Quỹ Học Bổng Lạc Hồng năm 2015 - Thông báo số 3

08 Tháng Sáu 201512:20 SA(Xem: 6092)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 08 JUNE 2015
blank
Các thành viên thiện nguyện trong "Quỹ Học Bổng Lạc Hồng"; ảnh từ trái: các anh chị Quang, Reshu (mạnh thường quân), Đức, Kiện , Hà, Thành. Ảnh VH

Thông báo số 3

Ngày 4 tháng 6 năm 2015

Kính thưa quý vị,

Thời gian nhận đơn của Quỹ Học Bổng Lạc Hồng bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 2015  đến 31 tháng 5 năm 2015 đã hoàn tất. Chúng tôi đã nhận được 42 hồ sơ đơn xin học bổng của các em tại Việt Nam trong suốt thời gian nhận đơn. Sau thủ tục xét duyệt hồ sơ , có 32 hồ sơ hội đủ yêu cầu thủ tục xin đơn. Tẩt cả 32 hồ sơ sẽ được duyệt xét trong tháng 6. Tháng 7 sẽ công bố các hồ sơ được sẽ được cấp. Cuối tháng 7 sẽ chuyển các học bổng đến các em.

Chúng tôi chân thành cám ơn quý ban xét đơn, các em đã gởi đơn xin học bổng Lạc Hồng, quý cơ quan truyền thông báo chí, các thân hữu đã phổ biến các thông tin về Quỹ Học Bỗng Lạc Hồng trong thời gian qua và các mạnh thường quân đã hổ trợ đóng góp để Quỹ Học Bổng Lạc Hồng có thể thực hiện chương trình học bổng năm 2015 này.

Để việc xét đơn một cách khách quan, chúng tôi mời anh Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc và chị Tôn Vân Anh ở Ba Lan sẽ điều hành trong ban xét đơn cho năm 2015. Xin tóm tắt tiểu sử của hai anh chị trong ban xét đơn:

1. Anh Hoàng Ngọc Tuấn: Sydney, Úc. Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia, và dịch giả. Hiện sống tại Úc. Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Uỷ Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales.
Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).

1. Chị Tôn Vân Anh: Warsaw, Ba Lan. Dịch giả, nhà báo, nhà vận động và hoạt động xã hội lâu năm tại Ba Lan, điều phối viên Văn phòng Người Nước Ngoài thuộc Hội Tự Do Ngôn Luận - tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại thủ đô Warsaw. Chị Tôn Vân Anh là cộng tác viên của Quỹ Chống Buôn Người và Nô Lệ La Strada Ba Lan, là thành viên ban cố vấn của Phát Ngôn Nhân Quyền Công Dân - Ombudsman - một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ quyền công dân. Chị Tôn Vân Anh cũng là tác giả của nhiều sự kiện văn hóa, xã hội và chính trị độc lập tại Ba Lan.

Sau đây là danh sách của hồ sơ xin học bổng:

1)         Nguyễn Thị Thiết         Hồ sơ 01-15
2)         Nguyễn Đình Trung     Hồ sơ 02-15
3)         Nguyễn văn Lâm          Hồ sơ 03-15
4)         Nguyễn Công Thủ        Hồ sơ 04-15
5)         Nguyễn Thị Mai Thảo  Hồ sơ 05-15
6)         Nguyễn Thị Phượng     Hồ sơ 06-15
7)         Cao Thị Kim Giác           Hồ sơ 07-15
8)         Lê Văn Dũng                   Hồ sơ 08-15
9)         Nguyễn Thị Nguyệt       Hồ sơ 09-15
10)       Maria Bùi Thị Sâm         Hồ sơ 10-15
11)       Đào Thị Nguyệt               Hồ sơ 11-15
12)       Nguyễn Văn Xuyên         Hồ sơ 12-15
13)       Nguyễn Thị Yến Trang    Hồ sơ 13-15
14)       Nguyễn Thị Nhung         Hồ sơ 14-15
15)       Lương Nữ Như Hiền      Hồ sơ 15-15
16)       Phạm Hà Nam                 Hồ sơ 16-15
17)       Lê Thanh Luyến               Hồ sơ 17-15
18)       Nguyễn PhươngUyên    Hồ sơ 18-15
19)       Ngô Bảo Long                  Hồ sơ 19-15
20)       Phạm Thị Kim Ngọc        Hồ sơ 20-15
21)       Nguyễn Thị Ngọc Ánh    Hồ sơ 21-15
22)       Nguyễn Hồng Nam        Hồ sơ 22-15
23)       Trần Thị Hoa                   Hồ sơ 23-15
24)       Nguyễn Thị Thu Hà        Hồ sơ 24-15
25)       Đặng Thị Đông               Hồ sơ 25-15
26)       Phạm Hồng Yến             Hồ sơ 26-15
27)       Huỳnh Phương Ngọc    Hồ sơ 27-15
28)       Nguyễn Thị Ngọc Hà     Hồ sơ 28-15
29)       Bùi Quang Tín                Hồ sơ 29-15
30)       Nguyễn Thế Lữ              Hồ sơ 30-15
31)       Nguyễn Thị Khiêm        Hồ sơ 31-15
32)       Trần Ngọc Thạch           Hồ sơ 32-15

Trân trọng,
Quỹ Học Bổng Lạc Hồng
Điện thư : quyhocbonglachong@gmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Kính chuyển đến quý bạn đọc và diễn đàn

Con tôi đã ra đi

Người viết : Nguyễn Xuân Nghĩa , nhà thơ và nhà văn Việt Nam, trú quán Hải Phòng,

http://danlambaovn.blogspot.ch/2015/06/con-toi-ra-i.html

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) –

Đã có và sẽ có nhiều nữa con cháu của các cán bộ, đảng viên đảng cộng sản lớn nhỏ đương quyền bỏ nước đến làm công dân của các nước tư bản. Mâu thuẫn là ở Việt Nam giới lãnh đạo CS cưỡng bức dân chúng sống với chủ nghĩa cộng sản của họ, trong khi họ đưa con cháu sang kia sống với thế giới tư bản, cái thế giới mà họ đã từng nói đang giãy chết. Họ đã không và chẳng bao giờ dám lên tiếng giải thích cho trường hợp này.

Con cái họ bị đàn áp chính trị? Không! Chính họ đang đàn áp người dân kia mà. Họ yêu chủ nghĩa tư bản, thích xã hội dân chủ? Vậy sao họ không làm điều này ngay tại Việt Nam, nơi họ có quyền làm, vừa hợp với xu thế của thời đại và đòi hỏi của phần lớn người dân? Thiết nghĩ câu hỏi không khó trả lời. Những người cộng sản đang nắm quyền sống với xã hội cộng sản để kiếm nhiều tiền. Con cháu không thể kiếm nhiều tiền trong xã hội cộng sản, thì di cư sang xã hội tư bản để kiếm nhiều tiền hơn. Lớp trước và lớp sau đều có mục tiêu kiếm tiền. Lý tưởng cộng sản chỉ nói để lừa bịp dân chúng. Họ chính là những kẻ đầu cơ chính trị mặt thớt nhất.

Không giống những người cộng sản cho con cháu ra đi để kiếm nhiều tiền hơn, ở phần còn lại trên cả hai miền Nam-Bắc, sau năm 1975, hàng triệu người dân đã bỏ nước ra đi. Họ mới là những người có lý tưởng thực sự. Cho đến nay còn có nhiều người tiếp tục ra đi, (dù có người bị mang tiếng dùng hoạt động dân chủ nhân quyền làm cơ hội). Họ không chịu nổi chính quyền cộng sản độc tài và ăn tàn phá hại. Đối với họ, không phải tổ quốc trên hết mà tự do mới là trên hết.

Ba giờ đêm qua, (2/6) con trai út của tôi, cháu Nguyễn Thanh Thủy cũng đã ra đi. Cháu đi mà không bị mang tiếng là kẻ cơ hội. Có chăng là những ân hận vì phận làm con...

Chính xác mà nói cháu ra đi một cách bất đắc dĩ. Ba lô trên vai, phút cuối cùng cầm tay mẹ, đuôi mắt của cháu đỏ tía lên, nước mắt ướt nhòe. Tôi phải vội quay đi giả làm người vô cảm. Lên Hà Nội, về nhà trọ thu dọn ít đồ đạc gửi về nhà, cháu còn viết cho chúng tôi mấy dòng sau:
Sinh vào đầu năm 1988, tuổi âm vẫn còn trong năm 1987, cháu hiền lành, ngoan ngoãn, tư chất thông minh, hướng nội. Khi bố bước vào con đường phản biện xã hội, cháu tiếp thu tư tưởng của bố. Tuy nhiên cháu vẫn còn đặt niềm tin vào sự thay đổi ở cấp vĩ mô. Các năm đầu đời sinh viên (2007-2008), trong nhiều cuộc biểu tình chống sự xâm lược của Trung cộng tại Hà Nội, biểu ngữ cháu giương lên vẫn cái nội dung tin tưởng, khuyến khích đảng, nhà nước “CHÍNH PHỦ HÃY CỨNG RẮN LÊN. SINH VIÊN ĐỨNG BÊN CẠNH CHÍNH PHỦ” Yêu nước và ôn hòa đến thế là cùng!

Khi bố bị bắt và kết án tù, cháu vỡ mộng và đã tham gia vào một khóa học “đấu tranh cho dân chủ bằng phương pháp bất bạo động”. Tụi công an cộng sản phát hiện ra và chúng không để cháu học và sống yên ổn. Cháu đi đâu cũng có người của chúng bám theo. Đi một bước chúng theo sát một bước. Ở Hà Nội có công an Hà Nội, về Hải Phòng thăm mẹ có công an Hải Phòng. Có lần một gã còn vượt lên và chửi: “Mẹ cái thằng này, mày có muốn đi tù như cái thằng bố mày không!”

Cháu phải nhẫn nhục chịu đựng hầu mong yên ổn để học xong đại học.

Nguyện vọng của đời cháu là kiến thức. Cháu từng nói: “Lao lực nuôi thiên hạ, lao tâm thiên hạ nuôi”. Câu nói có phần ích kỷ, nhưng diễn đạt được ham mê của cháu. Tốt nghiệp, cháu làm thủ tục du học tại New Zealand. Cháu chọn quốc gia này bởi nghĩ ở đó không có nhiều người Việt Hải Ngoại như Mỹ - một nơi nhạy cảm không bao giờ chính quyền cộng sản chấp thuận cho cháu đến. Nhưng chính quyền cộng sản không buông tha cháu, vì cháu có một người bố “phản động” và cháu đã có một thời mang tư tưởng của bố. Phải từ bỏ ước mơ học lên cao, cháu tìm việc làm. Cháu không thể tìm được việc gì để nuôi sống bản thân. Ngay đến nghề bán hàng thuê cho một hiệu giày, công an Hà Nội cũng can thiệp bắt chủ cửa hàng đuổi cháu. Không những vậy, có một lần bà chủ nhà trọ còn bị công an phường mời lên gặp yêu cầu đuổi cháu ra đường. Năm 2014 cháu bị thu hộ chiếu tại sân bay khi đã có viza nhập cảnh vào Mỹ.

Những ai quan hệ với cháu đều bị phiền lụy. Cháu đã từng có hai bạn gái. Năm cuối cùng đại học, bạn gái đầu tiên của cháu phải đến gặp cháu, nước mắt giàn dụa nói lời chia tay. Cháu gái này chỉ còn mẹ và rất yêu mẹ. Hai mẹ con cùng nhận giấy mời. Người mẹ nhận giấy của đơn vị đang công tác, người con nhận giấy của công an quận. Yêu cầu họ đưa ra cho hai mẹ con là con phải chấm dứt quan hệ với con, mẹ phải chấm dứt quan hệ với mẹ. Cái giá phải trả là con bị đuổi khỏi trường cao đẳng, mẹ bị đuổi khỏi cơ quan nếu không vâng lời.

Giống như lần đầu tiên, năm 2014 cháu quen bạn gái thứ hai, là một kiến trúc sư, đã có việc làm đúng nghề tại Hà Nội. Dưới áp lực của công an, cháu gái thứ 2 cũng phải nói lời xin lỗi.

Thực ra cháu Thủy chưa nghĩ đến hôn nhân, Cháu đặt ra mục tiêu là phải học lên nữa. Các cuộc chia tay không làm cháu bận tâm nhiều, nhưng thương cho hai cháu gái kia đã lỡ đặt vào cháu tất cả hy vọng...

Người cộng sản thù đến ba đời. Công an, cán bộ quân đội khi quyết định hôn nhân phải truy ra lý lịch ba đời của đối tượng...

Một chế độ tàn độc đến mức khi công dân nào đã bị khoanh tròn thì bị tiêu diệt cả hôn nhân và cuộc sống, cả sự nghiệp và tương lai nếu là người có chút học hành...

Trong hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy, giống như hàng triệu người khác, cháu quyết tâm ra đi.

Cuộc chạy trốn khỏi chế độ độc tài lần thứ nhất của cháu vào năm 2014 (khi tôi còn ở trong tù) không thành. Chúng thu hộ chiếu của cháu ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất. Chúng hí hửng vô cùng khi chúng kịp đưa ra hành vi trả thù hèn hạ đúng với bản chất cộng sản của chúng (để cho mà biết). Điều này càng thôi thúc cháu phải quyết tâm hơn. Cháu thấy cần phải đi, bằng mọi cách, để cho chúng biết, không phải việc gì, lúc nào chúng cũng làm được. Không phải cứ xây nhà tù kiên cố là giam cầm được khát vọng tự do...

May thay, cuộc trốn chạy lần này của cháu thành công

Khi tôi viết những dòng này cháu đang bay đến Hoa Kỳ, một vùng đất tự do trong các quốc gia tự do mà chúng ta đang lấy làm hình mẫu cho tương lai của tổ quốc ta. Đáng tiếc là cháu không còn cơ hội đối đầu trực tiếp với chế độ toàn trị như bố. Nhưng cháu ra đi không phải vì tiền như con cái lũ cộng sản đã nói ở phần trên. Ở đó cháu sẽ tiếp tục học lên nữa, vừa làm vừa học nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhờ sự cưu mang của một đất nước nhân đạo và đang đấu tranh cho nhân phẩm toàn cầu.

Cám ơn nước Mỹ, cám ơn những người đã và đang giúp cho cuộc đời cháu không bị phí hoài.

ĐỪNG NGHĨ NHIỀU CON TRAI. BỐ MẸ SẼ SỐNG ĐẾN NGÀY CON TRỞ VỀ TRẢ HIẾU. CON HÃY TRỞ VỀ HÃNH DIỆN TRONG HÀNG TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM HẢI NGOẠI TRỞ VỀ.

1 h đêm ngày 3/6/2015.

Nguyễn Xuân Nghĩa

danlambaovn.blogspot.com
10 Tháng Ba 2015(Xem: 16850)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10071)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9286)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9434)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13988)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38138)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6595)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 52820)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7673)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7467)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7860)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6322)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7407)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 6261)
Chỉ còn 3 tháng nữa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ có kết quả để xem phe nào sẽ giành được quyền hành ở ngành lập pháp, và sau đó không lâu, thì cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong năm 2016 coi như cũng sẽ chính thức mở màn với các chuẩn ứng cử viên có tham vọng muốn nhập cuộc để thử thời vận xem mình có số may mắn được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ hay không.