VN: 'Đảng Cộng sản tồn tại nhờ điều chỉnh và thay đổi'

11 Tháng Hai 20207:17 SA(Xem: 8181)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG B - THỨ  BA 11 FEB 2020


VN: 'Đảng Cộng sản tồn tại nhờ điều chỉnh và thay đổi'


Giáo sư Benedict J. Tria Kerkvliet Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Úc


BBC 7/2/ 2020

image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tiếp Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo tại Hà Nội hôm 08/07/2018


Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa mừng kỷ niệm 90 năm thành lập tháng này, đã tồn tại lâu hơn nhiều người tưởng, đặc biệt là với các đối thủ trong 30 năm chiến tranh của Việt Nam (1945-1975).


Gần đây hơn, khi các chính thể cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ cuối 1980-đầu 1990, nhiều nhà bình luận và phân tích dự kiến các chính thể cộng sản còn lại, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng sẽ sớm tan rã.


Một lý do quan trọng vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phát triển là vì giới chức đã thường điều chỉnh, thậm chí thay đổi về căn bản, các chính sách lớn khi gặp kháng cự của công dân trong nước. Một lý do quan trọng nữa là giới chức thường xuyên đối phó với chỉ trích chỉ trích của người dân qua những cách tinh tế và khéo léo.


Đảng Cộng sản hiện vẫn là đảng chính trị được phép hoạt động duy nhất tại Việt Nam.


Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đề ra các ưu tiên quốc gia. Thủ tướng và các quan chức đều là đảng viên cao cấp của Đảng. Mỗi năm năm, lại có bầu cử Quốc hội để có các đại biểu đại diện các khu vực bầu cử. Đa số khu vực bầu cử có số ứng cử viên nhiều hơn số ghế, để cử tri có một ít lựa chọn xét về cá nhân chứ không phải các đảng phái. Hầu hết người được ứng cử là đảng viên cộng sản, và kết quả là đa số đại biểu quốc hội cũng thế. Các thủ tục tương tự cũng áp dụng để bầu ra viên chức ở các cấp của chính quyền.


Nhưng mặc dù có tính liên tục như vậy, đời sống chính trị Việt Nam đã thay đổi nhiều. Một nguyên do lớn là các lãnh đạo cộng sản đã xoay gần 180 độ khỏi định hướng lãnh đạo quốc gia hồi thập niên 1980. Và một lý do vì sao lãnh đạo thay đổi đường lối là vì nông dân, công nhân, doanh nhân, giáo viên, trí thức và những người khác đã chống lại đường lối đó. Từ từ các hành động phi tổ chức, không có hợp tác của họ vẫn khiến giới chức uốn nắn cách làm. Kết quả là từ đầu thập niên 1990, kinh tế chính trị đất nước đã được làm lại: thị trường thay thế hệ thống kinh tế do nhà nước chỉ đạo; nông nghiệp gia đình thay thế nông nghiệp tập thể hóa; và các doanh nghiệp nhà nước không còn thống trị sản xuất và dịch vụ, mà phần lớn hiện do doanh nghiệp tư nhân trong nước và công ty nước ngoài làm.


Thay đổi đó làm tăng sức mạnh công dân. Sự can thiệp của nhà nước vào đời sống công dân Việt Nam đã giảm đáng kể. Ví dụ, hồi thập niên 1970-1980, chính quyền rất hạn chế đi lại, người dân hầu như không có tự do lập hội, giao du bên ngoài các hoạt động và tổ chức được nhà nước cho phép, hầu hết cư dân đô thị sống trong nhà tập thể, và công dân hầu như không được tiếp xúc với thông tin, ấn phẩm ngoài những gì do nhà nước cung cấp.


Ngày nay, công dân Việt Nam đi lại dễ dàng, sống trong nhà riêng. Họ cũng thành lập các nhóm, câu lạc bộ, tổ chức quanh nhu cầu như y tế, môi trường, tôn giáo, thể thao, thương mại, khoa học, giáo dục, chính trị - mà thường ít bị giới chức can thiệp. Một số tổ chức dân sự đăng ký với các cơ quan chính quyền, nhiều tổ chức thì không.


Các tổ chức chính phủ và của đảng vẫn hoạt động nhưng không còn độc quyền đời sống hội đoàn ở trong nước.


Các nguồn tin tức, thông tin cũng đa dạng hóa. Báo, đài, tivi, ấn phẩm nhà nước vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng chúng cũng đông hơn về số lượng, và nội dung, hình thức, và nguồn ngân sách đã mở rộng rất nhiều. Truyền thông bên ngoài kiểm soát nhà nước đã chuyển hóa từ chẳng có gì hồi thập niên 1970-80 mà nay thì vô số. Nhiều người Việt ngày nay dễ dàng tiếp cận radio, truyền hình quốc tế, và đọc - thường qua mạng - báo chí, ấn phẩm toàn cầu.


Truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, đã vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Công dân ở Việt Nam cũng sử dụng và tạo ra các bản tin, tạp chí, blog, trang web với nội dung mang tính cá nhân mà cũng có thể rất chính trị.


Dư luận trở nên quan trọng


image008

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Dư luận xã hội đã trở nên quan trọng trong thời đại của truyền thông mạng xã hội và mang internet phát triển, theo nhà nghiên cứu


Một thay đổi to lớn khác là sự phê phán chính trị của dư luận đã trở thành yếu tố quan trọng trong không gian chính trị Việt Nam. Cho tới đầu thập niên 1990, bất mãn về kinh tế, nhà cửa, giáo dục, việc làm, đất đai, quan chức, chính sách nhà nước và hầu hết các vấn đề chính trị, ít khi được nói ra công khai. Nó chỉ được nói trong gia đình, bạn bè, hành động lén lút, vì sợ người phê phán có thể bị trừng phạt, thậm chí đi tù. Kiểu chống đối, bất mãn như thế ngày nay vẫn phổ biến. Nhưng ngoài ra, từ giữa thập niên 1990, người dân Việt Nam đã nói ra công khai theo nhiều cách, về nhiều vấn đề chính trị. Ví dụ, công nhân đình công để đòi tăng lương, cải thiện điều kiện sống; dân làng biểu tình, đòi hỏi chống tham nhũng, lấy đất. Người dân phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam và việc giới chức có vẻ miễn cưỡng nói về vấn đề này. Người bất đồng chính kiến phê phán cả chính thể và đòi dân chủ hóa.


Phản ứng của chính quyền trước sự chỉ trích dĩ nhiên có cả đàn áp tàn nhẫn. Nhưng ngoài ra còn có sự nể nang, dung thứ bất mãn, và thậm chí là trả lời. Thật sự, một lý do quan trọng vì sao phê phán chính trị trong dân chúng đã gia tăng là vì chính quyền không thể, và cũng phần nào không muốn, đàn áp. Lý do thứ hai là người dân Việt Nam, ở mọi khu vực và nhiều nơi, đã thúc đẩy, đôi khi rất tích cực, để mở rộng không gian được nói về nhiều vấn đề.


Ngoài ra, giới chức thường xem trọng tư tưởng nhà nước "của dân, do dân, vì dân", chứ không đơn thuần là khẩu hiệu


Sự phê phán chính trị công khai mở rộng vì người dân không vui, bất mãn và rất muốn được lắng nghe. Và do hệ quả của kinh tế thị trường và công nghệ liên lạc mới, họ có cơ hội, phương tiện để tổ chức và bày tỏ đòi hỏi. Sự phát triển của mobile phone, Internet là vô cùng quan trọng để giúp người Việt nói ra, không chỉ là thỉnh thoảng hay chỉ để huy động đám đông một lúc, mà còn để biện luận và giải thích đòi hỏi trong suốt nhiều tháng, nhiều năm. Dù là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ, nông thôn hay thành thị, tất cả đều có thể có phương tiện sẵn sàng và rẻ tiền - điện thoại, blog, website, hình ảnh, video - để bày tỏ bức xúc, thông báo biểu tình, gửi kiến nghị, thư ngỏ, khiếu nại để bày tỏ quan ngại của mình.


Ở mức độ đáng kể, giới chức cộng sản đã để cho dân nói, hoặc không thể ngăn họ nói. Tổ chức chiến dịch đồng loạt, hung hăng để ngừng chỉ trích thì sẽ tạo ra rủi ro có khủng hoảng kinh tế chính trị mà gần như chắc chắn sẽ mở ra thêm bất mãn và thách thức cho sự cai trị của Đảng.


Ngoài ra, giới chức thường xem trọng tư tưởng nhà nước "của dân, do dân, vì dân", chứ không đơn thuần là khẩu hiệu. Để duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội, chính quyền thấy cần lắng nghe và làm theo nhất định các lo lắng của người dân. Vì thế, họ dung thứ, thậm chí chấp nhận một số đòi hỏi của dân. Chính quyền thường ủng hộ công nhân đình công, những người nói rằng giới chủ lừa đảo, bóc lột họ. Giới chức thường xuyên thấy các tố cáo của dân làng là có thật, và tăng đền bù. Chính quyền cũng đã sửa đổi luật lao động và đất đai để đáp ứng một số quan ngại của công nhân và nông dân. Chính quyền đã cho phép có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Họ cũng để cho yên một số cá nhân công khai đòi dân chủ hóa.


Đàn áp và điểm giới hạn


image009

Bản quyền hình ảnh Other/FB Nguyễn Quang A Image caption Vụ đột kích và bố ráp tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội mới đây khiến nhiều người chết, đặt ra nhiều câu hỏi về xử lý quan hệ và tranh chấp dân sự - chính quyền ở Việt Nam


Điểm giới hạn khi chính quyền trở nên đàn áp thì có khác nhau tùy vấn đề và hoạt động chính trị. Trong lĩnh vực lao động, giới hạn là khi công nhân định lập công đoàn riêng. Về xung đột đất đai, chính quyền dùng công an trục xuất dân chúng sau khi tranh chấp kéo dài nhiều năm, và dùng công an giải tán các biểu tình lớn. Với các biểu tình chống Trung Quốc, chính quyền dùng đe dọa và vũ lực khi biểu tình kéo dài suốt nhiều cuối tuần, đe dọa lan ra toàn quốc, hay diễn ra khi mà đã có lệnh cấm.


Với những người cổ vũ dân chủ hóa, giới chức thường áp dụng đe dọa, hoặc án tù ngắn hạn. Nhiều người đối kháng đã bị đi tù, nhưng không phải tất cả những ai cổ vũ dân chủ hóa đều bị tống giam. Giới chức thường để yên cho những người chỉ trích là người già, đã từng phục vụ quân đội, làm cho chính phủ, có quan hệ cá nhân với quan chức, hoặc cổ vũ cách tiếp cận dân chủ hóa không đối đầu.


Nếu quá khứ có thể đưa ra chỉ dẫn, thì có lẽ chính quyền cộng sản sẽ bớt dựa vào đàn áp người chỉ trích, nông dân biểu tình, mà sẽ trở lại với việc dung thứ, và hồi đáp các khiếu nại, đòi hỏi của ngươi dân


Từ cuối thập niên 1990, sự khoan dung cho đòi hỏi dân chủ hóa và nhân quyền có lúc lên lúc xuống. Sự làm ngơ tương đối cao trong giai đoạn 2000-2006, rồi giảm đi và giới chức trở nên đàn áp hơn cho tới khoảng 2011. Sau đó, trong 5 năm, việc bỏ tù người chỉ trích đã giảm đi. Nhưng trong vài năm vừa qua, chính thể quay lại việc bỏ tù nhiều người đối kháng.


Gần đây, chính thể cộng sản đã tỏ ra đàn áp bất thường với những nông dân phản đối việc lấy đất. Vào ngày 9/1 năm nay, sự đàn áp bạo lực xảy ra khi lãnh đạo trung ương đưa công an vũ trang và lực lượng khác, có vẻ đông hơn ngàn quân, vào xã Đồng Tâm, cách Hà Nội 40 cây số. Dân làng từ 2016 đã phản đối yêu sách lấy đất. Không rõ vì sao chính quyền quyết định từ bỏ việc thương lượng đang diễn ra.


Nếu quá khứ có thể đưa ra chỉ dẫn, thì có lẽ chính quyền cộng sản sẽ bớt dựa vào đàn áp người chỉ trích, nông dân biểu tình, mà sẽ trở lại với việc dung thứ, và hồi đáp các khiếu nại, đòi hỏi của người dân.


Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả. Giáo sư Benedict J. Tria Kerkvliet từng dạy nhiều năm ở Đại học Quốc gia Úc, là tác giả sách The Power of Everyday Politics: How Vietnamese Villagers Transformed National Policy (2005). Năm 2019, ông ra mắt cuốn Speaking Out in Vietnam: Public Political Criticism in a Communist Party-Ruled Nation (2019), do Đại học Cornell ấn hành.

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21729)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17770)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16995)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15432)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15868)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16907)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51353)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23052)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17719)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18598)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19121)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18319)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17142)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17714)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21665)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21705)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16466)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20391)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".