Việt Nam: Kiểm duyệt báo chí quốc ngữ trong thời kỳ Pháp thuộc

02 Tháng Mười Một 20178:09 CH(Xem: 6298)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI QUANH TA - THỨ  SÁU  03  NOV  2017


Việt Nam: Kiểm duyệt báo chí quốc ngữ trong thời kỳ Pháp thuộc


Thu Hằng


16/10/2017            


image046

Trụ sở tòa soạn báo l'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bên Hồ Gươm, Hà Nội.Flickr/Manhhai


Trong giai đoạn thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba vùng tách biệt : Nam Kỳ trở thành thuộc địa và theo luật lệ của Pháp ; Trung Kỳ và Bắc Kỳ nằm dưới chế độ bảo hộ, vẫn theo luật lệ của triều Nguyễn nhưng quyền hạn thật nằm trong tay chính phủ Đông Dương.


Tương tự, báo chí tại Việt Nam cũng bị tách thành hai chế độ riêng biệt. Tại Nam Kỳ, nơi được coi là cái nôi của nền báo chí Việt Nam, báo tiếng Pháp được hưởng quyền tự do báo chí như tại « Mẫu Quốc » theo luật ngày 29/07/1881. Bất kỳ người nào mang quốc tịch Pháp đều có thể ra báo mà không cần xin phép trước. Tuy nhiên, đối với báo chí quốc ngữ hay bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác tiếng Pháp phát hành trên Đông Dương, cần có giấy phép của chính phủ.


Sau giai đoạn « tập làm báo » dưới thời Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), báo chí Nam Kỳ bắt đầu đa dạng hơn với một số tờ chính luận của tư nhân phát hành bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, rồi dần lan rộng đến Bắc Kỳ sau Hòa ước Patenôtre 1884 với triều đình Huế công nhận quyền bảo hộ của Pháp.


Báo tiếng Pháp được tự do phát hành - Báo quốc ngữ phải xin phép


Cũng từ giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều vụ xung đột lợi ích giữa chính quyền và giới thực dân (colons), hoặc giữa các nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương. Báo chí trở thành công cụ tấn công, bảo vệ quyền lợi mỗi bên. Trong những năm 1880-1890, toàn quyền Đông Dương bị tờ Courrier d’Haiphong tấn công, còn đốc lý Hải Phòng là đối tượng chỉ trích của tờ Le Cancrelat - libre penseur. Nghiêm trọng hơn là một vụ tung « tin giả » của tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ), được nêu trong bức thư ngày 09/02/1889 (1) của toàn quyền Đông Dương Richaud gửi bộ trưởng Hàng Hải và Thuộc Địa Pháp :


« Nhà vua (Đồng Khánh) băng hà ngày 28/01/1889, lúc 8h30 tối và tin này được báo cho Toàn quyền qua điện tín sáng 29. Thế mà tờ L’Avenir du Tonkin đã dán trước cửa văn phòng hai tin nhanh như sau: « Huế, ngày 26/01/1889 - Hoàng đế An Nam bị đầu độc : người ta còn giữ hy vọng cứu được ngài» - « Huế, ngày 28/01/1889 - Hoàng đế An Nam đã băng hà » ».


Theo báo cáo của toàn quyền Đông Dương, lý do là chủ báo De Saint Mathurin bất bình vì chính quyền ngừng đặt mua và tài trợ tờ L’Avenir du Tonkin để chuẩn bị thành lập Công báo Đông Dương Journal officiel de l’Indochine.


Vẫn trong bức thư trên, toàn quyền Đông Dương Richaud nhấn mạnh : « Các cuộc tấn công dai dẳng và mãnh liệt (như của tờ Cancrelat) nhắm vào công chức đã hạ thấp nhân viên của chúng ta và gây tổn hại đến ảnh hưởng của Pháp tại một nước mà chúng ta vừa mới chỉ thiết lập được quyền lực… ».


Có lẽ những sự kiện này buộc chính quyền Đông Dương phải ban hành sắc lệnh ngày 04/10/1898 hạn chế một số quyền tự do báo chí và quy định nhiều hình phạt khác nhau, kể cả đối với báo bằng tiếng Pháp, công dân Pháp và dân địa phương, phạm các tội kích động dân địa phương nổi loạn, đăng tải, tuyên truyền tranh ảnh thiếu tôn trọng chính quyền Pháp tại Đông Dương...


Kể cả báo chí quốc ngữ Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, cũng trở thành đối tượng nhắm đến của sắc luật này, như trường hợp được nhà sử học Pháp Pierre Brocheux nhắc lại là vụ bắt giữ Gilbert Chiếu (Trần Chánh Chiếu), chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn của một người Pháp, vào tháng 10/1908 vì ông có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống chính quyền thuộc địa. Nhà sử học Pierre Brocheux đánh giá :


« Báo chí quốc ngữ phát triển từ báo thông tin thành báo chí chính luận và cũng nhanh chóng biến thành báo chí tuyên truyền, thậm chí còn đăng những lời yêu sách. Nhiều bài viết còn kêu gọi độc giả biểu tình, làm việc này hay việc kia, ký kiến nghị… Dĩ nhiên, hiện tượng này cũng nhanh chóng lan ra miền Bắc. Điều đáng nói là miền Bắc không phải là Nam Kỳ, có nghĩa là không phải là một thuộc địa, nên hệ thống kiểm duyệt, cảnh sát theo dõi rất chặt chẽ và trấn áp cũng rất nhanh, vì vậy, báo chí không phát triển rộng được như ở Nam Kỳ ».


Vẫn theo nhà sử học Brocheux, ở Nam Kỳ, nhiều người còn đặt mua được báo L’Humanité của đảng Cộng Sản Pháp và nhận được qua đường bưu điện.


« Người ta có thể thấy trong những tờ báo chính luận đầu tiên bằng chữ quốc ngữ một số bài viết dịch lại từ tờ L’Humanité. Đây là trường hợp của tờ Tiếng chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh. Sau đó còn có bản dịch của luật sư Phan Văn Trường về « Tuyên ngôn đảng Cộng Sản » và nhiều bài báo trên tờ L’Humanité. Chính vì thế, luật sư Phan Văn Trường bị bắt giam, dù ông có quốc tịch Pháp. Ông còn dịch « Lời kêu gọi Binh sĩ » (Appel aux soldats) đừng ra chiến trường, đừng sang các nước thuộc địa hoặc đào ngũ… ».


Điều này đã được làm và có thể làm ở Nam Kỳ, song kéo dài không lâu, vì chính quyền luôn tìm chứng cứ để đình bản hoặc tiến hành các vụ bắt giam. Ngay khoảng năm 1925, toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne, thuộc đảng Xã Hội, đã ban hành nhiều biện pháp chống lại báo chí Đông Dương. Sắc lệnh ngày 04/10/1927, còn được gọi là sắc lệnh Varenne, quy định lại chế độ báo chí ở các vùng bảo hộ của Pháp, áp đặt chế độ kiểm duyệt, đã bị bãi bỏ ở Pháp, đối với báo chí quốc ngữ.


Báo chí phát triển - Kiểm duyệt khắt khe


Tuy nhiên, cũng từ năm 1927, báo chí Bắc Kỳ phát triển vượt bậc nhờ một tầng lớp trí thức trẻ người Việt, công nghệ in báo được cải tiến… Từ 9 đầu báo vào năm 1927 tăng thành 27 vào đầu năm 1933. Nhà sử học Brocheux cho biết thêm :


« Tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ, báo chí được tự do phát triển hơn một chút dưới thời Mặt Trận Bình Dân tại Pháp (Front Populaire) vào năm 1936. Đây là thời kỳ nở rộ, người ta thấy xuất hiện rất nhiều « báo lá cải » theo cách gọi « feuille de chou » trong tiếng Pháp, có nghĩa là báo chỉ có một tờ in hai mặt, vì giai đoạn này có chút tự do hơn, luật pháp không bị áp dụng chặt chẽ đối với báo chí. Nhờ đó, rất nhiều báo cộng sản, hoặc những tờ ngả theo cánh tả, thậm chí là cực tả, xuất hiện trong giai đoạn 1936-1937, ví dụ như tờ La Lutte (Tranh đấu) ».


Chút tự do báo chí tại Đông Dương nhanh chóng bị hạn chế với một sắc lệnh mới 30/06/1935 và thực sự bị trấn áp từ năm 1939 khi Thế Chiến II sắp bùng nổ, đồng thời Mặt Trận Bình Dân Pháp bị tan rã. Tại Pháp, đảng Cộng Sản bị giải tán theo sắc lệnh ngày 26/09/1939. Nhà sử học Brocheux giải thích :


« Sắc lệnh này đặt đảng Cộng Sản Pháp ngoài vòng luật pháp, cũng như mọi đảng Cộng Sản hay chi nhánh của đảng này ở các xứ thuộc địa Pháp. Các báo cộng sản cũng bị cấm, như L’Humanité ở Pháp. Ở Việt Nam, chính quyền lục soát trụ sở tất cả các báo cộng sản, bắt giữ người theo Cộng Sản và đưa họ vào trại giám sát ».


Một lần nữa, người Việt bị tước quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, họ tìm cách lách luật bằng cách mượn tên của một người có quốc tịch Pháp để mở một tờ báo sau đó nhượng lại cho một người Việt khai thác, dễ như « thuê nhà mặt phố ». Tuy nhiên, các tờ báo quốc ngữ phải chịu kiểm duyệt trước. Bộ phận báo chí của chính quyền thuộc địa có quyền cắt hoặc xóa một khổ, một câu, thậm chí bỏ cả bài nếu nội dung đi ngược với lợi ích hoặc đe dọa chính quyền thuộc địa. Chính vì thế, từ năm 1940, độc giả không hề ngạc nhiên khi thấy nhiều chỗ bị bỏ trắng trong các nhật báo hoặc tạp chí (Tri Tân, Phong Hóa…) với hàng chữ « Kiểm duyệt bỏ ». Trong vòng ba năm, từ 1940-1943, 17 tờ báo bị rút giấy phép phát hành.


Nhà trí thức Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, từng biện minh cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Pháp tại Đông Dương, là « phòng ngừa tốt hơn là trấn áp. Chính xác hơn là nên ngăn chặn các bài viết có nguy cơ đẩy nhà văn đến các hậu quả đáng tiếc trước khi chúng được in. Chế độ báo chí, ngược lại, rất tự do đối với những gì được cho là thể hiện quan điểm và chỉ cấm những gì phạm pháp. Có nghĩa là, giấy cấp phép ra báo không phải là một trở ngại mà là sự bảo vệ cho những người liên quan » (2).
10 Tháng Tám 2015(Xem: 5624)
Trong một thông cáo báo chí, ông Lê Chiêu, Tổng Giám Đốc Lee’s Sandwiches cho biết vào Chủ Nhật cuối tuần này ngày 9 tháng 8 năm 2015, Lee's Sandwiches sẽ khai trương tiệm mới ở Đài Loan.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6711)
Tâm nguyện từ lúc Lee’s Sandwiches mở cửa hàng đầu tiên đến nay, chính là mong muốn mang hương vị quê hương đến với cộng đồng người Việt khắp nơi. Như lời ước hẹn, chúng tôi chính thức khai trương cửa hàng thứ 55 , cũng là cửa hàng đầu tiên tại khu thương mại sầm uất Eastport Plaza trên đường 82, thuộc East Portland Oregon, vào lúc 8g sáng ngày thứ bảy, 18 tháng 10 năm 2014.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 8103)
Những tin tức được truyền đi về an toàn thực phẩm chay, quả thực khiến người ăn chay hoang mang, lo sợ. Vì vậy quán cơm chay Zen cũng đã suy nghỉ rất nhiều về việc này, làm sao để có thể đưa đến thực khách những món ăn chay bổ dưỡng và an toàn . Thực ra từ khi khai Trương cho tới ngày hôm nay,những món ăn đựợc nấu ra từ bếp Zen cộng với mùi vị thơm ngon đựơc là do từ những gia vị có sẵn trong đời sống của dân tộc ta như: các loại rau thơm , các loại rau củ, các loại mùi vị Thiên nhiên , ví dụ như mùi vị để nấu cá thì dùng rong biển , để có có vị bún Huế ta dùng nhiều xả, rồi thì rau thì là , mùi rau Cần ta , riềng , gừng, ngũ vị Hương v..v..
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7351)
Westminster ( Cổ Ngưu )- - Tại nhà hàng Zen tối Chủ Nhật ngày 20 tháng 9 năm 2009. Nhà Báo Lý Kiến Trúc tổ chức buổi tiệc chay nhân dịp khai trương Nhà hàng Zen, Câu Lạc Bộ Văn Hóa và kỷ niệm 14 năm Tạp Chí Văn Hóa. Rất đông thân hữu và đồng hương đã đến tham dự chúc mừng.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7368)
Như chúng ta đã biết, tất cả con người cũng như các loài thú vật ở trên quả đất này, muốn sanh tồn thì phải ăn uống để nuôi dưỡng thân thể, bằng chứng là khi mới lọt lòng mẹ thì được nuôi bằng những dòng sữa của mẹ, trong khi đó những sanh vật không có vú, thì được cha mẹ chúng nó đi tìm kiếm mồi mang về đút cho các con.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6254)
Cứ mỗi lần Xuân đến là người Á Đông chúng ta theo phong tục tập quán, gia đình nào cũng chuẩn bị hoa thơm trái ngọt, cơm canh và các món ăn cổ truyền của từng dân tộc bay lên bàn thờ cúng kiếng mời Ông Bà Tổ Tiên về vui hưởng cùng con cháu. Trong ba ngày Tết, bao nhiêu là thức ăn mặn ê hề khiến chúng ta phát “ớn”, nhân đây Lynn Ngo viết một bài MÓN ĂN CHAY để cống hiến các phu nhân nội trợ cho gia đình nếm thử :