Cháo thịt dơi có thể là nguồn gốc gây dịch Ebola

12 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6536)
“NHẬTBÁOVĂN HÓA-CALIFONIA” THỨ HAI 13 OCT 2014

Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.

RFI 10-10-2014 16:17

Cháo thịt dơi có thể là nguồn gốc gây dịch Ebola

Đức Tâm
image092-content 

Dơi bày bán tại một khu chợ ở Brazzaville (Congo), 2005Reuters

Virus Ebola đang gây ra bệnh dịch trên quy mô lớn tại vùng miền tây Châu Phi và làm cho cộng đồng quốc tế lo ngại. Tuy nhiên, dịch này không xuất hiện từ trước. Cũng như nhiều tác nhân gây bệnh khác, virus Ebola « ẩn nấp » và chờ thời cơ « xuất đầu lộ diện » tung hoành. Như vậy, có những động vật mang trong mình Ebola và có sức đề kháng với virus này.

Tổ chức Thú y Thế giới đang nghiên cứu lại chủ đề này. Giới chuyên gia đã có thêm nhiều thông tin.

Người không phải là đối tượng duy nhất bị nhiễm virus Ebola. Sốt xuất huyết Ebola là một loại bệnh lây nhiễm nghiêm trọng, nhắm vào cả loại linh trưởng không thuộc chi Người, như khỉ đột, tinh tinh và một số loài khỉ khác. Những loại động vật này không phải là nơi chứa chấp virus Ebola vì chúng cũng là đối tượng bị lây nhiễm.

Theo giới chuyên gia, dịch sốt xuất huyết Ebola có thể lây truyền sang người từ một động vật hoặc từ một người bị nhiễm virus.

Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.

Theo Tổ chức Thú y Thế giới, mặc dù xác định được loại virus gây dịch bệnh, nhưng nguồn gốc khởi phát dịch vẫn chưa rõ. Có rất nhiều khả năng ban đầu, virus chỉ lây từ một loại động vật hoang dã nào đó sang một người duy nhất. Hiện nay, dịch bệnh lây từ người sang người và không có gì để chứng minh rằng động vật vẫn tiếp tục là tác nhân lây lan virus.

Các nghiên cứu trên thực địa và điều tra dịch bệnh cho thấy, động vật ấp ủ virus Ebola có thể là dơi quạ, một loại dơi to thường có ở Châu Phi, nhưng chúng lại không có triệu chứng bị bệnh. Theo giới chuyên gia, có rất nhiều khả năng, ban đầu, virus Ebola lây truyền sang người từ những động vật như dơi quạ hoặc từ loại linh trưởng không thuộc chi Người, khi người ta đi săn, bắt hoặc thu lượm xác động vật hoặc trong lúc cắt, chia thịt động vật hoang dã.

Tại một số vùng nông thôn ở Châu Phi, dơi quạ là một nguồn thịt phổ biến, cung cấp thức ăn cho người dân. Với hai bàn tay trần, người ta bắt và làm thịt dơi quạ trước khi đem nấu, xấy khô hoặc hun khói. Như vậy, virus có thể lây sang người trong quá trình này hoặc do ăn hoa quả hoang dại có dính dãi, phân của dơi quạ trong những vùng bị lây nhiễm.

Tháng Bẩy vừa qua, tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) bày tỏ lo ngại về mối nguy hiểm do việc ăn thịt dơi quạ, loại động vật ăn hoa quả, vì chúng chứa, ấp ủ virus Ebola. Và FAO khuyến cáo cần nỗ lực giải thích cho các cộng đồng cư dân ở nông thôn về mối nguy hiểm bị lây nhiễm virus Ebola khi ăn một số loại động vật hoang dã.

Thực tế, một số loại động vật này được chế biến thành thịt xấy khô hoặc xấy tẩm gia vị và được người dân trong các vùng hiện đang có dịch bệnh ưa thích.

Tổ chức Luơng Nông Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, dơi quạ không phải là mối đe dọa duy nhất mà cả một số loài linh trưởng và động vật chân đầu (céphalophe). Tổ chức Thú y Thế giới nhấn mạnh đến các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, như tránh mọi tiếp xúc với động vật hoang dã tại các vùng bị nhiễm virus, nhất là dơi quạ, khỉ và các động vật gậm nhấm.

Điểm xuất phát ban đầu được xác định là tại miền trung Châu Phi, chính xác hơn là ở Congo thuộc Bỉ cũ, sau trở thành Congo Zaire, và hiện nay là Cộng hòa dân chủ Congo. Điều chắc chắn HIV là một dạng virus biến đổi từ một loại virus của khỉ, lây sang người và ra khỏi rừng.

 

++++++++++++++++++++


RFI 10-10-2014 16:18

Dịch SIDA xuất phát từ Kinshasa, Congo, trong những năm 1920

Đức Tâm
image093-content 

(wikipedia.org)

Không còn là những giả thuyết hoặc ngờ vực, mà điều này đã được chứng minh một cách khoa học, với các bằng chứng cụ thể : Dịch SIDA đã xuất phát từ thủ đô Kinshasa, Cộng hòa dân chủ Congo, từ những năm 1920, rồi dần dần lan truyền ra các nơi khác, chủ yếu do sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt. Đó là nội dung công trình nghiên cứu của nhà khoa học Nuno Faria và các đồng nghiệp, được công bố hôm 03/10/2014, trên tạp chí có uy tín Science.

Bài viết đầu tiên về trường hợp SIDA được công bố vào năm 1981 và việc nhận diện HIV loại 1 (HIV-1) được đăng tải năm 1983. Điểm xuất phát ban đầu được xác định là tại miền trung Châu Phi, chính xác hơn là ở Congo thuộc Bỉ cũ, sau trở thành Congo Zaire, và hiện nay là Cộng hòa dân chủ Congo. Điều chắc chắn HIV là một dạng virus biến đổi từ một loại virus của khỉ, lây sang người và ra khỏi rừng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc khởi phát và lây lan thành dịch trên quy mô lớn vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Để làm việc này, một nhóm các nhà nghiên cứu Châu Âu và Bắc Mỹ đã phân tích các gen của hàng trăm mẫu virus HIV-1, được lấy từ lãnh thổ Congo thuộc Bỉ cũ, cũng như từ các nước lân cận, trong nhiều năm của thế kỷ 20 và được bảo quản tại Phòng Nghiên cứu quốc gia Los Alamos (Tân Mêhicô). Việc phân tích các mẫu virus này cho phép đi ngược thời gian, xác định được thời điểm virus biến đổi cũng như khu vực tồn tại của chúng. Các kết quả phân tích được đối chiếu với lịch sử các hoạt động của con người trong các vùng này để tìm hiểu xem hoàn cảnh dẫn đến việc dịch bệnh lây lan.

Martine Peeters, chuyên gia về vi trùng học, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển, trụ sở tại Montpellier, Pháp, đồng tác giả công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, cho biết là các nhà khoa học đã tập hợp, đối chiếu thông tin, kết quả phân tích để xác định được địa điểm và thời điểm virus từ động vật sang người. Quá trình lây lan virus từ khỉ sang người chắc chắn đã xẩy ra nhiều lần mà không gây ra dịch, bởi vì virus chủ yếu vẫn tập trung và bị giới hạn trong rừng, và chờ đến khi có được địa điểm và thời điểm thuận lợi thì lan tỏa và làm bùng phát dịch bệnh.

Trong trường hợp dịch HIV, virus gốc đã tìm được động vật trung gian là đười ươi, sống ở phía đông nam Cameroun. Vào khoảng những năm 1920, có một người bị lây nhiễm (do ăn thịt động vật hoang dã hoặc bị thương trong lúc săn thú), đã đi tới Kinshasa và nơi đây trở thành điểm xuất phát dịch. Việc xem xét các tài liệu từ thời thuộc địa cho thấy trong thời kỳ này trao đổi thương mại phát triển mạnh qua đường thủy giữa hai vùng, nhất là buôn bán ngà voi và cao su.

Từ năm 1920 đến 1950, quá trình đô thị hóa và việc xây dựng mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường sắt, đã diễn ra mạnh mẽ, chủ yếu do sự phát triển của ngành khai thác quặng mỏ. Vào thời điểm đó, Kinshasa trở thành đầu mối trung chuyển quan trọng. Vào năm 1937, các dấu hiệu dịch HIV-1 đã xuất hiện tại Brazzaville, thủ đô của Congo thuộc địa Pháp, cách Kinshasa khoảng 6 km, ở phía bên kia bờ sông Congo. Cũng vào quãng thời gian này, virus bắt đầu lây lan tới các thành phố lớn khác của nước Cộng hòa dân chủ Congo hiện nay, nằm ở phía đông nam Kinshasa. Trước tiên là tại Lubumbashi, cho dù cách khá xa, rồi hai năm sau, virus lây tới Mbuji-Mayi, chủ yếu do hành khách đi xe lửa.

Vào năm 1922, có tới 300 ngàn người đi tàu hỏa. Tuyến đường sắt này, chạy từ tây sang phía đông nam Congo, đã chuyên chở hơn 1 triệu lượt hành khách trong năm 1948. Trong thập niên sau đó, do giao thông đường sông mà virus đã lây tới Bwamanda, Kisangani, ở phía đông bắc nước này.

Các hoạt động của con người, lao động nhập cư, nạn mại dâm phát triển và việc sử dụng phổ biến phương pháp tiêm ven các loại thuốc chống bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục với các dụng cụ không được khử trùng cẩn thận (kim tiêm sử dụng nhiều lần cho nhiều người), đã là những yếu tố làm cho bệnh dịch bùng phát trên quy mô lớn.

Sự hiện diện của lao động nhập cư Haiti tại Congo- Kinshasa, nước vừa mới giành được độc lập vào năm 1960, giải thích vì sao một số người trong số họ đã đưa virus về nước khi hồi hương, vào khoảng năm 1964. Từ thời điểm đó, virus lây sang Hoa Kỳ. Cùng thời kỳ này, virus lan truyền sang các nước nam Châu Phi khác. Phần còn lại thì mọi người đã biết. Khoảng 75 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus HIV và 36 triệu đã người tử vong.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những người thuộc nhóm M (đa số) bị nhiễm nhiều hơn những người thuộc nhóm O. Chuyên gia Martine Peeters giải thích, « để lây từ động vật sang người, virus trước tiên phải thích ứng với nhóm trung chuyển này. Virus HIV – 1 thuộc nhóm M có những đặc tính tạo thuận lợi cho sự lây lan ». Một khi thích ứng được, virus có thể được nhân bội tại động vật trung chuyển, để rồi sau đó lây truyền sang những cá thể khác, mà không gây ra bệnh dịch.

Việc tái lập hành trình theo thời gian virus ra khỏi rừng, lây từ động vật sang người và lan truyền dưới hình thức dịch bệnh có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt vào thời điểm dịch Ebola gây chết chóc và nỗi kinh hoàng tại Tây Phi. Chuyên gia Martine Peeters nhấn mạnh, có một sự tương đồng nào đó giữa hai dịch bệnh, nhưng không một ai nghĩ rằng virus Ebola lại lan truyền nhanh và mạnh hơn cả virus HIV. Các con đường lây lan không giống nhau, virus Ebola lây dễ hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với HIV.

HIV trở thành dịch bệnh trong vòng 60 năm, trong khi virus Ebola là bốn năm./

30 Tháng Chín 2014(Xem: 6139)
Reuters, trích từ thống kê chưa đầy đủ của chính quyền Nhật ngày hôm nay 29/09/2014, cho biết đã xác định ít nhất 10 người chết thêm vào con số 36 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng trong vụ núi lửa Ontake bất ngờ hoạt động trở lại hôm 27/9. Trong khi đó chiến dịch cứu hộ chiều nay đã phải tạm ngừng.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 6106)
Những người thợ mỏ ở Nam Phi vừa tìm được viên kim cương 232 carat mà các chuyên gia cho biết có thể trị giá lên tới 15 triệu USD. Công ty Petra Diamonds có trụ sở ở London cho biết viên kim cương được tìm thấy ở mỏ Cullinan của công ty này ở vùng đông bắc Pretoria.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7067)
Khoảng 77 triệu năm sau khi bị chôn vùi trong một trận lũ quét, một trong những sinh vật to lớn nhất từng sống trên trái đất đã được các nhà khoa học tại Đại học Drexel ở thành phố Philadelphia (Mỹ) tìm thấy.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6857)
Với những bằng chứng hóa thạch mới nhất và công cụ phân tích được cải tiến, một nhóm các nhà khoa học đã đạt được đồng thuận về nguyên nhân khiến khủng long bị diệt vong. "Một tiểu hành tinh khiến chúng diệt vong, nhưng có lẽ nó đâm xuống vào thời điểm đặc biệt xấu," nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte thuộc Đại học Edinburgh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6591)
Bưu điện Hoa Nam ngày 3/8 dẫn lời các học giả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan nhận định rằng, nguy cơ của 1 cơn sóng thần rất lớn ở Biển Đông đang bị các bên liên quan đánh giá thấp, thậm chí bỏ qua do những tranh chấp về chủ quyền và hàng hải trong khu vực.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6152)
Tổng thống Richard Nixon chào đón các phi hành gia trở về. Từ trái: Neil Armstrong, Michael Collins và Edwin "Buzz" Aldrin.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6202)
Sức ép của các láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam như đã có hiệu quả. Nhân cuộc họp vào hôm qua 26/06/2014 tại Bangkok của Ủy hội sông Mêkông, Lào đã tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các láng giềng đối với dự án đập thủy điện Don Sahong mà họ muốn xây dựng trên sông Cửu Long.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 6832)
Hai con hổ bị vứt khỏi xe tải đã hồi tỉnh và rất hung dữ Bốn ngày sau khi bị những người đi trên chiếc xe tải lạ vứt lại trong đêm, hai cá thể hổ Đông Dương mới hết thuốc mê và ăn uống trở lại, chúng tỏ ra rất hung dữ.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 6310)
Trong thời gian gần đây, tốc độ Bắc Cực tan băng hết sức nhanh chóng khiến lục địa trắng với nhiều tài nguyên dưới lòng biển trở nên mảnh đất thèm muốn đối với nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn công nghiệp. Tuy nhiên, việc Bắc Cực tan băng nhanh chóng cũng mở ra một cơ hội chưa từng có cho sự phát triển của nhiều loại vi trùng nguy hiểm cho tính mạng của các loài động vật biển và có thể cho cả con người.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 5985)
Thành phố Mỹ Chicago đã phải hứng chịu bão tuyết và gió lạnh vào đầu năm 2014 khiến cho nước cũng phải đóng băng.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 6524)
Núi lửa Sinabung tại Indonesia phun những đám mây khí nóng và tro bụi vào không khí trên đảo Sumatra ngày hôm nay làm hàng chục ngàn người phải sơ tán.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6708)
Chính tại đây, chính quyền Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân trong thời gian hơn hai thập niên tới, trong đó hai nhà máy hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2014. Dự án hạt nhân tại miền Trung Việt Nam gây nhiều lo ngại trong giới chuyên gia, trí thức và dân chúng.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6445)
Nếu mọi việc tốt đẹp thì năm ngày nữa « Thỏ Ngọc » của Trung Quốc sẽ đáp xuống mặt trăng, chậm hơn Mỹ Nga khoảng 40 năm. Phi thuyền Hằng Nga số 3 củaTrung Quốc đã được phóng đi vào sáng hôm nay mang theo xe thám hiểm địa hình tự động được đặt tên là « Ngọc Thố » phân tích địa chất và gửi hình ảnh ba chiều về trái đất từ khu vực « cầu vòng » còn bí ẩn.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 5995)
Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người, thuộc 140 quốc gia, đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 6061)
Hơn 200,000 người từ khắp thế giới đã đăng ký xin trở thành những người lập cư đầu tiên trên sao Hỏa, theo Mars One, một tổ chức phi lợi nhuận nói rằng họ sẽ thành lập một khu định cư vĩnh viễn cho người trên hành tinh đỏ vào năm 2023.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 6859)
''Hướng tới vô tận'': Cuốn sách mới của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận
16 Tháng Năm 2013(Xem: 6302)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học.