TNS Jim Webb nói về quan hệ Mỹ - Việt / Tướng Giáp và 'lá thư bà Bảy Vân' / 'Hòa giải dân tộc phải dần dần'

30 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 7653)
“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ NĂM 02 OCT 2014

Cập nhật: 16:21 GMT - thứ hai, 26 tháng 4, 2010

Ông Jim Webb nói về quan hệ Mỹ - Việt

image057

Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb.

Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:

TNS Jim Webb: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và đất nước Việt Nam có lịch sử rất phức tạp. Chúng tôi đã làm việc rất tích cực từ năm 1975 để xây dựng một cầu nối mới giữa hai quốc gia và để bảo vệ những người Việt đã cùng chiến đấu với chúng tôi trong thời gian chiến tranh. Tôi đã dùng một thời gian đáng kể của cuộc đời mình để giải quyết những vấn đề này, từ khi tôi còn ở trong lực lượng Thủy quân lục chiến cách đây đã rất lâu và đặc biệt là từ năm 1991 khi tôi lần đầu tiên bắt đầu trở lại Việt Nam. Việc xây dựng đường hướng phát triển quan hệ giữa hai nước là một vấn đề phức tạp. Kể từ năm 1995, tôi cho rằng hai quốc gia đã thực hiện được nhiều việc có tính xây dựng. Việt Nam đã có những bước đi tới, như gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới, rồi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ có những đối thoại chặt chẽ. Tôi cho rằng quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất tại châu Á.

BBC: Theo ông thì cần làm gì để cho mối quan hệ giữa hai nước cải thiện hơn nữa?

Một trong những vấn đề mà tôi đã làm việc từ rất nhiều năm nay, bắt đầu từ cuối những năm 70s, đó là tìm cách thức cho phép những người Việt đã từng kề vai sát cánh với chúng tôi tái lập quan hệ với phía Việt Nam trong nước. Hiện nay có hai triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và rất nhiều gia đình đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn sau năm 1975. Vì thế có tình trạng cay đắng, mất lòng tin từ cả hai phía và vì thế để hai bên đối thoại với nhau là một điều rất khó. Do vậy tôi đã dùng rất nhiều thời gian của mình trong rất nhiều năm qua nói chuyện và làm việc với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đồng thời bàn bạc với chính phủ Việt Nam và người Việt tại Việt Nam.

BBC: Chính phủ Việt Nam vẫn thường nói tới việc hòa hợp hòa giải và đó cũng là điều ông đã và đang cố gắng làm. Theo ông thì chính phủ Việt Nam đã làm gì để thực hiện được điều đó? Và còn cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ thì đã làm gì trong vấn đề này? ‎

Từ rất nhiều năm nay rất khó khởi sự các cuộc đối thoại như vậy vì cuộc chiến đã diễn ra khốc liệt ra sao và kéo dài như thế nào. Và trong những trường hợp như vậy thì họ cần một cầu nối, cần có khả năng để có thể được đưa tới bàn đối thoại. Và chính đó là điều tôi đã làm việc rất tích cực với cả hai phía, cố gắng khuyến khích đối thoại. Đó là một quá trình tiến triển khá chậm nhưng trong 3-4 năm qua tình hình đã khá hơn rất nhiều.

BBC: Ông nói tới cầu nối, vậy ông hình dung điều gì sẽ là cầu nối tốt nhất từ này trở đi?

Sự tôn trọng lẫn nhau, lòng tin, cả hai bên nhận ra những nguyên do chính đáng khiến có xung đột‎ này. Nhưng giờ đâyvới những ai quan tâm tới vận mệnh của Việt Nam, tới tương lai của Đông Nam Á thì điều quan trọng là phải đến với nhau. Tôi lấy một ví dụ nhỏ vẫn thường nói với bạn bè tại đây về chuyện tình hình đang khá hơn tại Việt Nam. Khi tôi trở lại Việt Nam vào năm 1991, tôi ở Hà Nội và đã đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật dự lễ Phục sinh. Tôi thấy chỉ có khỏang 20 người tại Nhà thờ lớn Hà Nội và toàn là người già. Dịp Giáng Sinh vừa rồi tôi cùng vợ tới dự lễ tại Nhà thờ lớn ở Hà Nội và hôm đó có tới hơn 2000 người dự lễ. Điều đó cho thấy chính quyền đã chú ‎ý hơn tới các quyền cá nhân và chúng ta cần nhìn nhận điều đó để tiếp tục có đối thoại.

BBC: Tiếp nối câu trả lời của ông, nếu chính phủ Việt Nam đang cố gắng làm gì đó để cải thiện tình hình, thế phía cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì sao, họ vẫn tiếp tục biểu tình mỗi khi các quan chức cao cấp của Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ. Liệu theo ông thì có thể làm gì?

Có những người đã bị tổn thương sâu sắc sau năm 1975 khi những người cộng sản nắm quyền kiểm soát tại miền Nam và rất nhiều người bị đi tù cải tạo, 240 ngàn người đã bị tù hơn 4 năm. Nếu một người đã từng làm việc cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì người thân trong gia đình họ cũng bị phân biệt đối xử. Vì thế có những người đang sống tại đây vẫn còn những cảm xúc bị tổn thương đó. Và tại Việt Nam cũng có những người vẫn còn giữ những cảm xúc họ đã trải qua. Vì thế điều này cần tới thời gian và đó là thực tế. Nhưng khi tôi nhìn lại 19 năm qua kể từ khi tôi bắt đầu trở lại Việt Nam, tình hình đã khá hơn rất rất nhiều giữa cả hai phía.

BBC: Ông nhắc tới những người Việt đã từng là đồng minh của ông, vậy cũng xin hỏi ông về những người mất tích trong chiến tranh. Bên cạnh những người Mỹ mất tích vốn được chính phủ Mỹ lo tìm kiếm, thế còn những người Việt đã từng chiến đấu hay làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, những người hiện vẫn còn bị coi mất tích, liệu họ có được sự trợ giúp nào của chính phủ Mỹ hay không?

image058

Tôi được biết có không chỉ một chương trình thực hiện việc trở lại Việt Nam, mà đây là trở lại các trại cải tạo sau khi chiến tranh kết thúc, để tìm kiếm những thi hài những người mất tích, theo hiểu biết của tôi. Với những người chiến đấu cho chính quyền miền Bắc, bộ đội, hiện vẫn còn hơn 300 ngàn người mất tích. Có các cách thức để tìm kiếm tất cả những người này. Vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích trong chiến tranh tại Hoa Kỳ đã bị sử dụng vào mục đích chính trị, như một phần của chính cuộc chiến. Không hề có một danh sách những người bị bắt giữ và nhiều gia đình thậm chí cũng không biết người thân còn sống hay đã chết. Vì thế vấn đề này động chạm rất sâu sắc về mặt tình cảm tại Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi luôn sẵn lòng giúp tìm kiếm thi hài những người đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến từ tất cả mọi phía.

BBC: Ông có thể nói rõ hơn về chương trình tìm kiếm người Việt mất tích trong chiến tranh, tìm cả người miền Bắc và miền Nam?

Chương trình tìm kiếm những người Việt mất tích của phía miền Nam là những người bị chết trong các trại tù cải tạo sau khi cuộc chiến kết thúc và rất nhiều đồng đội của họ đang làm việc với chính phủ Việt Nam để tìm kiếm thi hài của họ. Vấn đề tìm kiếm bộ đội của miền Bắc là rất nhiều người bị chết tại chiến trường hay do máy bay bắn phá và không thể tìm được thi hài của họ và con số này là khỏang 300 ngàn người.

BBC: Trở lại quan hệ với Việt Nam và Hoa Kỳ, ông có cho rằng Việt Nam là một đồng minh quan trọng của Mỹ?

Có chứ (cười)

BBC:Trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, một nước đang trở nên thống lĩnh tại châu Á. Liệu đó có phải là một điều chính phủ Mỹ tính tới?

Tôi vừa mới gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam và đã có những thảo luận với họ. Tôi cũng đã gặp họ nhiều lần trong suốt ba năm qua. Điều rất quan trọng là làm sao Việt Nam và Hoa Kỳ cùng làm việc với nhau bất kể khi nào có thể được. Có những vấn đề tại Biển Đông, những vấn đề rất quan trọng về chủ quyền, liên quan tới việc Trung Quốc nhận chủ quyền một số hòn đảo mà Việt Nam cũng nhận chủ quyền. Còn có một vấn đề rất quan trọng nữa theo quan điểm của tôi mà chúng ta cần làm việc với nhau, đó là vấn đề sông Mekong. Rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng tại Trung Quốc dọc sông Mekong và lượng nước chảy xuống Việt Nam là rất đáng quan ngại. Có khoảng 70 triệu người sẽ bị ảnh hưởng trước tình trạng này. Và Việt Nam sẽ là nước phải chịu nguy cơ. Tự một mình Việt Nam không dám đối mặt với Trung Quốc về vấn đề này và Hoa Kỳ nên cùng các nước khác như Nhật Bản có thể tham gia, tìm cách để bảo đảm dòng sông Mekong được sử dụng công bằng.

BBC:Tục ngữ người Việt có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, liệu Việt Nam có thể làm phật lòng nước láng giềng Trung Quốc khi đi với Mỹ và liệu Việt Nam có nên rút ra bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam khi tới một thời điểm nào đó, người Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam. Ông có thể nói gì trước lập luận này?

Chúng tôi vẫn chưa bỏ đi. (Cười). Tôi nghĩ rằng Việt Nam từ rất nhiều thế kỷ đã có lòng quả cảm đứng lên bảo vệ lãnh thổ của mình trước nhiều cuộc xâm chiếm của Trung Quốc. Chúng ta không tìm cách tạo xung đột với Trung Quốc mà tìm kiếm sự cân bằng và Hoa Kỳ giúp đem lại sự cân bằng đó tại khu vực.

BBC:Sang vấn đề nhân quyền, có những khác biệt về cách nhìn nhận của Việt Nam và Hoa Kỳ về nhân quyền, liệu có thể thu hẹp những khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực này không, thưa ông?

Có, tôi tin là có thể. Quan tâm chính của tôi ngay từ đầu là việc đối xử công bằng với tất cả mọi người, bất kể người đó đã từng đứng về phía bên nào, hay gia đình họ thuộc phía bên nào trong thời gian chiến tranh. Điều số một là đối xử với mọi người một cách công bằng. Điều này đang diễn ra nhiều hơn, cách đây 20 năm thì đã không được như vậy. Trên phương diện các lĩnh vực khác thì tôi cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ về tự do tôn giáo, mặc dù chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã khá hơn rất nhiều so với trước đây. Tại châu Á, chúng tôi học được một điều là đón nhận những gì có được và xây dựng từ đó. Cách đó đã rất có hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển sự tin cậy và tôn trọng giữa cả hai phía trong 19 năm qua./

+++++++++++++++++++++++++

Tướng Giáp và 'lá thư bà Bảy Vân'

Lê Quỳnh BBCVietnamese.com

Một lá đơn được cho là của người vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang lưu truyền trên mạng Internet vào dịp một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Văn bản gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh việc dùng quá khứ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn được sử dụng cho các mục tiêu hiện thời.

Lá thư của người ký tên là Nguyễn Thị Vân (thường được biết đến với tên Bảy Vân), nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, là vợ thứ hai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nhưng văn bản này, kể cả có được xác thực, cũng chỉ là một bằng chứng nữa minh họa thêm cho điều giới nghiên cứu đã mô tả là ‘cuộc chiến quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam’ thời kỳ bắt đầu cuộc chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt giữa nhóm của ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp.

Quá khứ chưa đóng lại

Trong cố gắng chứng thực lá thư, BBC đã liên lạc với ông Lê Kiên Thành, con trai bà Nguyễn Thị Vân, nhưng ông từ chối xác nhận.

Đại tá Nguyễn Văn Huyên, vốn là thư ký của Tướng Giáp, thì nói ông có nghe tin về lá thư nhưng “chưa đọc” và cũng từ chối bình luận.

Trong khi đó, một số nguồn ẩn danh ở Việt Nam nói đây là văn bản thật.

Một người trong đó nói rằng trong thời gian Tướng Giáp còn sống, đã từng có một lá thư khác của bà Vân gửi các lãnh đạo Đảng với nội dung tương tự.

Nhưng cũng có nguồn cho rằng lá thư là giả.

Điều này khiến các sử gia mà BBC liên hệ tỏ ra thận trọng khi đánh giá độ chân thực của văn bản.

Tuy vậy, họ cho rằng sự xuất hiện của những tài liệu như vậy, dù thật hay giả, cho thấy những mâu thuẫn trong quá khứ vẫn chưa tan đi cho đến hôm nay.

‘Cảm thấy bất công’

Tiến sĩ Shawn McHale, từ Đại học George Washington, đang viết một cuốn sách về cuộc chiến Đông Dương lần một (1945-1954).

Sau khi đọc lá thư trực tiếp bằng tiếng Việt, ông nói không dám chắc lá thư có phải do bà Vân viết hay không.

Ông Lê Duẩn là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986

Nhưng ông xem bà Vân là người cố gắng gìn giữ “di sản bị lu mờ” của ông Lê Duẩn.

Theo cái nhìn của ông, bà đại diện cho nhóm trung thành với ông Lê Duẩn “cảm thấy bất công vì bị đánh giá thấp sau những cống hiến của họ cho lịch sử Việt Nam hiện đại”.

Họ tin rằng Tướng Giáp “nhận được quá nhiều lời khen ngợi”.

Văn bản đang lưu truyền trên mạng cáo buộc ông Giáp từng “làm gián điệp cho thực dân Pháp” và đứng đầu “mạng lưới gián điệp” thân Liên Xô giữa những năm 1960.

Tiến sĩ Shawn McHale chỉ ra rằng “đây không phải lần đầu tiên có các cáo buộc ghê gớm với những đảng viên cộng sản hàng đầu”.

“Một ví dụ thú vị là Trần Văn Giàu, lãnh đạo cuộc nổi dậy tháng Tám 1945 ở miền Nam, cũng là nạn nhân của các cáo buộc tương tự.”

“Ông Giàu bị tố cáo hợp tác với Pháp để 'vượt ngục', và còn bị tố cáo là chỉ điểm người cộng sản Pháp cho cảnh sát Pháp.”

“Hay năm 1948, nhiều đảng viên bị cho là điều hành mạng lưới gián điệp trong vụ án H122.”

Việc chia Bộ Chính Trị làm hai nhóm cũng là một chi tiết lạ và thật khó tin; nếu không có thông tin thêm thì chi tiết này không nói lên điều gì cả.

Tiến sĩ Tường Vũ

Một nhà nghiên cứu khác, Tiến sĩ Tường Vũ, khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cũng nói các cáo buộc trong thư đã được đề cập trước đây.

“Hầu như tất cả những cáo buộc đối với tướng Giáp cũng như mâu thuẫn giữa ông ta và Lê Duẩn trong lá thư chỉ xác định thêm những điều đã được Huy Đức, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, v.v.. viết từ lâu.”

Theo tiến sĩ Tường Vũ, “duy nhất một thông tin mới chưa đâu có là việc tướng Giáp đến an toàn khu trước Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, nhưng dù việc này có thực cũng không đủ để nói tướng Giáp là hèn nhát.”

“Việc chia Bộ Chính Trị làm hai nhóm cũng là một chi tiết lạ và thật khó tin; nếu không có thông tin thêm thì chi tiết này không nói lên điều gì cả,” ông Tường Vũ nhận xét.

Giành di sản xưa

Vậy các nhà nghiên cứu sẽ dùng tài liệu này như thế nào?

Đây không phải lần đầu tiên có các cáo buộc ghê gớm với những đảng viên cộng sản hàng đầu.

Tiến sĩ Shawn McHale

Tiến sĩ Tường Vũ cho rằng lá thư “không có ích đối với người nghiên cứu vì không có thông tin gì mới”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Shawn McHale lại xem văn bản này thể hiện cuộc đấu tranh nội bộ “gay gắt” trong Đảng từ sau 1945.

“Đáng quan tâm khi một số mục tiêu, như Trần Văn Giàu, Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Minh Chính, hoặc xuất thân từ nguồn gốc ‘trí thức’ hoặc được xem là đối thủ ý thức hệ của Lê Duẩn.”

Nói như Tiến sĩ Shawn McHale, cuộc chiến giành di sản của quá khứ ở Việt Nam như thế “vẫn còn chưa kết thúc”./

++++++++++++++++++++++

Cập nhật: 17:01 GMT - thứ hai, 26 tháng 4, 2010

Thượng tướng Trần Văn Trà nói với ông Dương Văn Minh ("Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng đế quốc Mỹ”)

'Hòa giải dân tộc phải dần dần'

image059

Trung tướng Nguyễn Văn Thái nguyên là phó chính ủy sư đoàn bộ binh số bảy

Tại Việt Nam đang có nhiều hoạt động kỷ niệm ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam 30/04/1975.

Đúng 35 năm trước, chiến dịch Hồ Chí Minh của quân đội miền Bắc Việt Nam đã đi vào giai đoạn cuối, mà hồi kết là trận tấn công vào nội thành Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập và nội các Dương Văn Minh đầu hàng.

Đài BBC đã hỏi chuyện trung tướng Nguyễn Văn Thái, nguyên phó chính ủy sư đoàn bộ binh số bảy, quân đoàn bốn, một trong các quân đoàn tiến về Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975.

BBC: Vào những giờ phút đó, ông đang có mặt ở đâu, thưa ông?

Trung tướng Nguyễn Văn Thái: Ngày 30/04/1975, tôi ở mũi thọc sâu của sư đoàn bộ binh 7, quân đoàn 4, mà nhiệm vụ là chiếm Dinh Đ̣ôc lập.

Nhưng phải đánh qua sở chỉ huy vùng 3 chiến thuật Biên Hòa, mà xe tăng không đi qua được cầu ghềnh và chúng tôi phải đi vòng qua xa lộ, do vậy chúng tôi đến sau quân đoàn 2.

Tuy thế đến 4 giờ chiều ngày 30/04/1975, quân đoàn 2 đã bàn giao lại nhiệm vụ Dinh Độc lập cho Sư đoàn 7. Từ đó, chúng tôi làm nhiệm vụ quân quản trong bốn quận nội thành: quận 1, quận 2 cũ, quận 4 và quận Bình Thạnh.

BBC: Thưa ông, nay có đánh giá rằng vai trò của ông Dương Văn Minh (cựu tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào thời điểm 04/1975) trong những giây phút cuối cùng đã giúp giảm thiểu thương vong của cả hai bên. Ý kiến của ông ra sao về vấn đề này?

Trung tướng Nguyễn Văn Thái: Đúng là ông Dương Văn Minh là một người có đầu óc dân tộc. Ngay cả sau cuộc đảo chính ông Diệm năm 1963, ông Minh sau đó lên làm tổng thống, đã có ý muốn thương thuyết với chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam. Chính vì vậy, Mỹ đã lật ông Dương Văn Minh, thay bằng ông Nguyễn Khánh.

Trong khi gặp Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản, ông Minh cũng đã nói rõ ý đồ của mình, rằng ông sẵn sàng trao trả quyền lực.

Vì ý thức đúng đắn như vậy, nên thiệt hại đã được hạn chế.

Nhưng thực ra ban đầu, ông Dương Văn Minh cũng chưa có ý định như thế mà muốn có một chính phủ liên hiệp các thành phần.

BBC: Nói về tổn thất thì mất mát về người trong chiến dịch Hồ Chí Minh là bao nhiêu, thưa ông?

Trung tướng Nguyễn Văn Thái: Con số tổn thất trong chiến dịch Hồ Chí Minh được công bố hiện nay là 6.000 người hy sinh, không kể con số bị thương. Từ Xuân Lộc, Nước Trong, Cầu Bình Triệu, ngã tư Bảy Hiền... hướng nào cũng có thương vong.

Nhưng số người hy sinh nhiều nhất là ở Xuân Lộc (4.000 bộ đội), vì một bên quyết giữ và một bên quyết đánh. Người Mỹ đã nói: 'Mất Xuân Lộc mà mất Sài Gòn' nên đã có trận chiến thật dữ dội từ 09/04-21/04.

BBC: Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói về cuộc chiến, là khi nó kết thúc thì hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn. Thưa, ông nghĩ thế nào về ý tưởng hòa hợp, hòa giải dân tộc?

Trung tướng Nguyễn Văn Thái: Tôi cho rằng phải dần dần mọi người mới có ý thức về hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Ngay cả bản thân tôi, khi đã là cán bộ cao cấp rồi mà nghe Thượng tướng Trần Văn Trà nói với ông Dương Văn Minh ("Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng đế quốc Mỹ”), tôi vẫn băn khoăn thắc mắc.

Nhưng dần dần cái ý tưởng đó nó cũng thấm vào mình.

Lúc đầu nhìn vẫn coi bên mình, bên kia, là địch-ta, dần dần mới quen đi. Bây giờ thì thấy nó là đúng, đúng với tinh thần dân tộc chúng ta là 'yêu nước thương nòi'./

01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5168)
LITTLE SAIGON, California (NV) - “Cứ mỗi bàn thắng đội tuyển Mỹ sút tung lưới đối phương, mỗi khách hàng đến tiệm sẽ có một ly cà phê sữa đá Lee's Sandwiches hoàn toàn miễn phí,” đó là sự xác nhận của ông Giang Vũ, phụ trách tiếp thị của hệ thống Lee's Sandwiches, với nhật báo Người Việt, về chương trình “Free Regular Cup of Lee's Coffee for Each US Team's Score 'Goal,'” như một cử chỉ ủng hộ và đồng hành với đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ tại World Cup 2014.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5363)
Đó là ngày 7/9/2013, thị trưởng thành phố Madrid, bà Ana Botella có một bài diễn văn trước Ủy ban Olympic quốc tế. Khi đó, thủ đô của Tây Ban Nha đang tranh quyền đăng cai Olympic 2020 cùng với Tokyo (Nhật Bản) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
20 Tháng Ba 2014(Xem: 5708)
LTS: Sự kiện McDonald bắt đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam khiến các nhà kinh doanh ẩm thực Việt phải nhìn lại tiềm năng thị trường này.
13 Tháng Ba 2014(Xem: 5134)
Nói đến những tay trọc phú ngành địa ốc nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, thì không thể không nhắc tới tỷ phú họ Hứa có tên gốc là Hui Bon Hoa, hay còn được gọi là chú Hỏa. Cùng thời với chú Hỏa tại Sài Gòn còn ba bốn đại gia gốc Hoa giàu sụ, nhưng ít được nhắc tới. Bởi cuộc đời của họ bùng phát lên một thời rồi bỗng chốc lụi tàn, mà cũng ít người biết tại sao lại như vậy?
09 Tháng Ba 2014(Xem: 5295)
Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
06 Tháng Ba 2014(Xem: 5303)
Ông Ngô Văn Khánh làm phó Tổng thanh tra từ cuối 2011 Sau cựu Ủy viên Trung ương Trần Văn Truyền, Báo Người Cao Tuổi lại tiếp tục "nhắm vào" tài sản phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 5079)
Có lẽ không ai trong cộng đồng người Việt tại Washington DC lại chưa một lần ghé qua, hoặc chí ít là nghe nói tới "Chợ Vườn". Đây là nơi duy nhất trong khu vực mà người ta có thể tìm mua những loại rau củ, những tưởng không tồn tại trên đất Mỹ, như: rau muống, mướp, rau đay, rau sống...được trồng tại chỗ. Một điều thú vị nữa là chủ vườn lại là một người đàn ông Mỹ.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 4731)
Ban Tổ Chức Hội Tết Cộng Đồng Thư Cám Ơn Đồng Hương
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 4552)
Vẫn chuyện Viện Bảo Tàng Việt Nam San Jose xuống triển lãm tại Hội Tết quận Cam. Cũng chẳng riêng gì chúng tôi. Mỗi năm vào dịp Tết, miền Nam Cali kéo nhau Bắc tiến gọi là đi San Fran. Thực ra là đi San Jose.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13217)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 5216)
Ví dụ bạn đang sống trong một xã hội được điều hành bởi một thế hệ lãnh đạo già nua, thiển cận, độc tài, tham nhũng và bạo ngược. Bạn sẽ làm gì? Viết báo phản biện? Biểu tình? Hội thảo? Gởi kháng thư? Viết blog… vân vân…
24 Tháng Mười 2013(Xem: 4837)
Một đám diễu quan tài của sản phụ có hàng ngàn người dân theo dõi, diễu qua các tuyến phố ở một thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa, làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ trên quốc lộ, theo truyền thông Việt Nam. Trưa ngày thứ Bảy, 19/10/2013, tuyến quốc lộ 45 đoạn qua thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa của tỉnh thuộc miền bắc Việt Nam đã bị ách tắc nhiều cây số vì hàng nghìn người dân dùng ô tô chở quan tài một sản phụ bị tử vong ở bệnh viện huyện và diễu phố.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 6035)
Tôi xin đề cập bốn phim tiêu biểu diễn tả những phong tục kỳ quái, có phần tàn nhẫn, độc ác của vài nước Á đông cách đây trên dưới một thế kỷ. Những phim này đã đạt trình độ nghệ thuật quốc tế, quay trong thập niên 80 hoặc 90, được phát giải thưởng hoặc có nhiều người nồng nhiệt đón nhận.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 27188)
Ở Việt Nam, chẳng cứ người bình dân ít học, mà ngay người học thức đầy bồ, nếu thấy trên cổ, trên mặt, trên lưng, bắp vế, bắp tay, thậm chí cả khu “tam giác quỷ” của mình...
29 Tháng Năm 2013(Xem: 15661)
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.....
29 Tháng Năm 2013(Xem: 15090)
So với vùng Bảy Núi (Thất Sơn) thì núi Sam chỉ là ngọn đồi nhỏ (cao 310 m). Nhưng bù lại nó có một vị thế độc đáo cho phát triển du lịch với cụm thắng cảnh được xếp hạng như miếu Bà Chúa Xứ, Tây An cổ tự, lăng Thoại Ngọc Hầu… lại nằm cách không xa chợ thị xã Châu Đốc (An Giang).
16 Tháng Năm 2013(Xem: 6001)
“Thành phần thứ ba” là những người có thừa nhiệt huyết và dũng khí để đấu tranh quyết liệt chống những chính quyền của những xã hội dân chủ nhưng thiếu sự can đãm tối thiểu để bảo vệ một sự công bằng căn bản nhất dưới những chế độ độc tài. Và như thế, dù không chủ ý, “thành phần thứ ba” đã bắt một nhịp cầu cho các chế độ độc tài như cộng sản Việt Nam.
20 Tháng Tư 2013(Xem: 6032)
Nếu quả đúng như lời quảng cáo giới thiệu, thì trong tương lai BỆNH TIỀN LIỆT TUYẾN sẽ biến mất trên trái đất này ?