Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN chấm dứt hay tồn tại?

23 Tháng Hai 20202:19 CH(Xem: 9888)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 24 FEB 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN chấm dứt hay tồn tại?


* Hai mũi giáp công đánh GHPGVNTN từ trong ra ngoài.

* "Từ dấu hiệu "suy tàn" đến giờ phút "viên tịch" chấm dứt vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất."


image003image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA

24/2/2020


A - Vài nét về sự hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


Năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia cắt làm hai quốc gia, tại Bắc Việt, chính quyền VNDCCH do đảng cộng sản lãnh đạo đã thâu tóm các giáo phái, các vị trưởng lão tôn giáo, nhất là những cơ sở Phật giáo, Công giáo vào trong tay "quản lý".


Năm 1954, tại Nam Việt, trước đó vào năm 1951, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập có trụ sở Sài Gòn. Cuộc di cư vĩ đại từ miền Bắc vào miền Nam kéo theo các vị Sư và Phật tử gốc Bắc từ từ hòa nhập vào đời sống Phật giáo ở miền Nam, trong số các Sư miền Bắc xuất thân ở chùa Quán Sứ-Hà Nội, phải kể đến nhà sư Thích Tâm Châu, nhà sư Thích Minh Thông ...


Tại miền Nam, dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào (1).


Biến cố xẩy ra: "Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật Đản hai ngày gây bất mãn đặc biệt trong giới Phật tử ở Huế, được coi như trung tâm Phật giáo miền Trung VN".


Ngày 11/6/1963, tại Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Một cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 do Mỹ giật dây chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa do TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo, dẫn theo hai cái chết thê thảm của ông Diệm và ông Nhu.


Ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.


Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo tối cao các sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.


Điều hành giáo hội gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống, trụ sở sinh hoạt của Viện Tăng Thống là chùa Ấn Quang tại Sài Gòn, Sư Trí Quang hầu như thường trực làm việc ở đây.


Viện Hóa Đạo (điều hành) do Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo (1964-1967), phụ tá đắc lực là Đại đức Thích Thiện Minh, trụ sở sinh họat là Việt Nam Quốc Tự (hiện nay trên đường 3/2. (1).


Quan điểm chính trị của Viện Tăng Thống dưới sự điều hành nổi tiếng của Thượng tọa Thích Trí Quang (gọi là nhóm Ấn Quang) có đường lối chống lại sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam và chống cả chính phủ Việt Nam Cộng Hòa; ngược lại quan điểm chính trị của Viện Hóa Đạo dưới sự lãnh đạo của Thượng tọa Thích Tâm Châu (nhóm Việt Nam Quốc Tự), có tính trung hòa và nghiêng về nội các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt dưới thời Chủ tịch UBHPTU Nguyễn Cao Kỳ và Quốc trưởng Nguyễn Khánh (2).


Ngày 30/4/1975, sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu bỏ chạy trước đó mấy ngày sang Đài Loan, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, một cuộc di cư vĩ đại của dân Việt ra hải ngoại, một số cao tăng Phật giáo và Phật tử theo đó tan tác ra năm châu.


Từ từ dân Việt và Phật từ hội nhập vào đời sống dân cư và chính quyền địa phương sở tại, đời sống tâm linh đối với người Việt lưu vong biệt xứ rất quan trọng. Phật tử và các cơ sở Phật giáo Việt Nam mọc lên nhanh chóng, đặc biệt tại Hoa Kỳ dấy lên phong trào bùng phát Giáo hội phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN) dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Quảng Độ ở trong nước. Các tăng sĩ, cư sĩ Phật giáo hải ngoại một lòng chung tay hướng về đạo pháp ở quê hương .


Ngày 12-13 tháng 2 năm 1980 (Canh Thân), đảng CSVN huy động chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo khắp ba miền Bắc-Trung-Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh, quyết định thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam để tiến đến thống nhất Phật giáo Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc và đảng CSVN.


Trong Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Sảigon năm 1980, đại diện của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam chỉ được đọc bài tham luận trong số 9 đoàn đại biểu tham dự. Đây là dấu hiệu đầu tiên loại trừ dần dần GHPGVNTN.


Ngày 7 tháng 11 năm 1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau hội nghị này, một tổ tổ chức Phật giáo mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập. Điểm quan trọng trong Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ Hà Nội năm 1981 trong việc bổ hiệm nhân sự nhiệm kỳ 1981- 1987, là không có một tăng sĩ nào thuộc Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN) lọt vào danh sách nhân sự lãnh đạo của giáo hội mới là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận là Pháp chủ đầu tiên của GHPGVN (quốc doanh).


Trọng tâm của Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Sàigon năm 1980 và tại chùa Quán Sứ Hà Nội năm 1981 là gạt bỏ tích hiện thực, hợp pháp, chính danh của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo Ht Huyền Quang và Quảng Độ ra khỏi đời sống sinh hoạt Phật giáo ở miền Nam VN.


Từ năm 1982 trở đi, hầu hết các cơ sở Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) xây dựng ở miền Nam Việt Nam lần lượt bị cô lập và xóa sổ. 


Tháng 9 năm 1988, Thượng tọa Tuệ Sỹ và Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (cánh tay đắc lực của GHPGVNTN) bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.


Năm 1995, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam Hòa Thượng Thích Quảng Độ.


B- HT Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái


Tháng 8 năm 1995, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án HT Thích Quảng Độ và các thành viên Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật Thường, Trí Lực, 5 năm tù giam, 5 năm quản chế.


Ngày 02 tháng 9 năm 1998, Chủ tịch nước Việt Nam đặc xá, tha tù trước thời hạn cho HT Quảng Độ, nhưng "quản chế" thường trực ngài ở Thanh Minh Thiền Viện vốn là nơi cư trú cũ của HT Quảng Độ.


Ngày 27 tháng 8 năm 1999, HT Quảng Độ Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã chọn ông Võ Văn Ái ở Paris làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, và làm  trưởng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế. Sự kiện này là một công án lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn còn nằm trong bí mật. Vì sao có sự "truất phế" Thượng tọa Tuệ Sỹ, cánh tay phải của Ht Huyền Quang, vì sao Thượng tọa Tuệ Sỹ bị "tống xuất" ra khỏ chùa Già Lam, vì sao Thượng tọa Tuệ Sỹ âm thầm từ bỏ hoạt động của ông đối với GHPGVNTN để đi ngao du lãng tử, và vì sao  có sự "xâm nhập" nín sâu leo cao của ông Võ Văn Ái, một người đã có thời làm việc cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Paris.


Tuy nhiên, một chi tiết khi nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện Saigon tháng 5 năm năm 2014, khi hỏi về ông Võ Văn Ái, thầy Quảng Độ nói nếu có ai thay thế được ông Ái thì nói cho tôi biết. Câu nói nói này của thầy Quảng Độ tỏ ra  rất tin tưởng vào hoạt động của ông Võ Văn Ái.


Một số dư luận trong giới tăng sĩ, cư sĩ ở Hoa Kỳ dấy lên cho rằng ông Ái là "con sư tử trùng" cấy vào hàng ngũ GHPGVNTN, ông Ái đã tạo được ảnh hường rất mạnh đối với cá nhân HT Quảng Độ và làm rung chuyển hệ thống lãnh đạo GHPGVNTN tại Hoa Kỳ, thậm chí ông Ái đã tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng nội bộ trong hàng ngũ GHPGVNTN tại Hoa Kỳ, qua sự liên kết của ông với một số tăng sĩ Việt Nam cao cấp ở Mỹ; có thể nói đường lối hoạt động của ông Ái (tôn giáo song hành chính trị) đã dẫn dắt con đường "sinh tử" của GHPGVNTN ở trong nước lẫn hải ngoại. đi vào ngõ cụt.


Những hoạt động của ông Ái và GHPGVNTN trong suốt thời gian tính từ thời ông Võ Văn Ái ở Paris làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo đến nay (tính đến ngày HT Quảng Độ viên tịch Thứ Bảy, 22 Tháng Hai 2020 nhằm ngày 29 tháng Giêng âm lịch) hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn u tối. Tuy nhiên, về bề mặt, trong ý nghĩa nhất định, ông Ái và GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của HT Quảng Độ, đã chứng tỏ cho Phật tử và dư luận chính trị thế giới thấy rằng, GHPGVNTN là một tổ chức Phật giáo chính thống đứng lên đòi hỏi Tự do tôn giáo vả bảo vệ Dân quyền - Nhân quyền ở Việt Nam; về bề sâu, đường lối chiến lược của ông Võ Văn Ái từ từ dẫn GHPGVNTN đi vào con đường tận diệt. Từ đó người ta đâm ra hoài nghi nhân vật Võ Văn Ái thực tâm làm việc cho ai?


Một điểm rất "đặc sắc" của ông Võ Văn Ái là tạo ra được nhiều thành tích chính trị cho cá nhân Ht Quảng Độ, và tác giả bài viết xin sám hối khi viết ra câu này: "cái bã hư danh" đã lẫn vào bộ óc trái tim kiên cường của ngài. Một số ví dụ như:


- Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006.


- Giải Can Đảm vì Dân Chủ do Phong Trào Dân Chủ Thế Giới, giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini

 - Vận động đề cử Ht Quảng Độ là nhân vật dự giải Nobel Hòa Bình.


Cái tài năng của ông Võ Văn Ái (phụ tá đắc lực là bà Ỷ Lan) là huy động được làn sóng truyền thông báo chí Việt ngữ hải ngoại làm cơn sóng dữ ào ạt hướng về Ht Quảng Độ đang bị "quản chế bít bùng" ở căn phòng nhỏ tối tăm trong Thanh minh Thiền viện.


Cái tài năng thứ hai của ông Ái là không có ai ngoài ông Ái được làm việc trực tiếp với Ht Quảng Độ ngoài thông tin của ông Ái; ngược lại cũng không có ai tạo được sự tin tưởng của Ht Quảng Độ.


Từ năm 2018 - 2019, các áp lực vô hình phủ lên Ht Quảng Độ diễn ra ở Thanh minh Thiền viện, lúc này ngài đã 90 tuổi.


Ngày 22 tháng 02 năm 2020, Ht Quảng Độ viên tịch tại chùa Từ thay vì viên tịch tại Thanh minh Thiền viện Hiếu sau một thời gian "lưu vong".


Thiết nghĩ, câu hỏi của báo Văn Hóa Online-California đặt tựa cho bài viết hôm nay: Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN chấm dứt hay tồn tại? - xin mở ra ánh sáng các ngõ ngách đen tối một thời kỳ lịch sử cuối cùng của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Ht Huyền Quang và Ht Quảng Độ.


Trở lại với một thời điểm lịch sử trong quá khứ;


- Ngày 03 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng chính phủ CSVN Phan Văn Khải mời HT Thích Huyền Quang (Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN) từ Nguyên Thiều Quảng Ngãi ra Hà Nội chữa bệnh và họp với thủ tướng Khải để bàn về vấn đề thống nhất GHPGVNTN và GHPGVN làm một, nhưng dường như các điều kiện "thuận tâm thỏa ý" hai bên không thành.


Sự kiện cuộc họp riêng giữa thủ tướng Khải và HT Huyền Quang ngày 02/4/2003 là một công án lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn còn nằm trong bí mật, không có một cơ quan truyền thông hay thông tin nội bộ nào tiết lộ nội dung cuộc họp giữa thủ tướng Khải và Ht Huyền Quang.


image007

Ht Quảng Độ bắc loa tranh đấu cho Dân Oan.


- Ngày 17 tháng 5 năm 2014, nhà báo Lý Kiến Trúc có cơ duyên gặp được Ht Quảng Độ tại Thanh minh Thiền Viện và phỏng vấn Ngài hơn 1 tiếng. Hình ảnh này đăng đầy đủ trên www.nhatbaovanhoa.com


image009

Thanh minh Thiền viện, nơi "quản chế" Ht Quảng Độ tại Saigon không còn kín cổng cao tường nữa, nay đã mở rộng cửa "Thiền" đón Phật tử sau khi Ht Quảng Độ đã phải ra đi phiêu bạt nơi khác. Ảnh LKT 6/2019.


image011

Phút đầu tiên nhà báo Lý Kiến Trúc diện kiến Ht Quảng Độ trên căn gác nhò ở Thanh minh Thiền viện vào ngày 17/5/2014. Ảnh VH


image012

Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Ht Quảng Độ, trên bàn là "card visit" của nhà báo và máy thâu âm. Ảnh VH


image014

Chân dung cuối cùng cùa Ht Quảng Độ chụp năm 2019. Ảnh tư liệu của VH


- Từ năm 2015, chùa Liên Trì, cơ sở cuối cùng của GHPGVNTN tọa lạc ở Quận 2 Thủ Thiêm  và tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, nhà thờ Thủ Thiêm, liên tục phải đối mặt với sức ép di dời để nhường đất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.


- Ngày 08 tháng 9 năm 2016, chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền huy động hơn 500 giới chức công lực kéo đến đập nát. Hòa thượng Thích Không Tánh trả lời đài BBC về sự kiện này.


Ngày 13 tháng 5 năm 2018, báo Sài Gòn Giải Phóng, tường thuật Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân ghé thăm các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm, quận 2.


Khoảng cuối năm 2018, Ht Quảng Độ bị "trục" một cách êm thấm ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện.


C- Từ chùa Bảo Minh Bình Thạnh đến nhà Từ Đường Thái Bình đến chùa Từ Hiếu Quận 8 Saigon và chùa Liên Trì. (3)


image015

Chùa Bảo Minh 618/1, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.


image016

Chùa Từ Hiếu 59 Lô D Dương Bá Trạc, Đường Số 9, P.1, Quận 8, TP.HCM (4)

123

Vì sao CSVN công khai phá nát chùa Liên Trì  (Trụ trì Không Tánh đang ngồi giữa đống gạch  đổ nát), trong lúc Tu viện dòng Mến Thánh Giá, nhà thờ Thủ Thiêm vẫn còn nguyên? Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, Thủ Thiêm, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975. Nguồn Fb Pham Le Vuong (5)


Từ năm 2015, tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, nhà thờ Thủ Thiêm, cùng với chùa Liên Trì, liên tục phải đối mặt với sức ép di dời để nhường đất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Ngày 08 tháng 9 năm 2016, chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền huy động hơn 500 giới chức công lực kéo đến đập nát. Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì tại chùa Liên Trì nhập viện.


Ngày 13 tháng 5 năm 2018, báo Sài Gòn Giải Phóng, tường thuật Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân ghé thăm các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm, quận 2.


Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao CSVN công khai phá nát chùa Liên Trì  (hình trên, Trụ trì Không Tánh đang ngồi giữa đống gạch  đổ nát), trong lúc Tu viện dòng Mến Thánh Giá, nhà thờ Thủ Thiêm vẫn còn nguyên? Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, Thủ Thiêm, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975.


Giữa năm 2018, một nguồn tin từ vị cao tăng thân thiết của Văn Hóa cho biết, sau này Ht Quảng Độ tuổi càng cao, ở trong Thanh Minh Thiền Viện không có người hầu hạ giúp đỡ ngài, căn phòng nhỏ "quản chế" Thầy một hôm đã biến thành thư viện, hai vợ chồng là cháu của Ht Quảng Độ phải "di tản" Thầy về tạm trú ở chùa Bảo Minh, rồi ở đó mời Thầy đi Thái Bình thăm nhà Từ đường dòng họ ngài. Thật ra, thâm ý của các áp lực vô hình muốn "giải" ngài về nhà Từ đường ở Thái Bình an dưỡng, nhưng sau khi ngài ở Thái Bình độ một tháng, ngài muốn trở lại Sàigon, ngài nói ngài là nhà tu chỉ ở chùa chứ không ở nhà, nghe tin này Hòa Thượng Thích Nguyên Lý trụ trì chùa Từ Hiếu ở Q.  8Sài Gòn nói với người cháu ruột của HT Quảng Độ là bà Đặng Thị Thu Huyền, Pháp danh Diệu Thân rằng “Nếu Ôn Ngài muốn về lại Sài gòn thì tôi sẽ đưa xe ra tận nơi để thỉnh Ôn Ngài về chùa Từ Hiếu”.


Vị cao tăng thân thiết với Ht Quảng Độ (xin tạm dấu tên) cho Văn Hóa biết dạo vài năm sau này, Ht Quảng Độ nói rằng ngài gần như không màng đến công việc của GHPGVNTN nữa, phần lớn do tuổi già sức yếu và tỏ ra chán nản.


Vị cao tăng thân thiết của Văn Hóa cho biết thêm một số vấn đề liên quan đến vụ đền bù tiền tỉ chùa Liên Trì, vì sao chính quyền thẳng tay phá nát cùa Liên Trì, và nhân thân của Ht Không Tánh sau vụ chùa Liên Trì ra sao; trong lúc Tu viện dòng Mến Thánh Giá nhà thờ Thủ Thiêm ở gần kế bên chùa Liên Trì vẫn còn nguyên.


Vị cao tăng nói một trong các yếu tố họ muốn di dời Ht Quảng Độ ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện vì "lo" rằng lỡ khi HT Quảng Độ mất ở Thanh Minh TV thì sinh ra to chuyện, vì TMTV là trung tâm nhòm ngó của thế gới chính trị.


Tưởng cũng cần nói thêm, Ht Không Tánh sau khi chùa Liên Trì bị phá nát, ông đến tá túc ở chùa Giác Hoa Sàigòn; vào ngày 5 tháng 12 năm 2019, ông đã thay mặt Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn GHPGVNTN, thừa ủy nhiệm Viện Trưởng, ông là Phó Viện trưởng (Tỳ kheo Thích Không Tánh (ấn ký) lên tiếng về vụ án tử tù Hồ Duy Hải.


Ngày 22/02/2020, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viện tịch vào lúc 21 giờ 20 phút tại chùa Từ Hiếu.


image020

Bản “Cáo Bạch” của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý thông báo: Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/02/2020 (nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Canh Tý, Phật lịch 2563) tại Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi. Nguồn: chùa Từ Hiếu.


D- Hai mũi giáp công: đánh trong đánh ngoài báo hiệu dấu hiệu "suy tàn" đến giờ phút "viên tịch" chấm dứt vai trò GHPGTNVN


image022

Cú đánh ác liệt trong nước năm 1965 đối với GHPGVNTN; từ trái sang phải: HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại TAND TPHCM tháng 8 năm 1995. Ht Quảng Độ bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao, tiếp theo là bị quản chế chặt tại Thanh Minh Thiền Viện; cho đến năm 2018, HT Quảng Độ không còn căn phòng nhỏ ở tMTV để "quản chế" nữa mà phải mang tấm thân già phiêu bạt các nơi.


image024

Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Viện trưởng Viện hóa Đạo đầu tiên tại Hoa Kỳ, trực thuộc GHPGVNTN trong nước dưới sự lãnh đạo của HT Quảng Độ. Chánh pháp bổ nhiệm Ht Hộ Giác làm phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo tại hải ngoại là đòn phản công lớn đối với âm mưu triệt hạ GHPGVNTN, tuy nhiên, Ht Hộ Giác cuối cùngcũng không chịu nổi áp lực vô hình từ nhiều phía, phần vì tuổi già, ngài đành buông tay. Phía sau ngài là là Ht Chánh Lạc và Pháp sư Giác Đức trong buổi lễ tại chùa Diệu Pháp, Tp San Gabriel, nam Calif., của Thượng tọa Thích Viên Lý là viện chủ, Ht Chánh Lạc và Pháp sư Giác Đức cũng rơi vào "mê lộ". Ảnh LKT 2008

Khủng hoảng từ các vụ bắt đầu từ khi Văn phòng II Viện Hóa Đạo được hình thành với vị Viện trưởng đầu tiên là Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác được cử làm Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN tại Hoa Kỳ năm 2008, vụ "Nội ma Ngoại chướng! Nội trùng Siêu tăng thống xuất hiện", vụ "Giáo chỉ" bấn loạn 10,12,14, vụ  Văn phòng 2 Viện hóa Đạo, vụ cách chức Ht Viên Lý Chủ tịch VP II Viện Hóa Đạo hải ngoại, vụ đạo đức của  Ht Chánh Lạc Phó viện trưởng Viện Hóa Đạo, vụ Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, vụ Võ Văn Ái và các Thông bạch "ngụy" phát xuất từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris, vụ Võ Văn Ái và Thích Viên Lý, vụ chùa Phật Quang, vụ Tt Giác Đẳng tân Viện Trưởng Viện hóa Đạo rồi xin từ chức, vụ đăng bạ pháp lý Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN theo pháp lý của Hoa Kỳ, v,v... vụ Ht Quảng Độ từ chức rồi lại tái nhiệm, vụ ra mắt bao nhiêu lần THƠ TÙ của HT Quảng Độ thu hoặch hàng trăm ngàn đô la, v.v...

 

Nói chung, đó là một thời kỳ khủng hoảng của GHPFVNTN từ trong nước dẫn đến các hoạt động "khác thường" về GHPGVNTN tại hải ngoại; tuy nhiên, phải chú ý đến tất cả các vụ khủng hoảng Phật giáo ở hải ngoại đều không thoát khỏi cặp mắt của "sư tử trùng", con cáo già Paris, phần lớn đã vận dụng được sự "sôi nổi" của hệ thống báo chí (ngây thơ vô số tội) tại Hoa Kỳ, và từ từ "him" đã dẫn dắt GHPGVNTN rơi vào chiến lược "Từ dấu hiệu "suy tàn" đến giờ phút "viên tịch" chấm dứt vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất."


12

Từ trái: Gs Võ Văn Ái; Ht Thích Hộ Giác, Ht Thích Chánh Lạc, Pháp sư Giác Đức; Thượng tọa Thích Viên Lý; Thượng tọa Thích Giác Đẳng. Ảnh LKT


*Chú thích: gõ vào mục tìm kiếm các chữ: Giáo chỉ, Phật giáo, Thích Quảng Độ, Võ Văn Ái, chùa Phật Quang, chùa Liên Trì, v.v... thư mục báo Văn Hóa Online sẽ thị hiện tất cả hồ sơ liên quan.


Lý Kiế n Trúc


California 23/2/2020


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Chú thích:


(1) theo Nguyễn Văn Huy BBC 9/9/2013.


(2) wikipedia:  Vấn đề chia rẽ giữ Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự. Trong cuốn Bạch Thư Về Vấn đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự của Hoà Thượng Thích Tâm Châu đề ngày 31-12-1993[5], ông đã giải thích lý do tại sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 75 đã chia thành 2 khối, Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí QuangĐại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo)[6] và Khối Việt Nam Quốc Tự hay còn gọi là khối viện hóa đạo của ông[7]:


  • Phe tranh đấu Thích Trí Quang đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân tộc do ông Vũ Văn Mẫu lãnh đạo. Vì thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Huyền Quang không tán thành phong trào này, nên phe Ấn Quang đã tung ra một chiến dịch bôi bẩn hai vị này.
  • Những hoạt động thân cộng sản khác của phe Ấn Quang đã không được khối còn lại tán đồng như việc 500 tăng ni khối này ra chào đón quân đội Cộng sản vào Sài Gòn; việc tổ chức ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh vào ngày 19.5.1975 tại chùa Ấn Quang; trong hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc, một thượng tọa khối Ấn Quang đã kể công khối mình, đả kích nha tuyên úy phật giáo, cùng khối Việt Nam Quốc Tự.
  • Những năm 1980, 81, thượng tọa Thích Trí Thủ và các vị lãnh đạo khối Ấn Quang tích cực thành lập và tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Đức Nhuận, Thích Quảng Độ và một số thượng tọa khác không tán thành đã bị bắt trước đó, Thích Thiện Minh đã phải chết ở trong tù.

Hòa thượng Tâm Châu mất tại chùa Từ Quang, Montréal, tỉnh bang Québec, Canada, tại thế 95 tuổi.[


(3)


Bản Tường Trình của bà Đặng Thị Thu Huyền, Pháp danh Diệu Thân , 55 tuổi là cháu ruột của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ


28/08/2019


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
BẢN TƯỜNG TRÌNH


image022


Sài gòn, ngày 22 tháng 11 năm2018


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 


Con là Đặng Thị Thu Huyền, Pháp danh : Diệu Thân , 55 tuổi. Con là cháu ruột của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ; con xin tường trình sự việc đưa Hòa Thượng từ Hải phòng vào lại Tp. Hồ Chí Minh, như sau:
 
Ngày 12/11/2018 con từ Sài gòn ra Thái Bình thăm Hòa Thượng và dự định ở lại lâu dài để hầu Ngài. Nhưng từ hôm đó ngày nào Ngài cũng bảo con đưa Ngài về lại Sài gòn, điều này mọi người đều biết. 
 
Sáng ngày 17/11/2018, Thầy Hải Tạng ở Quảng Trị ra thăm Ngài. Nhóm phật tử từ Nam Định qua thỉnh Ngài đi chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và chùa Hào Quang ở Hải Phòng. Ngài nói với Thầy Hải Tạng: “Thầy cho tôi đi nhờ về Quảng Trị để về lại Sài gòn vì ở đây tôi rất bất an”. Thầy Hải Tạng ngạc nhiên hỏi ý anh trai con là Đặng Phúc Định thì anh con nói là nhóm phật tử Nam Định đang chờ đưa Ngài đi chùa vì có Hòa Thượng chùa Quỳnh Lâm thỉnh Ngài từ hôm trước. Thế là Thầy Hải Tạng đồng ý mời Ngài lên xe để đi cùng đoàn ra Quảng Ninh rồi sau đó Thầy mới đi công việc riêng. Khi con từ chợ trở về nhà thì xe Thầy Hải Tạng đã chở Ngài ra khỏi nhà khoảng 300m. Con bất ngờ phải lên xe 15 chỗ của nhóm Phật tử Nam Định để chạy theo xe chở Ngài đi Quảng Ninh. Đến chùa Quỳnh Lâm dùng cơm trưa xong thì Ngài bảo con thuê xe cho Ngài đi riêng không muốn đi chung với nhóm Phật tử Nam Định vì lúc đó Thầy Hải Tạng phải tách đoàn để đi công việc riêng. Con nhờ Thầy trụ trì gọi xe 7 chỗ để Ngài nằm cho đỡ mệt và đi tiếp về chùa Hào Quang ở Hải Phòng. Tối đến Ngài rất mệt và xin nghỉ lại ở chùa Hào Quang nhưng thầy Thanh Nghiêm nói con nên đưa Ngài về nhà em con nghỉ để có phòng ốc tiện nghi đàng hoàng cho Ngài. 
 
Chiều hôm đó con yêu cầu cháu con cho xe ra Hải Phòng để đón Ngài nhưng Ngài nhất định không chịu về Thái Bình mà yêu cầu con đưa Ngài về Sài gòn. Sáng hôm sau con thuê xe đưa Ngài đi Hà nội dự định sẽ mua vé tàu hỏa để đưa Ngài về Sài gòn theo đúng ý chỉ của Ngài. Trên đường đi con gọi điện thỉnh ý Hòa Thượng Thích Nguyên Lý trụ trì chùa Từ Hiếu ở Sài Gòn. Hòa Thượng Nguyên Lý bảo con rằng: “Nếu Ôn Ngài muốn về lại Sài gòn thì tôi sẽ đưa xe ra tận nơi để thỉnh Ôn Ngài về chùa Từ Hiếu”. Và để đảm bảo sức khỏe cho Ngài, Hòa Thượng Nguyên Lý bảo con thuê xe đưa Ngài đi vào hướng Nam , còn Thầy cho xe chạy từ Nam ra bắc. Con thuê xe , trên đường đi chỉ có một mình con với Ngài nên có đôi lúc tâm con cũng bất an, nên đành phạm giới vọng ngữ nói với mọi người rằng con đưa Ngài đi nghỉ dưỡng ở Dalat Lâm đồng một thời gian nhằm đánh lạc hướng đề phòng những bất trắc có thể xảy ra cho Ngài. (Điều này con xin thành tâm sám hối).
 
Riêng con, những ngày qua ở bên Ngài ,con đã hết lòng phụng dưỡng Ngài chu đáo về cả thể chất lẫn tinh thần. Con xin tri ân sâu sắc mọi sự yểm trợ, nâng đỡ của Quý Thầy Cô và phật tử những nơi Ngài tới . Chúng con hiểu sinh mệnh, sức khỏe và tinh thần an ổn của Ngài là trên hết. 
Con được biết mấy ngày nay đã có những bài viết về Ngài đưa ra cả thế giới nhưng thông tin sai lệch do suy diễn theo chủ nghĩa cá nhân, thậm chí có những thông tin gây nghi ngờ, mất đoàn kết (như thông báo khẩn của ông Lê Công Cầu). 
 
Hôm nay, khi Ngài đã được an yên, trước sự chứng minh của Phật tâm con và Chư Phật mười phương, con xin tường trình sự việc cụ thể chi tiết và hoàn toàn là sự thật trước là để tri ân Tam Bảo, sau là để quý Ngài yên tâm và đặc biệt là để xóa bỏ mọi dị biệt sai lầm hay đính chính những thông tin không chính xác về Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ.



NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ TÁT MAHATAT.


(4)


Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đang bị đe dọa ‘áp giải’ về Thái Bình?


image023

Một nguồn tin cho biết, trong những ngày tới đây, nhân dịp có một phái đoàn chư tăng của chùa Vĩnh Nghiêm đến thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ, sẽ có một vài nhân vật dân sự tháp tùng, và họ sẽ tìm mọi cách để ép đưa ngài Thích Quảng Độ về lại Thái Bình như một hình thức ‘an trí’ thời Pháp thuộc.
 
Kể từ khi Đức Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất rời quê nhà Thái Bình để về lại Sài Gòn vào cuối năm 2018, đến nay đã có ít nhất ba lần, vị Hòa thượng 91 tuổi này đã bị đe dọa ‘áp giải’ về lại Thái Bình.


Chuẩn bị lần thứ tư đe dọa ‘áp giải’?


Phật tử Diệu Thường kể rằng sau khi cô cháu gái của Đức Tăng thống đưa Ngài từ Thái Bình về lại Sài Gòn theo ý chỉ của Ngài, và chọn chùa Từ Hiếu ở quận 8 là nơi gửi trọn phần đời còn lại, thì cách đây hơn một tháng, ông Định – người cháu gọi Ngài theo thứ bậc dòng tộc là 'chú', đã đến tận chùa Từ Hiếu dự tính dùng vũ lực để ép Đức Tăng Thống về lại Thái Bình.


Sau khi nghe Phật tử Diệu Thường thuật lại câu chuyện, Hòa thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu đã hỏi ý Đức Tăng Thống: “Ông Định, cháu của Ngài muốn đưa Ôn Ngài về lại Thái Bình, Ôn Ngài nghĩ sao?”. Ngài nói: “Tôi đã phải rời bỏ Thái Bình về đây vì ở đó tôi rất bất an, không sống nổi, giờ còn về lại đó làm gì? Đó là nhà của anh chị tôi năm xưa. Tôi là người tu thì phải ở chùa chứ sao lại ở nhà”.


image025
Đức Tăng thống ( X), Hòa thượng Thích Nguyên Lý (XX) cùng một số chư tăng chùa Từ Hiếu, mồng 1 Tết Kỷ Hợi.


Vài hôm sau đó, trong lễ tang vị Hòa thượng trụ trì Thiền viện Thanh Minh, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, ông Định cùng 'nhóm người nào đó' tìm mọi cách để buộc Đức Tăng Thống rời chùa Từ Hiếu, bằng việc cho người đến cung thỉnh Đức Tăng Thống về Thiền viện Thanh Minh để làm chủ các nghi thức tang lễ, gọi là Trưởng ban lễ tang. Sau đó nhân cớ này sẽ tiếp tục đưa ngài về lại Thái Bình.


Hòa thượng Thích Nguyên Lý nói rằng đó là buổi trưa ngày 18-01-2019, khi thỉnh Ôn Ngài đi viếng Hòa thượng Thanh Minh, Ngài bảo: “Tôi đã vào thăm Hòa thượng Thanh Minh trong bệnh viện Pháp Việt rồi, giờ tôi yếu không muốn đến chỗ đông người, tình nghĩa giữa chúng tôi như vậy là đã trọn vẹn lắm rồi”.


Hòa thượng Thích Nguyên Lý kể về lần đe dọa thứ ba: “Chiều 18-01-2019, vợ chồng ông Định đến chùa xin gặp Ôn Ngài để mời Ngài về nhà đám giỗ bà nội. Tôi có kể lại việc hôm 17-01-2019 (12 tháng chạp) có thưa với Ôn Ngài về ngày giỗ của thân mẫu Ôn. Ngài nói: “Mẹ tôi qua đời đã lâu rồi, vả lại sau 49 ngày là mẹ tôi đã về cảnh giới của bà; đến ngày giỗ mẹ, tôi chỉ tưởng niệm trong tâm. Thầy chỉ cần hoa quả xôi chè tưởng niệm ngày mất của mẹ tôi là đủ. Còn ở gia đình các cháu muốn làm gì thì cứ tùy ý mà làm, sao cho thanh tịnh và đơn giản, cốt là tưởng nhớ ân đức của tổ tiên ông bà…”.


Tôi không cho ông Định gặp Ôn Ngài, vì các lý do sau: thứ nhứt, ngày 11-01-2019, khi ông tới chùa , trước mặt Hòa thượng Quảng Độ và tôi, ông đã nhào tới đòi đánh cô Diệu Thân là người chăm sóc Ôn Ngài, khi cô ấy không muốn rời khỏi phòng khách. Cô Thiên Hương phải ra tay ngăn cản.


Thứ hai, ngày 16-01-2019, khi tôi đang làm từ thiện ở Phú Yên, ông Định đã dẫn đoàn 7 người đến chùa Từ Hiếu mượn cớ thỉnh Ôn Ngài về Thanh Minh Thiền Viện thắp nhang cho Hòa thượng Thanh Minh, nhưng thực ra là sau đó ông áp giải Ôn Ngài về lại miền Bắc. Âm mưu này đã được một Phật tử cho hay trước khi phái đoàn của ông Định đến chùa Từ Hiếu. Vì vậy các Thầy trong chùa đóng cửa phòng Ôn Ngài theo lệnh của tôi điện về, không cho phái đoàn tiếp xúc Ôn Ngài. Ông Định đã đập phá cửa phòng ngay cầu thang phòng Ngài ở làm cho Ôn Ngài hốt hoảng bất an suốt ngày hôm đó.


Thứ ba, ông Định đã gọi điện cho em gái ở Thái Bình tuyên bố sẽ “chém chết cô Diệu Thân rồi chấp nhận vô tù”.


Vì ba lý do trên, từ nay tôi không cho ông gặp Ôn Ngài. Sau đó, ông Định bước ra sân la lối và dọa sẽ kiện thầy Nguyên Lý ra tòa”.


Một nguồn tin được xác nhận, vào tối ngày rằm tháng Giêng Kỷ Hợi, từ Thái Bình, ông Định đã quay trở lại Sài Gòn với toan tính sẽ cùng đoàn chư tăng chùa Vĩnh Nghiêm đến thỉnh an Đức Tăng thống trong vài ngày tới. Liệu đây sẽ là lần đe dọa thứ tư cho ‘áp giải’ Đức Tăng thống về lại Thái Bình?


Hòa thượng Thích Quảng Độ: biểu tượng của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


Với nhiều người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo. Sau tháng 4 năm 1975, Hòa thượng được chính quyền Hà Nội xem là một nhân vật bất đồng chính kiến cần phải cô lập. Ngài đã trải qua nhiều năm tháng tù đày, sách nhiễu.


Ngài nhiều lần được chính giới quốc tế đề cử giải Nobel Hòa Bình vì đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hoà bình, nhân quyền, dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006. Cùng năm, Ngài được nhận giải Can Đảm vì Dân Chủ do Phong Trào Dân Chủ Thế Giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài từng lãnh giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với  Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn Văn Lý.


Năm 1995, Ngài bị bắt giam và bị phạt 5 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ngài được trả tự do năm 1998 và đến tá túc tại Thanh Minh Thiền viện, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, trong tình trạng bị quản thúc dài hạn. Giữa tháng chín năm ngoái, Ngài bị buộc phải hồi hương quê nhà Thái Bình, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, Ngài đã quay lại Sài Gòn.


Hòa thượng Thích Quảng Độ từng là giảng sư đại học, một nhà văn, một dịch giả với một kho tác phẩm rất đáng kính nể: Kinh Mục Liên Sám Pháp; Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân; Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962 (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân); Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962 (truyện); Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964; Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận; Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận; Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập); Phật Quang Đại Từ điển (9 tập); Chiến tranh và bất bạo động; Thơ trong tù (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ); Thơ lưu đày (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)…


(5)


Chùa Liên Trì sẽ đi về đâu?


27 Tháng Bảy 201612:54 SA(Xem: 10820)


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 27  JULY 2016


Chùa Liên Trì trước tin bị cưỡng chế


27 Tháng Sáu 2016 12:26 SA(Xem: 253)


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 27  JUNE 2016


Chùa Liên Trì trước tin bị cưỡng chế


image018

Image copyright Fb Pham Le Vuong Cac Image caption Chùa Liên Trì nằm tại phường An Khánh, quận 2


Hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh sau khi có tin 'nơi này bị chính quyền cưỡng chế' hôm 23/6/2016.


Tuy nhiên cho tới giờ phút này, việc cưỡng chế giải tỏa dường như chưa được thực hiện.


Hội đồng Liên Tôn Việt Nam từ nhiều tổ chức tôn giáo ra thông cáo vào thứ Năm 23/6 đánh giá rằng "do áp lực của công luận của quốc tế", nhà chức trách đã "tạm thời chưa thực hiện chờ cơ hội thuận tiện".


Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975, giáo hội không được chính phủ thừa nhận.


Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, được cho là nhân vật bất đồng chính kiến. Năm 1995, ông cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ bị Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt mỗi người 5 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.


Trước đó Hội đồng Liên Tôn đã phát đi thông báo khẩn về việc chùa Liên Trì có khả năng bị cưỡng chế giải tỏa ngày 23/6.


“Việc giải tỏa Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền đã có dự tính từ lâu nhằm triệt hạ những cơ sở tôn giáo độc lập không chịu nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền”, thông báo viết.


‘Làm từ thiện ngoài luồng’


Hôm 22/6/2016, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Ngay lúc tôi đang nói chuyện điện thoại thì ngoài cổng chùa đang có 3, 4 công an canh gác. Từ mấy năm nay, chính quyền tìm mọi cách cô lập và ngăn cản Phật tử đến chùa và họ nói đây là chùa ‘phản động’.


“Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”.

image026

Image copyright FB Nguyen Thien Nhan Image caption Các nhà hoạt động, Phật tử tại chùa Liên Trì hôm 23/6


“Phía công an nói là không thích những việc này và nhiều lần đề nghị nhà chùa không tiếp tục làm. Tuy vậy, chúng tôi thấy đây là những việc nhân đạo, ích lợi cho xã hội nên không thể không ủng hộ”.


“Trong các cuộc họp trước, chính quyền đã đề nghị bồi thường đến 6 tỷ đồng để di dời chùa đến một mảnh đất hẻo lánh giáp ranh tỉnh Đồng Nai”.


Nhưng nhà chùa có phản hồi là bồi thường 100 tỷ cũng không chuyển đi, vì chúng tôi muốn duy trì một cơ sở tôn giáo đã tồn tại trên 70 năm ở mảnh đất và tiếp tục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong khu vực”.


Hôm 23/6/2016, BBC liên hệ Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm để hỏi thêm thông tin nhưng người trực tổng đài báo “lãnh đạo đang họp với bên Thành ủy”.


Trong khi đó, điện thoại của Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 thường xuyên trong tình trạng bận máy.


Hôm 22/6, BBC gọi cho ông Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 2 nhưng ông nói ngắn gọn: “Tôi không trả lời vấn đề này” rồi cúp máy.


Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này. (BBC)
02 Tháng Mười 2022(Xem: 3562)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3572)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2