực


Cũng trong lĩnh vực môi trường, có một thông tin gây chấn động. Một khối băng khổng lồ, dài 200 km, cao 350 mét, diện tích khoảng 6.000 km², đã tách khỏi lục địa Nam Cực hôm thứ Tư, 12/07. Việc núi băng này bị nứt vốn được các nhà khoa học theo dõi chặt từ nhiều tháng nay. Tuy nhiên, ít có ai hình dung được thời điểm núi băng khổng lồ bị cắt lìa lại xảy ra nhanh đến như vậy. Ông Xavier Bougeard, chuyên gia môi trường, phụ trách mảng sư phạm của Quỹ nghiên cứu đại dương Fondation Tara Expéditions, cho biết :


« Nơi diễn ra chuyện này là ‘‘bán đảo Nam Cực’’. Đó là một dẻo rất nhỏ của Nam Cực, mà đỉnh của nó hướng về phía lục địa Nam Mỹ. Đây là nơi tiếp xúc với vùng nước biển có nhiệt độ cao nhất.


Bề ngang của bán đảo rất nhỏ. Khu vực này thuộc về cái mà người ta gọi là ‘‘vành đai băng’’ bao quanh Nam Cực. Vành đai này có tác dụng bao bọc phần lục địa bên trong, để tránh cho lục địa bị sụp đổ.


(Tại khu vực này) Có ba vành đai khác nhau, được gọi là các vành đai Larsen, vành đai A, B và C. Vành đai mà chúng ta nói hiện nay là vành đai C. Hai vành đai A và B đã biến mất. Ở đây cần phải nhấn mạnh là chúng ta đang chứng kiến hậu quả của việc Trái đất bị hâm nóng. Chính vì vậy điều rất cần thiết là các nhà chính trị phải nỗ lực trong lĩnh vực này ».


image041

Nam Cực tan băng : mối họa lơ lửngẢnh chụp màn hình : BFM TV


Trước mắt lo ngại dường như tập trung vào việc khối băng khoảng 1.000 tỷ tấn này đe dọa an toàn trên biển. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cũng còn phải nhiều năm nữa khối băng này mới rời hẳn châu lục. Vấn đề mà các nhà khoa học đặc biệt chú ý qua sự việc này là việc Trái đất bị hâm nóng có thể làm Nam Cực tan băng nhanh hơn rất nhiều so với những dự đoán hiện nay.


Đọc thêm : Nước biển dâng cao : Băng đảo Groenland chịu trách nhiệm tới 25%


Theo một số tính toán mới, ảnh hưởng của việc Nam Cực tan băng nhanh có thể khiến mực nước biển dâng tới khoảng 2 mét vào cuối thế kỷ XXI, tức « cao gấp đôi » so với dự kiến [nếu toàn bộ Nam Cực tan, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 15 mét]. Điều đó có nghĩa là không chỉ 10% dân số ven bờ biển bị ảnh hưởng, như kịch bản hiện nay. Hàng loạt thành phố lớn ven bờ sẽ nằm sâu dưới mực nước biển.


Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc hai đại học Massachusetts (Anh) và Pennsylvania State (Mỹ), công bố hồi năm ngoái, nếu được khẳng định, sẽ là một « tectonic shift » (tạm dịch là : gây đảo lộn) trong khoa học về môi trường.


Trong khi chờ đợi giả thuyết được kiểm chứng, giữa tháng 6/2017 vừa qua, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học Ohio (Mỹ) lại cung cấp thêm các bằng chứng mới cho thấy việc Trái đất nóng nhanh, cùng với hiện tượng El Nino tăng mạnh, khiến băng tan trên cả một khu vực rộng gần 800.000 km² tại phía nam Nam Cực, tương đương bang Texas, Hoa Kỳ, hay hơn hai lần diện tích Việt Nam.


Băng sơn bị sói mòn từ phía dưới do tiếp xúc với nước đại dương nóng lên, băng trên bề mặt tan chảy do mưa mang nước ấm, do El Nino (2), khiến xứ sở vốn được coi là băng giá vĩnh cửu, đang trở nên rất dễ tổn thương./

16 Tháng Hai 2016(Xem: 6087)
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7171)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6026)
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6652)
Những người dân ở Blagoveshensk miền Viễn Đông Nga đã chụp được những bức ảnh về khoảnh khắc một vật thể rất sáng bay qua bầu trời mà người ta cho rằng có thể là thiên thạch rơi xuống vào đêm 16/1.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6448)
Khi nhắc tới Leonardo da Vinci (1452 – 1519), nhiều người trong chúng ta có thể chỉ nghĩ tới các kiệt tác hội họa của ông như "Nàng Mona Lisa", "Bữa tối cuối cùng", … Tuy nhiên, không chỉ là một danh họa lỗi lạc thời Phục hưng, Da Vinci còn là nhà phát minh kiệt xuất với những ý tưởng mang tính cách mạng, vượt rất xa thời đại ông đang sống.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7459)
30 Tháng Mười 2014(Xem: 7363)
Giới hữu trách tiểu bang Hawaii của Mỹ yêu cầu khoảng 4.000 cư dân trên đường chảy của nham thạch từ vụ phún xuất của núi lửa Kilauea chuẩn bị di tản. Các giới chức cảnh báo cư dân Pahoa rằng dòng chảy của nham thạch chạy qua thị trấn này là “điều không thể tránh khỏi.”
12 Tháng Mười 2014(Xem: 6582)
Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.